Thursday

Tại sao Anh giúp Pháp quay trở lại Việt Nam?

Tại sao Anh giúp Pháp quay trở lại Việt Nam, tại sao Hồ Chí Minh dùng những câu trong tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ, tại sao Hồ Chí Minh có nhiều tên họ khác nhau, v..v.. Rất nhiều câu hỏi mà các bạn trẻ trong nước đang muốn trả lời để tìm ra sự thật. Những thắc mắc này đã được trình bày  trong nhiều bài viết trước đây; tuy nhiên, chúng tôi đôi khi vẫn phải lập đi lập lại nhiều lần vì những tình tiết trong giai đoạn lịch sử cận đại khá rắc rối, nhất là những biến chuyển nhanh chóng trong giới lãnh đạo nước Pháp sau vụ Đức chiếm đóng.


Tại sao Anh giúp Pháp quay trở lại Việt Nam?
Khi thế chiến thứ hai gần kết thúc thì có hội nghị Potsdam được tổ chức tại Berlin nước Đức để bàn về những việc làm của thời hậu chiến tại Âu Châu và vấn đề thứ hai cần bàn tới là Đông Dương. Hội nghị  này bắt đầu từ 17/7/1945- 2/8/1945 quy tụ 3 quốc gia Hoa Kỳ ( Tổng Thống Harry Truman), Anh ( Thủ Tướng Winston Churchill), và Liên Sô ( Lãnh Tụ Josept Stalin).

Trong thời điểm này thì phía lãnh đạo nước Pháp trong chính phủ lâm thời thúc giục Hoa Kỳ phải giúp Pháp tái chiếm. Lý do là vì Hồ Chí Minh (HCM) đang bành trướng chủ nghĩa cộng sản tại Đông Dương dưới sự lãnh đạo của khối cộng sản đệ tam.

Potsdam followed the unusual pattern of Anglo-American wrangling in the weeks beforehand, combined with some obvious blackmail by General de Gaulle. The French leader told the Americans ‘if you are against us in Indochina’, this would cause terrific disappointment in France and might drive France into communist hands. ‘We do not want to become communist,’ de Gaulle warned, ‘but I hope you do not put us into it.’ – (Britain in Vietnam, 2007, Peter Neville, page 55.)

Potsdam xảy ra sự bàn cãi  một cách thức bất thường của 2 nước Anh và Mỹ trước đó vài tuần, cộng với thư của Tướng de Gaulle trong đó nêu ra những mối lo âu về họa cộng sản. Người lãnh đạo nước Pháp này nói với người Mỹ rằng ‘nếu ông chống chúng tôi tại Đông Dương, việc này sẽ rất có thể gây ra sự bất mãn tột cùng tại nước Pháp và có thể sẽ đưa đẩy nước Pháp lọt vào tay những người cộng sản. Chúng tôi không muốn trở thành cộng sản,’ de Gaulle cảnh báo, ‘ nhưng tôi hy vọng ông không đẩy chúng tôi vào cảnh đó.’

At Potsdam, the Combined Chiefs of Staff also accepted the principle that a French force of 62,000 men, commanded by General Jacques Leclerc, who had helped to liberate Paris in August 1944, would be allowed into Indochina on the understanding that initially this force would come under American or British command….It was an open secret that the Combined Chiefs’ decision left open the way for the French re-conquest of Indochina. (Britain in Vietnam, 2007, Peter Neville, page 57)
Tại Hội Nghị Potsdam, Tham Mưu Trưởng đồng thời đã chấp thuận nguyên tắc là quân đội Pháp gồm 62,000 quân nhân, lãnh đạo bởi Tướng Jacques Leclerc, người đã giúp giải phóng Paris (bị Đức chiếm đóng) vào tháng 8/1944, được phép đi vào Đông Dương trên căn bản hiểu rằng lực lượng này được sự chỉ huy của Mỹ hoặc Anh…Đó rõ là một thỏa thuận kín đáo mà quyết định của Bộ Tham Mưu mở ra con đường cho người Pháp tái chiếm Đông Dương. 

Kín đáo bởi vì người Mỹ và Anh không muốn thế giới hiểu lầm rằng cho quân đội Pháp tái chiếm với ý đồ “thực dân” mặc dầu lúc này chính sách của Hoa Kỳ ép buộc các nước phải trả lại thuộc địa đã và đang tiến hành. Việc Hoa Kỳ hỗ trợ cho Pháp tái chiếm Đông Dương cũng là nằm trong chủ trương phải dẹp làn sóng đỏ, nếu không nó như bàn cờ domino lan rộng cả vùng.

Khi Tướng Anh General Douglas Gracey  tới Saigon và liền mở cửa tù thả quân nhân Pháp bị Nhật nhốt thì liền sau đó những người Pháp này chiến đấu ngay với Việt cộng tại Saigon. Một số nhóm trí thức miền Nam họ cũng thành lập tổ chức để “chống Pháp” khi chứng  kiến cảnh này thì họ rất ngạc nhiên! Họ không phải cộng sản. Họ còn ủng hộ HCM chống Pháp. Có những lần họ kéo nhau muốn gặp tướng Gracey để tìm hiểu tại sao thì cũng không được trả lời thỏa mãn. Trận đánh lớn xảy ra 23/9/1945 tại Saigon.

Xin đọc thêm: https://truehochiminh.wordpress.com/2014/04/17/sang-mat-sau-30-thang-4-1975/
Nên ghi nhận, hội nghị kết thúc vào 2/8/1945, trước vụ 2 trái bom nguyên tử Mỹ bỏ ở Nhật . Lúc  này, HCM đã nắm được ý của phe Anh và Mỹ nên đăm ra lo lắng lắm. Khi nói chuyện qua lại với chỉ huy tình báo Hoa Kỳ, Archimedes Patti, Hồ tỏ lộ sự quyết chí làm ra chiến tranh với Pháp dù có giết hết đàn ông, đàn bà, trẻ em Việt Nam, ông ta vẫn cương quyết tới cùng để chiến thắng. Stalin là một thành viên trong hội nghị nên biết rõ ý của Anh và Mỹ, nên việc HCM có quyết định làm ra chiến tranh như trên chắc chắn phải có sự phối hợp với phe đàn anh Stalin.  Rồi sau vụ 2 trái bom nguyên tử Hoa Kỳ thả bên Nhật, phe Hồ cướp lấy cơ hội để cướp chính quyền.

2/9/1945 chính phủ của HCM không được Hoa Kỳ công nhận, mặc dù phe cộng đã làm ra những màn “ủng hộ vĩ nhân Mỹ” ngay cả lấy nguyên văn bản tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ để đọc trước đám đông. Theo tác giả Neville ngay giai đoạn này đã có chiến tranh lạnh rồi – khối đồng minh Hoa Kỳ Anh Pháp đang trực tiếp đương đầu với cộng sản.

Đến đầu năm 1946 thì quốc hội của chính phủ lâm thời Pháp lọt vào tay 2 Đảng Xã Hội và Cộng Sản nên mới đưa đến vụ ký Hiệp Ước Sơ Bộ ngày 6/3/1946 giữa Sainteny (đại diện Pháp) và HCM. Nội dung của hiệp ước là HCM chấp nhận lệ thuộc hoàn toàn vào nước Pháp, ngay cả về mặt quân sự. Nguy hiểm nhất là trong hiệp ước đó có khoản “thống nhất 3 kỳ” nghĩa là nhuộm đỏ cả nước Việt Nam. Nhưng không may cho Hồ là hiệp ước đó không được chính thức hóa vì phe Phong Trào Quần Chúng Cộng Hòa (Popular Republic Movement) của Georges Bidault nắm quốc hội Pháp. Sau đó 9/1946 Pháp tuyên chiến với HCM sau những lần cân nhắc khuyên ông ta nên rời bỏ hàng ngũ quốc tế 3 cộng sản.

Tướng Pháp Jean -Julian Fonde đã cố tình cân nhắc rằng chiến tranh rất khủng khiếp khi nói chuyện với tướng cộng sản Võ Nguyên Giáp, nhưng Giáp cương quyết trả lời ngay rằng có giết triệu người Việt cũng không quan trọng, vì tất cả phục vụ cho mục tiêu chính trị.
Vào 12/1946 Pháp mới chính thức tái chiếm và làm ra cuộc chiến tranh ý thức hệ với HCM miền Bắc cùng sự hỗ trợ vũ khí của Hoa Kỳ. Phe Hồ thì có 2 đàn anh tiếp tế,  nhất là Trung Cộng.
Bút Sử
9/2017

No comments:

Post a Comment