Tuesday

Ai Phạch Ngực Đợi Mỹ Vào

hcm phach nguc 1964Gần 54 năm trước, tức vào 5/8/1964, Hồ Chí Minh (HCM) hồ hởi vui mừng vì Mỹ đã trúng kế vừa sau vụ miền Bắc tấn công tàu Maddox. Hồ vui mừng vì đã thấy hiện tượng Mỹ nhúng tay vào cuộc chiến tranh, để từ đó mới có cớ tuyên truyền cho dân miền Bắc rằng Mỹ xâm lăng.
Phần trình bày lần này xin dựa vào tài liệu của Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ (U.S. Naval Institute) và bài viết của Lưu Quang Phổ, đăng trên báo Thanh Niên,  ngày 30/7/2004.

Theo tài liệu của Học Viện, hai chiếc tàu khu trục Maddox và Turner Joy đã bị Bắc Việt tấn công khi đậu ngoài hải phận quốc tế.
On 2 August 1964, North Vietnamese patrol torpedo boats attacked the USS Maddox (DD-731) while the destroyer was in international waters in the Gulf of Tonkin. There is no doubting that fact. But what happened in the Gulf during the late hours of 4 August—and the consequential actions taken by U.S. officials in Washington—has been seemingly cloaked in confusion and mystery ever since that night.
Vào ngày 2/8/1964, những chiến tàu ngư  lôi của Bắc Việt đã tấn công tàu khu trục USS Maddox (DD 731) trong khi chiếc tàu này đang nằm trên vùng nước thuộc hải phận quốc tế Vịnh Bắc Bộ. Không có gì để phủ nhận sự kiện đó. Nhưng cái gì đã xảy ra tại Vịnh trong thời gian cuối ngày 4/8 – và những hành động liên tiếp sau đó bởi những chính quyền viên chức tại Washington – đã được xem  như lột ra trong sự mập kể từ đêm đó.
Vì những sự chối quanh chối co của cộng sản miền Bắc, và những tường trình các bên đối ứng, về thời tiết …mà Washington không nắm rõ hết nên đã có những sự qua lại không thật chính xác. Nhưng tài liệu của U.S. Naval Institute đã khẳng định sự tấn công đó của phe cộng sản miền Bắc như vừa ghi trên. Website này đã sưu tập rất nhiều tài liệu để đưa đến kết luận sự thật về vụ hải chiến tại Vịnh Bắc Bộ (The Truth about Tokin Incidents).  Phe HCM thì cho rằng Maddox đậu vi phạm luật hải phận quốc tế cố tình xâm phạm vùng biển Việt Nam. Đó là cái cớ để tấn công.
Như  trên, báo Thanh Niên đã vui mừng đăng bài “Trận Thư Hùng trên Bờ Biển Thanh Hóa”  để kỷ niệm 40 năm hiện tượng xảy ra (8/1964-8/2004). Họ đăng tin Mỹ vi phạm vùng biển nên họ tấn công. Thực tế thì khi Maddox bị tấn công thì các viên chức Mỹ đã phải phối hợp hai bên, Việt Nam-Washington, để bàn luận nên có thái độ thế nào, có nên chống trả lại không, v.v..Cuối cùng thì Hoa Kỳ quyết định trả đũa, không thể đứng yên để bị tấn công hoài.
Dù bị thiệt hại, dù bị tổn thất về tàu và nhân mạng, nhưng đối với phe cộng sản đó là một sự thành công vì mục tiêu đã đạt được. Đó là sự  nhúng tay của Hoa Kỳ vào miền Nam bằng quân sự. Miền Bắc đã thiết lập cái gọi là “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam” từ nhiều năm trước và thật sự ra mắt vào 1960, chỉ chờ Hoa Kỳ có mặt tại miền Nam để tuyên truyền “chống Mỹ xâm lăng.”
HCM cũng đã từng tuyên bố với ông Archimedes Patti, vị chỉ huy trưởng cơ quan tình báo OSS, rằng dù có biến hết trẻ em, phụ nữ, đàn ông thành tro bụi vẫn phải làm ra cuộc chiến với Pháp để chiến thắng (theo lệnh đệ tam quốc tế). Lúc này vào 8/1945 sau cuộc họp Potsdam HCM được tin Pháp (cộng hòa) sẽ theo chân Anh trở về tái chiếm.
HCM tuyên bố trước mặt Đại Sứ Pháp Jean Sainteny và Bộ Trưởng Thuộc Địa Marius Moutet rằng chiến tranh phải xảy ra dù Pháp có giết 10 người Việt Minh và chỉ mất một mạng người Pháp thôi. Vào tháng 9/1946, Pháp (Cộng Hòa sau khi thắng cử quốc hội lấy lại quyền từ tay Đảng Cộng Sản) đã cảnh báo với HCM rằng nếu còn theo lệnh bành trướng chủ nghĩa cộng sản tại Đông Dương thì Pháp không nương tay. Ngay cả tướng Pháp, ông Jean Fonde, gọi nói chuyện với Võ Nguyên Giáp rằng hãy suy nghĩ kỹ trước khi quyết định có chiến tranh. Giáp cũng như HCM vẫn trả lời rằng có giết cả triệu người Việt vẫn phải làm ra chiến tranh vì tất cả phục vụ cho chính trị.
Trở lại thái độ của HCM vào 8/1964. Ngay sau khi biết Washington đã có hành động trả đũa vụ tàu Maddox, Hồ mừng quá vì cuộc chiến mà Hồ đang chờ đang thực sự xảy ra. Ông ta cố tình phạch ngực áo để chụp hình với các lính hải quân để chứng tỏ thái độ sẵn sàng.
Tác giả Lưu Quang Phổ viết:
Nằm ở vị trí trang trọng nhất của Bảo tàng Hải quân (Hải Phòng), bức ảnh Bác Hồ đứng giữa hai người lính làm người ta chú ý khi chiếc áo đại cán của Người mở phanh, không cài cúc. Nhân viên  bảo tàng giới thiệu: “Khi bức ảnh này được chụp xong, nhiều người đã hỏi ý kiến Bác tại sao lại cố tình cởi khuy áo trước ống kính, Bác bảo để thể hiện tinh thần dám đánh Mỹ của người Việt Nam.”
Nếu một lãnh đạo thương dân yêu nước thì không thể mong muốn có chiến tranh, không vui mừng khi sắp có chiến tranh vì chiến tranh là thống khổ, chết chóc tang thương, nhà tan cửa nát…Tuy nhiên, phải có chiến tranh với kẻ ác để mang lại hòa bình tự do cho người dân xứ đó. Trong lúc này các bên  vẫn có thể ngăn ngừa được chiến tranh thì Hồ không chịu vào bàn hội nghị, Không chịu để yên cho miền Nam sống theo chế độ tự do.
“Dám đánh Mỹ” vì đằng sau Hồ còn cả khối Liên Sô và Mao, họ sẵn sàng viện trợ vũ khí, nhân sự, tiền bạc để biến Việt Nam thành tiền đồn cho sự thách thức giữa hai khối tự do và độc tài toàn trị. Người Việt  được coi như  con vật thiêu thân cho HCM bước lên ngai vị lãnh tụ Đảng Cộng Sản Đông Dương, cũng như trở thành một Stalin của Việt Nam.
11/2003, sau gần 30 năm rời bỏ Việt Nam, một chiếc tàu chiến USS Vandergrift ghé bến Saigon. Mới đây, ngày 5/3/2018, chiếc hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson neo đậu trên Vịnh Đà Nẵng, nơi mà vào 1965 những chiếc tàu chiến của Hoa Kỳ vào cập bến để khởi động làm đồng minh với quân lực Việt Nam Cộng Hòa đẩy lùi làn sóng cộng sản xâm lăng từ phía Bắc.
Ngày đó 8/1964, khi biết sẽ có tàu chiến của Mỹ vào Đà Nẵng thì HCM vui cười mở khuy áo trước ống kính nhà báo. Ngày nay thì dưới phương châm “Bác Hồ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta,” các chóp bu Đảng Cộng Sản Việt Nam có tỏ lộ thế nào, mặc áo ra sao để đón chiếc hàng không mẫu hạm Mỹ vào Đà Nẵng?
Lời của nhà binh luận, giáo sư Carl Thayer, University of New South Wales, Canberra:
 Vietnam has taken a deep breath and decided that it’s worth the risk to bring an American carrier there because of China’s unrelenting militarization. Việt Nam đang gắng bình tĩnh và quyết định rằng đó là một việc liều mạng tốt để mang vào chiếc tàu vận chuyển Mỹ, bởi vì luôn có việc quân sự hóa của Trung Cộng.
Trên chỉ là nhận xét của giáo sư Thayer. Thực tế thì dù hoàn cảnh thế nào, từ nhiều năm qua người ta thấy Việt Cộng vẫn luôn đu giây để bảo tồn chế độ. Có thể bề nổi như ông Thayer thấy, như chính phủ Mỹ thấy, nhưng sự hài hòa bên trong giữa hai bên “môi hở răng lạnh” như Đảng vẫn còn chủ trương. Mỹ không muốn Việt Nam lệ thuộc hẳn vào Trung  Cộng. Mỹ vẫn muốn phải giữ một thế lực gì đó ở biển đông,  nên việc tiếp hơi tiếp sức về vật chất cho Việt Nam để mong một sự thay đổi nào đó.  Vấn đề là sự thay thế chế độ xảy ra phải đi từ sức ép của toàn dân.
HCM tỏ thái độ tự mãn và cố tình cởi khuy áo trước ống kính khi biết Mỹ  nhúng tay, và thái độ ngày nay của đàn em mà giáo sư Thayer cho là liều lĩnh nín thở qua sông để mong có cái lợi cho mình, mặc cho thiên hạ bàn tán thế nào khi mà vẫn còn chủ trương cho dân thù hận Mỹ, vẫn có chung một mẫu số chung hai bên Hoa Kỳ và Việt Cộng chưa hề thân thiện. Nhờ thông tin nhiều chiều trên mạng internet mà dần dà người dân thấy ra tội lỗi tày trời của HCM khi tạo ra cuộc chiến tranh để phục vụ cho quyền lợi đệ tam quốc tế. Việt cộng đã không còn gì gọi là chính nghĩa, thứ mỹ từ  ngày xưa người dân đã lầm tưởng vì bị tuyên truyền lừa dối cứ tưởng rằng “Mỹ xâm lăng.”
“Nối vòng tay lớn” ngày nay trong cái ý nghĩa trục lợi cho chính phủ mỗi bên, còn người dân có được gì không? Trước mắt dân chúng vẫn còn sống dưới sự độc tài toàn trị khi mà quyền tự do căn bản của con người còn bị tước đoạt hoàn toàn.
Bút Sử
March 2018
Sources: U.S. Naval Institution; Báo Thanh Niên 2004; Ho Chi Minh A Biography, 2007, Pierre Brocheux; Why Vietnam, 1980, Archimedes Patti.

No comments:

Post a Comment