Saturday

Tại Sao Đàm Vĩnh Hưng Bị Chống Đối?
Rất nhiều ca sĩ từ Việt Nam qua Mỹ và các nước khác để hát “show” trong nhiều năm nay, nhưng trong số những ca sĩ đó chỉ có Đàm Vĩnh Hưng (ĐVH) là nhân vật bị coi như cái gai mà cộng đồng người Việt cần phải nhổ. Thử đưa ra những dẫn chứng tại sao cùng nhận xét.

Những chống đối âm ỉ mỗi lần có sự xuất hiện của ĐVH, từ Hoa Kỳ đến Úc Châu và các nơi. Dư luận xôn xao hơn khi có bài viết phỏng vấn ĐVH đăng trên báo Công An Nhân Dân ra ngày 25/10/2007 có tựa “Phía sau những chuyến bay show hải ngoại: Cạm bẫy và đố kỵ.” Trong bài viết này ĐVH đã chê trách một vài ca sĩ hải ngọai ganh tỵ với anh ta, nói xấu những ca sĩ khác.
Những ngày đầu tiên tôi sang hát, một nam ca sỹ hải ngoại ghét tôi ra mặt… Đơn giản vì tôi và anh ấy cùng phong cách nhạc sôi động và anh ấy cũng hát bài “Trái tim tình si”, nên khi hát cùng show bài của anh ấy bị cắt và tôi được hát. Rất nhiều ca sỹ hải ngoại không ưa tôi vì lý do đó,…Ngay trong làng nghệ sỹ hải ngoại, chuyện bỏ show, chuyện bầu tranh giành ngôi sao, thậm chí chuyện ca sỹ đánh ghen… cũng không có gì là lạ, các báo của người Việt hải ngoại thường xuyên có những tin như vậy.”
ĐVH không quên nói theo tinh thần của một cán bộ cộng sản không hơn không kém:Vừa qua đó đã quay lưng với đồng nghiệp và một cách gián tiếp, quay lưng lại với đất nước mình… Đã có một buổi họp báo tại Little Saigon ngày 20/11/2007 để lên tiếng về hành động hống hách, hồ đồ của ca sĩ ĐVH, gồm các ca sĩ Như Quỳnh, Nguyễn Hồng Nhung, Trần Thu Hà, Bằng Kiều…Các ca sĩ đại diện này yêu cầu ĐVH tỏ thái độ phục thiện bằng lời xin lỗi chậm lắm là ngày 30/11/2007. Không thấy có bản tin nào về việc đáp lại của ĐVH.
Vào mùa hè năm nay, vấn đề ĐVH bùng nổ lớn hơn, không liên quan nhiều tới cung cách một người ca sĩ, mà đằng sau ĐVH là cả một sự sắp xếp có đường lối liên quan tới chủ trương và kế họach của Đảng và Nhà Nước Công Sản Việt Nam.
Có phải như vậy nên mới có hiện tượng người phụ nữ tặng hoa (Lý Tống giả dạng) xịt hơi cay vào mặt ĐVH khi anh ta vừa dứt bài ca diễn, bước khom người tới nhận hoa, tại hội trường Santa Clara, miền Bắc California, hôm Chủ Nhật, 18/7, vừa qua. Bên ngòai thì hằng trăm đồng hương biểu tình, có cả sự hiện diện của dân biểu liên bang Cao Quang Ánh.
Lý Tống bị bắt. Nhiều bản tin dồn dập, báo Mỹ lẫn Việt. Khi bài viết này sắp lên mạng thì tin từ báo Mercury News rằng Lý Tống sẽ được “bail” ra tối nay để kịp thời gian chuẩn bị về Nam California dự cuộc biểu tình tại Anaheim Arena ngày Thứ Bảy 24/7/2010.
Thật vậy, việc nhục mạ ca sĩ hải ngọai là chuyện nhỏ, vì bên cạnh đó có những sự việc nghiêm trọng hơn liên hệ tới những sinh họat đấu tranh chính trị trong cộng đồng. Có nhiều lý do để người ta xuống đường tỏ thái độ, nhưng không gì hơn là vạch mặt ĐVH, một công cụ của Nghị Quyết 36 của Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản dành cho người Việt ở nước ngòai.
Trong bài viết giới hạn này, xin vắn tắt trình bày một số chi tiết cần thiết để chứng minh ĐVH là ai và đang làm gì.
 
Anh Huỳnh Minh Hưng (ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng – áo trắng) trở thành thành viên của Ủy ban Hội Liên hiệp thanh niên TP.HCM – Ảnh: Trung Uyên
, báo Tuổi Trẻ
Một số bản tin ghi nhận ĐVH là Chủ Tịch Hội Nghệ Sĩ Nhân Dân.Theo báo Tuổi Trẻ 15/10/2009, ĐVH là đại biểu trong số 69 đại biểu được chọn trong một đại hội lần 6 gọi là Đại Biểu Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam diễn ra tại Saigon ngày 15/10/2009, và sau đó họ chọn ra 22 đại biểu để dự tại Hà Nội với cùng một mục tiêu cho niên khóa 2010-2015.
ĐVH:Tôi cũng lo lắng khó chu toàn trách nhiệm với chức vụ này vì lịch làm việc ca sĩ dày đặc của mình. Nhưng khi được anh Bùi Tá Hoàng Vũ – chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên TP.HCM – và nhiều người khác động viên, tôi thấy vững lòng hơn. Tôi rất quan tâm đến những vấn đề của thanh niên và sẽ cố gắng hết sức có trách nhiệm với chức vụ này.

 
Không thấy hình ảnh hay bản tin gì đặc sắc trong lần đại hội tại Hà Nội. Tuy nhiên, trên youtube xuất hiện vào ngày 16/11/2009 một video tựa đề “Khi Tổ Quốc Cần, Ca Khúc Chính Thức của Đại Hội Đại Biểu Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam, 2010-1015”. ĐVH là nhân vật chánh trong phim với hình ảnh từng đòan người diễn hành ngòai đường gồm học sinh, sinh viên, công nhân, công an, cán bộ, v.v..ĐVH mặc áo xanh có biểu hiệu cờ đỏ sao vàng.
 
Video này do Phạm Đăng Khương thực hiện, đạo diễn, và ông cũng chính là tác giả bài hát, đồng thời là Phó Giám Đốc Nhà Văn Hóa Thanh Niên TP HCM.
Trên báo ThanhNien online 15/4/2010, có đăng tin về vai trò của ĐVH.Trước ngày đại hội chính thức vào tháng 10/2009 thì 6/2009 có một buổi họp. ĐVH có mặt với vai trò ủy viên Ban Thư Ký của Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam.
Sau khi được chính thức “trình làng” tại Đại hội Hội LHTN TP Hồ Chí Minh vào tháng 10.2009, Khi Tổ quốc cần “đến tay” Đàm Vĩnh Hưng là do anh mời hay ca sĩ tự nguyện hát?
– Trong đại hội ấy, Đàm Vĩnh Hưng cũng có mặt với tư cách là Ủy viên Ban Thư ký Hội LHTN VN TP.HCM. Ban đầu, tôi ngỏ ý mời Đàm Vĩnh Hưng thu âm, xuất phát từ ý thích đơn giản thôi, Hưng có đắn đo… Nhưng sau khi nghe hết, anh đã tình nguyện hát. Khi thu âm, tôi xin quay hình Hưng luôn, rồi về dàn dựng, lồng thêm hình ảnh các hoạt động của thanh niên vào thành clip tương đối hoàn chỉnh, chỉ định sử dụng nó trong những buổi sinh hoạt của Đoàn, Hội. Bất ngờ hơn, trong cuộc họp của Hội LHTN VN vào đầu năm 2010, khi chiếu lên cho hội nghị xem, mọi người rất xúc động (trước hình ảnh một Đàm Vĩnh Hưng trong chiếc áo xanh tình nguyện của thanh niên, thể hiện tinh thần rất thanh niên) và anh Võ Văn Thưởng – Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN VN, đã quyết định chọn ca khúc này làm bài hát chính thức cho Đại hội Hội LHTN VN lần VI
Theo báo Vietbao.vn, ngày 13/6/2002, ĐVH đã tổ chức ca nhạc gây quỹ cho “các bà mẹ Việt Nam anh hùng” tại Huế để tỏ lòng tạ tội, sau khi lỡ nhắc về quá khứ lần vượt biên hụt bị bắt nhốt 6 ngày nên rất quý tự do, trước mặt khán giả, và liền sau đó bị công an “làm việc”.
Đàm Vĩnh Hưng tự nhận: “Không hiểu sao lúc đó tôi lại bốc đồng nói năng và hành xử như vậy. Đó đúng là những phút giây không kiểm soát, không biết dừng lại đúng lúc. Một bài học đắt giá cho tôi. Tôi buồn và hối hận lắm. Chỉ sau vài ngày mất ăn mất ngủ, tôi đã sụt 4 kg. Mong khán giả hiểu và thông cảm cho tôi. Điều tôi mong mỏi hiện nay là được xin hai chữ đại xá”.
Sắp tới, anh đứng ra tổ chức một chương trình gây quỹ bảo trợ các bà mẹ Việt Nam anh hùng ở Huế vào 25/6 tại Nhà Văn hoá TP Huế. Anh coi đây như một lời xin lỗi tới người dân Huế.
ĐVH cũng đã từng nằm trong chương trình “giao lưu văn hoá” “Duyên Dáng Việt Nam”. Với mục đích “văn hoá vận”, chương trình này ra đời vừa sau khi Hoa Kỳ bỏ cấm vận đối với Việt Nam.
Báo VNexpress, ngày 15/9/2009, đăng tin về ĐVH trong đêm nhạc tựa đề “Nghĩa Tình Trường Sơn” tổ chức tại nhà hát Hòa Bình.
Đàm Vĩnh Hưng hát vì ‘Nghĩa tình Trường Sơn’. Các ca sĩ sẽ trình bày 14 ca khúc chọn lọc về Trường Sơn. Các tiết mục thể hiện trên sân khấu được thiết kế tái hiện lại hình ảnh con đường lịch sử trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước….”Nghĩa tình Trường Sơn” là đêm nhạc do báo Sài Gòn Giải Phóng và các đơn vị phối hợp tổ chức, nhân dịp phát động chương trình cùng tên, kéo dài đến năm 2011.

 
Cũng tin từ các báo cộng sản trong nước, ngày 6/9/2009, có buổi lễ gọi là “Chung Tay Thắp Sáng Nhà Giàn DK1” tại Vũng Tàu. ĐVH đóng góp bằng “Bài Ca Nhớ Bác.”
Những chi tiết trên về ĐVH thể hiện rõ vai trò của một cá nhân trong cương vị khác hơn là một ca sĩ đơn thuần. Dĩ nhiên, từng hành động, từng việc làm của anh ta không thể qua khỏi sự kiểm sóat của thành phần thuộc hệ thống Đảng. Tất cả những DVD của ĐVH đều bị kiểm duyệt kể cả DVD “Khỏang Cách” là tên được đặt sau khi “Lạnh Cảm” bị “các cơ quan chức năng” bác bỏ. Một vài tin cho rằng ngay đêm 18/7/2010 tại hậu trường Santa Clara có sự hiện diện của nhân viên Tòa Tổng Lãnh Sự Việt Cộng tại San Francisco Phan Thị Thu Hằng, và điều này cũng không gì làm ngạc nhiên.
Nghị Quyết 36 có ghi: 
Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam, đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách rộng mở và biện pháp cụ thể nhằm tạo điều kiện ngày càng thuận lợi hơn cho đồng bào về thăm đất nước, người thân, đầu tư, kinh doanh, hợp tác khoa học – công nghệ, hoạt động văn hóa và nghệ thuật. … . Việc phát hiện, bồi dưỡng những nhân tố tích cực.
Việc làm của ĐVH trong những năm qua có phải đi đôi với lời trong nghị quyết? Dũng Đen là một trong những người bầu show chuyên làm những nhạc hội mướn ca sĩ từ Việt Nam qua có phải được Đảng “bồi dưỡng”?
Có lẽ vì thiếu thông tin nên một số người còn hoang mang không hiểu sao ca sĩ ĐVH bị chống đối. Vụ xử ông Lý Tống sẽ tiếp diễn và nẩy nở tinh thần đấu tranh khí thế hơn, bằng chứng là đã có hơn trăm người (theo Mercury News) đứng bên ngòai trong mỗi lần có phiên tòa những ngày qua.
“He fights for freedom in my country,” said 64-year-old Y Van Le, one of the supporters. “Half my family died by the communists.”- Ông ấy chiến đấu cho tự do trong đất nước tôi, phân nửa người trong gia đình tôi bị cộng sản giết chết. Đó là lời của Y Van Le, 64 tuổi, một trong những người ủng hộ Lý Tống.
Dù bản án ghi ra 5 tội trạng, nhưng chắc chắn luật sư Nguyễn Tâm sẽ dùng khả năng nghề nghiệp của mình để chứng minh hành động của Lý Tống là chính trị mà thôi. Nó thể hiện trong hòan cảnh tương tự như cựu quân nhân Hoa Kỳ, ông Michael Smith, vào 4/2005, đã phun nước thuốc lá ông ngậm trong miệng vào mặt cô đào phản chiến Jane Fonda, người đã bay về Hà Nội 1972 thăm bộ đội cộng sản, khi cô có buổi ra mắt sách tại Kansas City. Ông trả lời với báo chí rằng việc làm của ông là làm thay cho những đồng đội đã chết trong chiến tranh cũng như còn sống đã bị Jane phản bội khi đi về phe kẻ thù. Smith bị tội rất nhẹ là “disorderly conduct” và bị phạt giam một thời gian ngắn.
Người ta chưa quên trước đây, 2002, chiến sĩ gan dạ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh đã tự thiêu nhưng không thành công để phản đối Nguyễn Tấn Dũng khi Dũng qua Mỹ. Sau một thời gian bị giam, cô Hạnh được tha, nhưng cô muốn ở tù tiếp để có dịp lập hồ sơ đưa vào tòa những tội ác của Hồ Chí Minh và Đảng đã làm trong những thập niên qua.
Một hành động nhỏ nhưng có ảnh hưởng rất lớn. Có phải đây cũng cùng ý với chánh án Gilbert Brown khi ông phát biểu (Mercury News 23/7/2010):
“I have no doubt that Mr. Tong will show up for his next court appearance,” the judge said. “I think he’s actually looking forward to it as a political forum.” – Tôi chắc chắn rằng ông Tống sẽ ra trình tòa vào phiên tới. Tôi nghĩ ông ta thực sự đang hướng về nơi đó như một diễn đàn chính trị.
Bút Sử
23/7/2010

No comments:

Post a Comment