Friday

Tại Sao có bút danh Nguyễn Ái Quốc?

Nhóm biên soạn cuốn “Những Tên Gọi, Bí Danh, Bút Danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh,” thuộc Bảo Tàng Hồ Chí Minh, tái bản 2003, có đưa ra 174 tên họ. Còn vài chục tên nữa họ đang nghiên cứu, nhưng không thấy Trần Dân Tiên. Sau này, báo Nhân Dân và nhà nghiên cứu Hà Minh Đức đã chính thức công bố Trần Dân Tiên chính là bút danh của Hồ Chí Minh (HCM). Phần bài này khai thác chi tiết thêm về bút danh đồng thời là bí danh Nguyễn Ái Quốc.

Tới 1919, sách này ghi ” Song tên mới Nguyễn Ái Quốc thực sự được nhiều người biết đến khi Người thay mặt nhóm những người Việt Nam yêu nước tại Pháp,  ngày 18-6-1919 gởi lên Hội nghị Véc xây bản yêu sách 8 điểm…”  Viết như thế này có nghĩa là Nguyễn Ái Quốc là một tên mới nữa do chính Thành đặt ra, mà Thành đại diện nhóm đi  làm công tác. Cụm từ “nhóm những người Việt Nam yêu nước” người viết sách lại viết chữ thường, không hoa. Đây là thủ đoạn, bởi vì “Nhóm Những Người Việt Nam Yêu Nước” được dịch từ nghĩa chữ Hán “Nguyễn Ái Quốc.”
Nguyễn Ái Quốc là bút danh của 4 nhân vật thời gian đó hoạt động ngầm chống lại chính sách thực dân của Pháp. Họ gồm các ông: Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh. Nguyễn Tất Thành là người thứ 5 đến sau cùng và trẻ trung. Mỗi lần có cho ra một bản văn nào họ ký tên chung là “Nguyễn Ái Quốc.” Theo tài liệu cho thấy người có công viết ra 8 điểm là ông Nguyễn Thế Truyền. Phan Văn Trường cũng là người trí thức. Hai người  này có trình độ học thức cao, còn Thành chỉ bập bẹ chút ít tiếng Pháp thôi.
Sở dĩ các ông ấy nhờ Thành đưa lên hội nghị yêu sách 8 điểm vì họ lo ngại sự dòm ngó của chính phủ Pháp, trước đó các ông từng bị theo dõi vì có những hoạt động chống thực dân. Thế rồi từ thời điểm này Thành cướp luôn tên Nguyễn Ái Quốc để hoạt động trong khối đệ tam quốc tế cộng sản.
Phần trình bày sau đây dựa vào tài liệu cuốn “Ho Chi Minh A Political Biography,” tác giả là nhà báo Pháp Jean Lacouture, xuất bản 1968.
Trong khoảng 6 năm Nguyễn Tất Thành lấy tên là Nguyễn Ái Quốc sống tại Pháp, hoạt động với Đảng Cộng Sản Pháp, chính phủ Pháp đã có một bộ phận theo dõi những việc làm của Quốc. Louis (Paul) Arnoux là người thành lập ra Surreté (Security Police) để kiểm soát hoạt động của những thành phần du học hay di cư sang Pháp từ Đông Dương.
Một trong những  lý do chính phủ Pháp nghi ngờ Thành vì trong hồ sơ cá nhân không có gì rõ ràng.
There is very little concrete information about the birth, family and childhood of Ho Chi Minh (Ho Chi Minh A Political Biography, Jean Lacouture, 1968, page 12) – Có rất ít những tài liệu đáng tin cậy về ngày sinh, gia đình và thời tuổi thơ của Hồ Chí Minh.
Bởi vậy khi Thành đổi tên thành Nguyễn Ái Quốc, hoạt động với khối thiên tả, mạnh mẽ lên tiếng phỉ báng nước Pháp thì Louis Arnoux liền gọi ông Albert Sarraut, Bộ Trưởng Ngoại Giao để tường trình. Sarraut biết rõ Nguyễn Ái Quốc là bút danh của một nhóm người.
He insisted that there was no such person as Nguyen Ai Quoc, that the name was merely a pseudonym employed by Phan Chu Trinh (page 23) – Ông ta khẳng định rằng không có ai tên là Nguyễn Ái Quốc cả, mà đó chỉ là bút danh được dùng bởi ông Phan Chu Trinh.
Tác giả Jean Lacouture có ghi là Louis Arnoux đã có hơn 20 năm làm công tác theo dõi HCM, giai đoạn là Nguyễn Ái Quốc sống ở Pháp cho tới lúc hoạt động ở Bangkok, Hongkong, Hankow, Tashkent, Singapore…Lời của Arnoux:
“He knew me well enough to realize that as long as I was alive and had a free hand there was no chance of his returning to Indonesia…”(page 59) – Ông ta biết chắc để nhận ra rằng chừng nào tôi còn sống và rảnh tay thì không có cơ hội cho hắn trở về Đông Dương.
Khi gia nhập Đảng Cộng Sản Pháp thì lại lấy tên là Henri Tchen, 1922. Những văn kiện đệ trình lên các cấp và các bài viết thì ký là Nguyễn Ái Quốc.
HCM 1922 henri tchen
Để chứng minh Đảng Cộng Sản Việt Nam thần thánh hóa một người cộng sản ngu dốt, xin đưa ra một dẫn chứng sau đây.
Năm 1923, Nguyễn Ái Quốc cùng một vài thành viên các nước khác viết cuốn “Le Procès de la colonisation francaise”  với tinh thần quốc tế về sự công bằng cho dân ở các nước bị thuộc địa. Quyển sách ngắn khoảng 100 trang, kêu gọi mọi người nghe theo lời của Karl Marx  là “công nhân của thế giới hãy đoàn kết lại…”
Jean_Lacouture_(2)
Jean Lacouture
The work is so clumsy, and often so mediocre in tone (page 35) – Bài viết thì rất là vụng về, và thường rất là dở, xoàng trong lối văn.
Nên ghi nhận rằng nhà báo Jean Lacouture (1921-2015) là tác giả của nhiều sách viết về những chính trị gia thế giới, là người thiên tả. Ông chống thực dân nhưng không có nghĩa phải viết tốt cho HCM mà rất trung thực về người quốc tế cộng sản này. Trong quyển sách này ông cũng đã là nhân chứng ghi lại hiện tượng HCM ăn mừng với Pháp cộng sản sau khi ký Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/1946.
Lacouture biết rõ là “8 điểm” là do Nguyễn Thế Truyền viết nên khi đọc xong những trang trong “Le Procès …” ông kết luận rằng phần Lời Mở Đầu (Preface) khoảng 1 trang có ký tên Nguyễn Thế Truyền viết là đúng. Nhưng phần trong thì không phải văn vẻ của ông Truyền.
There are grounds for wonderings whether the author of the preface, Nguyen The Truyen, Ho’s friend and collaborator, may not have written the entire book ( page 36) – Có đủ lý do cho sự nghi ngờ biết đâu rằng tác giả của lời mở đầu, ông Nguyễn Thế Truyền cũng là bạn và người hợp tác với Hồ, đã có thể không viết toàn cuốn sách.
Để chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc, năm 1923, có lập trường quốc tế cộng sản rõ rệt, nhóm tác giả của quyển “Những Tên Gọi…” xác định “Tổ Quốc” của Nguyễn Ái Quốc là Liên Sô:
Khi quyết định trở về Tổ quốc, ngày 13-6-1923, Nguyễn Ái Quốc bí mật rời Pari đi Liên Xô, Tổ quốc của cách mạng. (trang 25)
T Lan, bút danh của HCM, trong “Vừa Đi Đường Vừa Kể Chuyện,” xuất bản 1963, trang 36: Chỉ còn một cách là chạy về Tổ quốc cách mạng – chạy về Liên Xô. 
Lúc này 1927, Nguyễn Ái Quốc đang ở Trung Quốc bị quân Tưởng Giới Thạch lùng bắt cộng sản nên hoảng sợ chạy tứ tung, cuối cùng ông chạy về tổ quốc Liên Sô của ông ta. Sau đó thì được lệnh hoạt động ở Thái, Hongkong…
Tổ là từ có ý nghĩa về gốc gác, tổ tiên, dòng họ ông bà từ những đời trước. Mỗi người chỉ có một tổ mà thôi. Tất cả người Việt Nam dù có lai đi nữa vẫn quy tụ trong mảnh đất hình cong như chữ S để có mái nhà của mình, để giữ phần đất tổ tiên mình gầy dựng nên cho con cháu những đời sau. Tổ quốc là quốc gia của tổ tiên người Việt,  giáp biển đông vùng Đông Nam Á;  còn tổ quốc của HCM thì ở đâu đâu xa mà ít người Việt biết đến.
Thế mới thấy ra (mà điều này phải là đúng nếu  là người quốc tế cộng sản) rằng cộng sản Nguyễn Ái Quốc đã xóa bỏ lằn ranh giữa những quốc gia, không có tinh thần quốc gia dân tộc. Tổ quốc quan trọng nhất của ông ta vẫn là Liên Sô. Người cộng sản chỉ vay mượn những từ ngữ “quốc gia, dân tộc” trong giai đoạn đầu thôi để lừa  mị toàn dân. Họ không đường đường chính chính vì não trạng chứa đầy gian dối và thủ đoạn, lúc nào cũng không thật. Ngay trong lúc này, 16/6/1923, khi tới Đức thì lại có thêm giấy đi đường có tên Chen Vang.
Trong hàng ngũ cộng sản họ biết là Nguyễn Ái Quốc mặc dù ông ta có cả hằng chục tên họ khác nữa trên giấy tờ tùy thân, trên các bài viết đăng báo, trên các lá thư gởi đi. Tên Việt, tên Pháp, tên Nga, và rất nhiều tên Tàu…Đến 1942 thì có một tên tàu nữa là Hồ Chí Minh.
Chủ nghĩa cộng sản đã được cho là không tưởng, mà chuyện không thể xảy ra trong đời sống hằng ngày thì làm sao chứng nhận, làm sao có kinh nghiệm được. Có điều là người dân sống dưới chế độ mơ hồ đầy mâu thuẫn này chứng nhận và kinh nghiệm những thứ bạo lực, áp bức, giết người, ngu dân, đè nén, nhồi sọ, lừa dối, cướp nhà đất, chia rẽ lũng đoạn tôn giáo,  tham nhũng, bán đất đai biển đảo cho ngoại bang…
Hằng ngày phải đối đầu với cả một đống rối nùi như vậy, mà người dân còn bị nhồi nhét mớ lịch sử nham nhở về một nhân vật có quá nhiều bộ mặt! Làm sao hiểu nỗi! Chỉ một  Nguyễn Ái Quốc thôi thì trong đó cũng có hàng tá bản mặt khác nhấp nháy: Phéc đi năng, Albert de Pouvourville, Cullixe, Henri Tchen, Chen Vang, Lin, Un Annamite, Loo Shing Yan, Ông Lu, Lý Thụy, Vương, Lý Mổ, Ông Lai, Thầu Chín, T V Wang, Tống Văn Sơ, Li Nốp, Hồ Quang …Người ta gọi Hồ là một đại kịch sĩ, như những vai xuất quỷ nhập thần kinh dị khôn lường. Xin tạm ngưng bằng 1 trong 4 bút danh nữ – Mộng Liên (1926).
Nhiều lắm không thể kể hết ra đây những bí danh, bút danh của người người quốc tế cộng sản ở nửa phần đời hoạt động mang tên ăn cắp Nguyễn Ái Quốc.
Bút Sử
Dec 29, 2017
Sources: Những Tên Gọi, Bí Danh, Bút Danh của Chủ tịch HCM, Bảo Tàng HCM, 2003; HCM A  Political Biography, Jean Lacouture, 1968; Vừa Đi Đường Vừa Kể Chuyện, T Lan, 1963; Wikipedia.

No comments:

Post a Comment