Tuesday

Heo Nọc Squealer và Tô Lâm


 Những con heo nọc nổi tiếng trong chuyện ngụ ý Trại Thú Vật (Animal Farm) của nhà văn người Anh, George Orwell, ra đời vào tháng 8, 1945, vừa khi thế chiến thứ hai kết thúc. Những ẩn ý trong câu chuyện trại thú và từng vai trò của mỗi con vật thể hiện ngoài đời những nhân vật trong xã hội của Đảng Cộng Sản Đệ Tam do Stalin lãnh đạo. Nhiều chục năm sau, cuốn tiểu thuyết lịch sử này chứng minh thêm những tiên đoán của tác giả về bản chất người cộng sản cùng hậu quả. Mới đây, nhìn hiện tượng xảy ra tại nước Anh là ông Tô Lâm ăn uống tại một nhà hàng đắc tiền làm tôi tưởng ngay đến mấy con heo nọc Napoleon (Stalin) và Squealer (Molotov).

Old Major (Lenin)
This image has an empty alt attribute; its file name is image.jpeg
Snowball (Trotsky)

Con heo nọc chúa Old Major (Lenin) qua đời để lại tư tưởng phản loạn, chống chủ nhân. Lãnh tụ Napoleon (Stalin) và Snowball (Trotsky) lãnh đạo đám thú vật (dân) lật đổ ông chủ Jones và đổi tên trại thành Trại Thú Vật. Sau đó Napoleon ám hại Snowball và con heo nọc này chạy ra khỏi trại. Napoleon và đồng bọn theo thời gian đẻ ra nhiều heo con, chúng lớn lên trong sự sung sướng, ăn ngon mặc đẹp, trong khi bầy thú khác thì làm lao động vất vả mà không đủ ăn.

Con ngựa Boxer (công nhân, trung thành, vất vả,) lúc nào cũng ca ngợi Napoleon. Đến lúc bị thương, tàn hơi cũng bị đám ăn trên ngồi trước phản bội, bán cho lò mổ của con người.

Lãnh tụ Napoleon cùng đồng bọn. Ảnh của Napoleon được treo mọi nơi
Boxer đại diện công nhân và bầy tôi trung thành với lãnh tụ

Nhà văn George Orwell đã đoán ra kết quả của của một nhà nước chuyên lường gạt để trục lợi mang tên chủ nghĩa cộng sản, nó bùng dậy mọi nơi vừa sau thế chiến thứ 2 kết thúc. Nhiều chi tiết ngoạn mục trong câu chuyện Trại Thú Vật đã xảy ra một cách trung thực khi nhìn về 74 (1917-1991) năm cộng sản nắm quyền cai trị tại nước Nga. Nó càng chính xác hơn khi nhìn về xã hội Việt Nam do Đảng Cộng Sản cai trị hơn 46 năm qua.

Giai đoạn Hồ Chí Minh (HCM) nắm quyền sinh sát trong tay cũng là lúc Stalin hoành hành ở Nga khi nắm chức Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Liên Sô. Hồ thần tượng Stalin đến mức tay sai bồi bút phải ráng nặn ra những câu thơ để thúc đẩy cho việc giết nông dân một cách man rợ trong chiến thuật Cải Cách Ruộng Đất rập khuôn của Mao Zedong và Stalin: Stalin! Stalin! Yêu biết mấy, nghe con tập nói. Tiếng đầu lòng con gọi Stalin! Xta-lin ơi! Hỡi ôi Ông mất, đất trời có không? Thương cha, thương mẹ, thương chồng; Thương mình thương một, thương Ông thương mười.

Giết! Giết nữa! Bàn tay không ngơi nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong
Cho Đảng bền lâu
Cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Xít-ta-lin bất diệt!

Tố Hữu (Nguyên Ủy viên bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bí thư Ban chấp hành Trung ương đảng CSVN.)

Nhiều cây viết cũng đã ví HCM là một Stalin của Việt Nam, chứng minh qua nhiều tài liệu, nhất là sự đắm đuối tôn thờ Stalin khi Hồ qua Moscow vào 2/1950 cùng với Mao Zedong. Ngược lại thì Stalin nhìn Hồ bằng đôi mắt khinh bỉ vì cho rằng Hồ chỉ là tên cộng sản bất tài, không có đường lối gì cả, chỉ biết loay hoay làm theo chỉ thị. Khrushchev cũng kể lại hiện tượng khinh bỉ này trong hồi ký của ông ta, khi chứng kiến HCM khúm núm ve vãn Stalin xin chữ ký. Nếu tác giả Orwell ví Stalin là con heo nọc ma mãnh tàn bạo thì cũng phải gọi con heo nọc HCM ác độc lại vừa thâm hiểm, ngay cả ông có cưới vợ hẳn hoi, cộng thêm gần chục phụ nữ khác qua đời và có con mà ông vẫn muốn mọi người nhìn ông ta còn độc thân.

Tố Hữu cũng được ví như con ngựa mang kiến ngày đêm tận tụy phục vụ cho Trại Thú Vật dưới quyền lãnh đạo của con heo nọc Napoleon. Nó không được ví như một loại có trình độ mà ngu dốt chỉ biết vâng lời và cuồng tín. Một số con ngựa mang kiến mà cuồng tín khác của thời HCM như Bùi Tín, Nguyễn Minh Cần, Hoàng Minh Chính, Nguyễn Hữu Đang…rồi họ cũng bị phản bội.

Đàn gà là thành phần lao động thấp kém, ngày đêm đẻ trứng để đám heo tới cướp lấy bán cho người. Thành phần người này được ví như một vài nhà tư bản, họ cấu kết với con heo nọc Napoleon trục lợi trên xương máu của đám thú bất lực. Một lần những con gà chờ bầy heo tới cướp trứng, đàn gà tung bay lên không ỉa xuống đầu những con heo nhiều bãi, buộc chúng nó phải thối chạy. Đó nói lên sự khinh miệt của người dân đối với Đảng mà tác giả đã ngụ ý. Trên thực tế, người ta đã thấy một số lần dân oan tại Việt Nam không còn chịu nổi sự bất công đã phải rượt đánh đám công an khi chúng nó tới hành hạ dân.

Trong chuyện Trại Thú Vật có những con heo chức vụ cao và đám heo của thế hệ nối tiếp. Con heo quyền lực sau Napoleon như Squealer (Molotov) chỉ biết đi tuyên truyền, rao giảng triết “mọi thú vật đều được bình đẳng” (all animals are equal). Con heo này ngày nay tại Việt Nam được ví như Bộ Trưởng Công An Tô Lâm, ngoài miệng thì hay rao giảng công an lo cho dân, vì dân. Squealer nó rất gian xảo, đổi trắng thành đen, nó giả bộ khóc khi con ngựa Boxer chết mà chính thủ lãnh nó là Napoleon ra lệnh cho vào nhà mổ.

Con heo nọc Squealer giả khóc tương ứng với HCM khóc lau nước mắt khô

Những con chó săn này của Squealer cũng ví như đám công an dưới quyền của Tô Lâm
Những con heo quyền lực ở nhà, ngủ có nệm giường chăn gối. Hình bên tương ứng nhà cửa cao sang của Nông Đức Mạnh.
Đám thú nghèo hèn thiếu ăn kéo nhau la ó trước nhà Napoleon kêu gào được công bằng. Hình bên tương ứng dân oan nhiều chục năm đi biểu tình đòi lại nhà đất bị Đảng cướp. Họ sống vất vưởng không nơi nương tựa.

Bút Sử
November 2021

Source: Animation film, based on the novel Animal Farm by George Orwell; internet photos

No comments:

Post a Comment