Nói về tài chiêu dụ (charm) của Hồ Chí Minh (HCM) thì nhiều cây viết ngoại quốc cũng thường đề cập tới. Hồ như con tắc kè, thường thay đổi màu theo hoàn cảnh và môi trường. Thế lực nào mà HCM nghĩ là có lợi cho phe cánh của ông ta thì ông cứ theo ve vuốt thế lực đó, bất chấp lập trường của họ ra sao. Trong giai đoạn 4 tháng “vận động” bên Pháp, mọi người đã thấy ra bản chất của HCM. Phe nắm quốc hội chán chường Hồ, không còn muốn “thương lượng” gì nữa sau khi đã tuyên bố chiến tranh. HCM không về mà còn muốn ở nán lại. Tại sao?
Đã đoán trước là sẽ thất bại nặng nề khi tham dự Hội Nghị Fontainebleau tại Pháp, nhưng hai phái đoàn, một lãnh đạo bởi Phạm Văn Đồng và một nhóm của Hồ Chí Minh vẫn quyết định tham gia với chủ trương còn chút nước vẫn phải tát. Trên thực tế thì nước đã cạn khô thì làm sao mà tát? Chính phủ Bidault là thành phần bảo thủ chống cộng sản tới cùng thì làm sao có thể giúp HCM được, ngay cả họ đã cho tướng Salan đánh tiếng với Hồ rằng nếu ông ta còn tiếp tục phục vụ cho quốc tế cộng sản thì Pháp sẽ làm ra chiến tranh, tái chiếm Đông Dương.
He seemingly did not want to leave France empty handed. Bidault’s French government certainly wanted him to go, even to the extent of refusing to pay his hotel bill. (Ho Chi Minh, Peter Neville, 2019, page 109) – Ông ta (HCM) tỏ vẻ không muốn rời nước Pháp với bàn tay không. Chính phủ Bidault rất muốn ông ta đi, ngay cả tới mức họ từ chối trả tiền mướn khách sạn cho ông ta ở nữa.
HCM ở Pháp để vận động cho Hiệp Ước Sơ Bộ, 4 tháng từ tháng 6-9, 1946. Những tháng ngày này, chính phủ Bidault phải trả tiền hotel cho phái đoàn Hồ ở. Trong giai đoạn này, đã có những lúc chính phủ Bidault không còn muốn nói chuyện gì nữa với Hồ. Có dịp HCM ở nhà người bạn thiên tả Raymond Aubrac. Hồ có lần thay mặt ông Raymond (bị tù) đến nhà thương thăm vợ của bạn khi sanh đẻ. Cô bé Elisabeth Raymond trở thành đứa con tinh thần của HCM từ đó.
Ho now had nowhere to stay. He moved into the house of old friends the Aubracs, socialists and resistance heroes, in a Paris suburb. There, on 11 September, Ho gave yet another press conference… And his strategy was to try and win over French communists and socialists, and any other centrists who could be persuaded..(Ho Chi Minh, Peter Neville, 2019, page 110).
Lúc này Hồ không còn chỗ nào để ở. Ông ta di chuyển về nhà của những người bạn cũ, gia đình ông bà Aubracs, cư ngụ tại ngoại ô Paris. Họ thuộc thành phần đảng xã hội và anh hùng kháng chiến. Tại đó, vào ngày 11/9, Hồ tổ chức một buổi hội họp nữa. Chiến lược của ông ta là cố gắng để thu phục lòng những người cộng sản Pháp và những người thuộc đảng xã hội Pháp, cùng những thành phần trung lập là những người có thể được thuyết phục.
Tại sao HCM phải thuyết phục những thành phần này, trong khi Hồ cùng một ý thức hệ với họ?
Khi thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam, sau bị đổi thành Đảng Cộng Sản Đông Dương, có giai đoạn Đảng bị đổi tên thành Nhóm Nghiên Cứu Chủ Nghĩa Mác tại Đông Dương (Indochinese Marxist Study Group). Đảng viên cộng sản Pháp dựa vào hiện tượng này để làm ngơ, cho rằng HCM không dám công khai thành lập đảng cộng sản thì họ không có lý do gì để giúp HCM. Lý do nữa là những thành phần đệ tứ cộng sản bên Pháp đang hâm hực Hồ. Có lần nhà văn Daniel Guérin hỏi HCM tại sao Tạ Thu Thâu bị cộng sản Bắc Việt giết vào 9/1945, Hồ trả lời rằng “…những người không theo con đường tôi vạch ra sẽ bị đánh gục.” (Hồ Chí Minh Tội Phạm Nhơn Quyền Việt Nam, Nguyễn Ngọc Huy, 1992, trang 102)
HCM thường liên lạc và gặp ông Bộ Trưởng Thuộc Địa sắp mất chức, Moutet, để cùng bàn luận kế hoạch hòa hoãn, thương lượng. Trước khi thật sự ra bến tàu về Việt Nam thì HCM tạo ra “tạm ước” ký với Moutet. Quá nửa đêm Hồ gõ cửa nhà Moutet để ép ông ta ký văn bản đó, gọi là “Tạm Ước Fontainebleau 14/9/1946”. Chỉ giữa 2 cá nhân, không phải của chính phủ Bidault, nghĩa là tạm ước vô giá trị, chỉ có tính cách câu giờ, trong tư thế chuẩn bị chiến tranh với Pháp.
Tóm lại, dù bị “đuổi” về nước, nhưng HCM cố tình nán lại, nhất là phải làm một cái gì đó mang về, vì chẳng lẽ về tay không, nói làm sao với các đồng chí của ông ta. Khoảng 30 ngày trên tàu Dumont d’Urville về Việt Nam thì trong nước người ta cũng đã có tin Hồ cấu kết với Pháp để mang Pháp về cai trị qua Tạm Ước 14/9/1946. Trên đường ra bến tàu, HCM gặp nhóm sinh viên kéo nhau ra biểu tình với khẩu hiệu “HCM bán nước!” Trước đó, 7/3/1946, dân Hà Nội rần rộ hơn xuống đường hô la “HCM bán nước!” qua Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/1946.
Bút Sử
6/2020
6/2020
Souces: Ho Chi Minh, Peter Neville, 2019; Hồ Chí Minh Tội Phạm Nhơn Quyền Việt Nam, Nguyễn Ngọc Huy, 1992.
No comments:
Post a Comment