Sunday

Tư Tưởng Tắc Kè của Hồ Chí Minh

 Ông Vũ Ngự Chiêu trong phim “Sự Thật về Hồ Chí Minh,” do Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ chủ trương, đã đưa ra nhận định rất đáng ghi nhận. Ông cho rằng Hồ Chí Minh (HCM) hành động với chủ ý của mình theo từng giai đoạn, từng hoàn cảnh và nhu cầu. Hồ dựa vào các thế lực ngay vào thời điểm mà ông ta cần, và lúc đó tư tưởng của Hồ là tư tưởng của các thế lực đó.


  • 1919 Nguyễn Tất Thành ca ngợi chủ trương của Tổng Thống Hoa Kỳ Wilson về chính sách thuộc đia, khi hắn mới nhuốm nhém là thành viên của Đảng Xã Hội Pháp.
  • 12/1920, khi dự đại hội của Đảng Xã Hội Pháp tại Tours, đánh cắp bút danh Nguyễn Ái Quốc của nhóm ông Phan Chu Trinh, bỏ phiếu tán thành tham gia “quốc tế 3” mà không hiểu ý nghĩa của “quốc tế 2” và “quốc tế 3” là gì. Lý do là thấy số đông theo thì Quốc cũng làm theo.
  • Qua Nga 1923, Quốc bừng thấy chủ nghĩa Marx Lenin như đã được ghim vào đầu óc, một thứ “ánh sáng soi đường“, là thứ “cẩm nang thần kỳ“. Nga là “tổ quốc cách mạng”, là “tổ quốc Liên Sô.”
  • Trong giai đoạn phải hợp tác với Tưởng Giới Thạch bên Trung Quốc thì lại tôn vinh Tôn Dật Tiên với thuyết Tam Dân.
  • Khi được OSS, cơ quan tình báo của Hoa Kỳ, mướn làm liên lạc viên với bí danh Lucius để đối đầu với Nhật thì HCM đề cao những người Mỹ, làm thân với ông chỉ huy trưởng Archimedes Patti. Để chuẩn bị cho ngày 2/9/1945, phe Hồ rất muốn những người Mỹ của OSS lên khán đài “công nhận” chính phủ của ông ta, nên làm ra các màn “tiếp đón” nhóm người Mỹ này, mà họ gọi là “vĩ nhân,” còn tự đặt cho nhóm OSS là “đồng minh” nên đã bị ông Patti phản bác. Ngày ra mắt này, HCM đọc “tuyên ngôn” lại dùng nguyên văn những câu trong “Tuyên Ngôn Độc Lập” của Hoa Kỳ.
26/8/1945, tại Hà Nội, HCM gởi một phái đoàn dẫn đầu là Võ Nguyên Giáp để tiếp đón sứ quán OSS tới Hà Nội. Trong khi ban nhạc trỗ bài Quốc Ca Hoa Kỳ thì Giáp và phái đoàn cùng với đội OSS chào cờ Mỹ.

Những tài liệu khác cũng cho thấy là ngày 25/8/1945 trên báo Đảng có đăng tin ngày hôm sau, tức 26/8/1945, có buổi tập hợp đón tiếp phái đoàn OSS, và bài viết kêu gọi đồng bào ra nghênh đón những “vĩ nhân.” Nhưng đám đông chờ mãi mà không thấy người Mỹ nào tới, nên ban tổ chức cùng ban nhạc cầm cờ đỏ, cờ Mỹ kéo nhau tới văn phòng của ông Patti. Bất ngờ Patti phải thay lễ phục ra sân chào cờ, như hình trên. Trên khán đài ngày 2/9/1945, HCM lập bập câu nói vô nghĩa “tôi nói đồng bào có nghe rõ không?” Hoa Kỳ không công nhận chính phủ của Hồ mà chỉ có vài người Mỹ thuộc OSS đứng dưới đám đông, còn trên bầu trời thì máy bay Mỹ lòng vòng quan sát.

  • Giai đoạn khi Hồ qua Pháp từ 6-9/1946, ông ta làm vai trò hai mang (double dealer.) HCM họp hành liên tục với các nhóm thiên tả thuộc Đảng Xã Hội và Cộng Sản Pháp, đồng thời “vận động” với phe của Thủ Tướng Bidault vừa đắc cử vào quốc hội, thuộc khối Phong Trào Quần Chúng Cộng Hòa (Republic Popular Movement). Khi phát biểu trong hội trường trước “kiều bào”, Hồ ca ngợi “ nước Pháp mới không phải là đế quốc chủ nghĩa,..” mà trước đó vài tháng thì Hồ cho họ là thù địch, là “thực dân.”

Đó là đại loại “sáng kiến” của HCM mà ông Vũ Ngự Chiêu gọi là “Tư Tưởng Tắc Kè.” Một thứ ý tưởng đủ màu sắc, biến thái tùy lúc, tùy thời, không có gì thể hiện đi ra từ trí tuệ thông thái của riêng mình.

Tác giả William Duiker cũng lập luận rằng HCM không có tư tưởng gì cả.

In contrast to other prominent revolutionary figures, Ho Chi Minh expressed little interest in ideology or intellectual debate and focussed his thoughts and activities on practical issues …For that reason, Ho has often been dismissed by scholars.(Ho Chi Minh, William Duiker, 2000, page 5) – Trái ngược với các nhân vật cách mạng lỗi lạc khác, Hồ Chí Minh tỏ ra ít chú ý đến các tranh luận về ý thức hệ hay trí tuệ mà tập trung suy nghĩ và hoạt động của mình vào các vấn đề thực tiễn… Vì lý do đó, Hồ thường bị các học giả không quan tâm.

Sau ngày Liên Sô sụp đổ, Đảng Cộng Sản Việt Nam hết còn chỗ dựa về mặt giáo điều, nên mới bày ra cái gọi là “tư tưởng HCM.” Có gì đâu ngoài những bài viết kể chuyện, kêu gọi tinh thần dân chúng, ca ngợi Marx, Lenin, Stalin, Mao…

Thần tượng của HCM mà nhiều năm ông ta đắm đuối sùng bái lại không có một câu nào khen tặng đệ tử, trái lại người này còn phang cho Hồ những từ hạ bệ nặng nề.

Khrushchev also wrote that Stalin showed little sympathy for Ho, whom he called “a communist troglodyte.” (Ho Chi Minh, A BiographyPierre Brocheux, 2008, page 145) – Khrushchev đồng thời viết rằng Stalin tỏ ra không chút nào thiện cảm với Hồ, người mà ông gọi là “người cộng sản ngu dốt.

Bút Sử

Sources: Why Vietnam, 1980, Archimedes Patti; Ho Chi Minh A Biography, Pierre Brocheux, 2007; Ho Chi Minh A Life, William Duiker, 2000; Sự Thật về Hồ Chí Minh Video, 2009.

No comments:

Post a Comment