Wednesday

Trang Báo Đảng Đăng Bài của “Phản Động”

Phản động là gì? Rất đơn giản là hành động phản lại. Đây là từ mà người cộng sản hay dùng cho những ai có ý tưởng hay hành động chống lại Đảng Cộng Sản Việt Nam. Thế mà nhiều năm nay trên trang báo điện tử của Đảng lại đăng nguyên con một bài của “phản động”.

Lý do tại sao lại xảy ra sự vụ này thì tác giả của bài viết, Bút Sử, cũng không rõ. Bài viết  được tóm tắt trong 15 trang, lấy nội dung từ quyển sách dày 105 trang có tựa “NHỮNG TÊN GỌI BÍ DANH, BÚT DANH CỦA Chủ tịch HỒ CHÍ  MINH”. Bài viết vào năm 2007, được đăng trên mạng vào năm 2013, với tựa đề “HCM Có Bao Nhiêu Tên Gọi, Bút Danh, Bí Danh?”
   IMG_1246   IMG_1750
trang đầu và trang cuối bài viết của Bút Sử
Đến 7/10/2015 ( ngày tháng năm này dựa theo bài “HCM có bao nhiêu tên khác nhau?” của Nguyễn Thị Cỏ May), trên trang dangcongsan.vn đăng bài này, không dư không thiếu một chữ từ số 1 tới số 174. Họ thêm vào một bút danh nữa là Trần Dân Tiên, cũng để trả lời thắc mắc mà tác giả Bút Sử đã ghi chú ở đoạn cuối bài. Hàng chót họ ghi “Nguồn: Ban tư  liệu- Văn kiện- dangcongsan.vn”.
Như vậy thì rất rõ dangcongsan.vn đã vi phạm luật bản quyền. Nhưng bài viết đó đã được lấy xuống, có lẽ vào 2019 hoặc 2020, vì 9/2018 trang danlambaovn.blogspot.com có vào trang dangcongsan.vn dùng bài này để viết về bút danh số 118 Trần Thắng Lợi.
IMG_1710 IMG_1700 (1)
trang chót của bài viết trên danlambaovn.blogspot
danlambaovn.blogspot có ghi đường link,  nhưng nếu bấm vào thì không thấy gì cả, chỉ thấy vài lời ghi “nội dung không hợp lệ.”
Từ “HCM Có Bao Nhiêu Tên Gọi, Bút Danh, Bí Danh?” họ sửa thành “Sưu tầm tên gọi, bút danh và bí danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua các thời kỳ.” Tại sao họ lấy xuống? Đây là tin buồn cho Đảng! Ít nhất trang báo điện tử của Đảng Cộng Sản Việt Nam này đã giúp tác giả Bút Sử nêu lên tội ác của HCM, kẻ gian hùng  đầu trộm đuôi cướp.
Dựa vào quyển sách 105 trang của “Bảo Tàng HCM” đó, mỗi tên gọi, bút danh, và bí danh của HCM, Bút Sử chỉ ghi vắn tắt một vài chuyện ông ta đã làm khi dùng tên đó cùng ngày tháng năm. Văn viết của Bút Sử thuộc thế hệ Việt Nam Cộng Hòa trước 1975, không hề ca tụng lãnh tụ mà luôn là “Hồ Chí Minh, ông ta” . Ngược lại, quyển sách này có đầy sáo ngữ “Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Người…”
Đặc biệt chỉ riêng bí danh số 10 Nguyễn Ái Quốc và tên gọi số 84 Già Thu. Bút Sử đã không theo hết nội dung của quyển sách, tuy rằng sách đã ghi trung thực về vụ “Nguyễn Ái Quốc đã bị chết trong tù vì những tin đồn do chính luật sư Lôdơbi tung ra để bảo vệ…”
 10. Nguyễn Ái Quốc, 1919. Tên này có khi Nguyễn Tất Thành ở Pháp cùng sinh hoạt chung với nhóm người gồm các ông Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh. Nguyễn Tất Thành là người đến gia nhập nhóm sau cùng.
10. Nguyễn Ái Quốc trong quyển sách thì hoàn toàn là luận điệu của Đảng. Họ ghi hơn 2 trang về Nguyễn Ái Quốc mà không hề nhắc tới các ông thuộc hàng bậc thầy của Nguyễn Tất Thành, những người đã thành lập nhóm lấy bút danh chung là “Nguyễn Ái Quốc.” Họ chỉ ghi đơn giản “Người thay mặt nhóm những người Việt Nam yêu nước tại Pháp.”  Họ cố tình làm biến tan bút danh chung “Nguyễn Ái Quốc” khi không hoa các chữ “Nhóm Những Người Việt Nam Yêu Nước”
Bút Sử ghi về Già Thu:
84. Già Thu, 1941. Tại hang Pac Bo, cán bộ gọi Nguyễn Ái Quốc là Già Thu. ( ghi chú của người viết: Còn “Chú Thu” dành riêng cho nữ cán bộ người Tầy Nông Thị Ngác, “Chú Thu, Cháu Trưng hay Ngác” trong các sách báo khác hay đề cập tới thì sao?)
84. Già Thu, 1941(của quyển sách): Trong thời gian hoạt động ở Pác Bó, Cao Bằng các cán bộ địa phương thường gọi Nguyễn Ái Quốc là Già Thu.
Nhiều tài liệu viết về “chú Thu, cháu Trưng” trong năm 1941 này. Nông Thị Trưng là bí danh của Nông Thị Ngác, một nữ cán bộ phục vụ hằng ngày cho HCM, cũng là mẹ của Nông Đức Mạnh.
Tháng 5 cũng là cơ hội cho người ta tìm hiểu thêm về HCM. Ông ta có nhiều ngày sinh, hằng trăm tên họ khác nhau. Bài viết của Bút Sử được ít nhất 9 trang mạng trong nước đăng với lời giới thiệu trang trọng: nvhtn.org.vn, truongdoanlytutrong.vn, songhaysongdep.com, thaitrien.com, blogcamxuc.net, tapchitoaan.vn…. Nguồn từ dangcongsan.vn nên người ta rất tin tưởng.
Đặc biệt là 2 trang nvhtn.org.vn và tapchitoaan.vn
img_12401  IMG_1229[1]
trang nhà văn hóa thanh niên và tạp chí tòa án
img_12351-1
trang cuối trên tạp chí tòa án, nguồn: dangcongsan.vn trích từ nhà văn hóa thanh niên
Gần  đây nhất, ngày 17/5/2020,  nhân gọi là “sinh nhật HCM”, trang tapchitoaan.vn “lộng lẫy” phô trương “cơ quan của tòa án nhân dân tối cao”  đăng bài “Sưu Tầm Tên Gọi, Bí Danh, Bút Danh….” lấy ra từ nvhtn.org.vn .  Nghĩ sao  đây hỡi cái “tòa tối cao” khi bài này Đảng cướp từ một cây viết ở nước ngoài rồi đề là “ban tư  liệu -văn kiện- dangcongsan.vn” . Các ông bà xem lại đi, lối hành văn của Bút Sử và cuốn sách của Đảng các ông hoàn toàn khác nhau. Ngay tại trang đầu, Bút Sử đã để hình bìa quyển sách, tóm tắt giới thiệu.
Nói về luật bản quyền thì chúng tôi sẽ tính sau, còn hiện tại thì  Đảng các ông đang làm lợi cho người dân trong nước vì nhờ tài liệu tóm gọn của Bút Sử mà họ biết rõ bộ mặt gian hùng của HCM. Cũng rất khó mà các ông tìm cách xóa hết bài này trên các trang mạng đó.
Các ông thêm vô số 175 Trần Dân Tiên nhưng không dám công khai rõ ràng. Các ông chưa đọc tài liệu của Hà Minh Đức, 1985 à? Được biết quyển sách được tái bản lần nữa năm 2019,  nhưng không rõ gần 30 tên, bút danh, và bí danh có được công bố. Thế thì tổng cộng HCM có khoảng 205 tên.  Một số tài liệu khác đưa ra con số 218.
Sau cùng nhưng không kém quan trọng  là các ông đã linh động giới  thiệu bài viết vô đầu bằng 16 tấm hình của HCM trông thật là lưu manh, gian ác! Đó cũng không ngoài ý của tác giả là muốn cho mọi người thấy ra con người thật của tên quốc tế cộng sản, cả đời hắn chỉ loay hoay làm tên tay sai, ngay cả giết hàng ngàn đồng bào của hắn để phục vụ cho quyền lợi của cộng sản đệ tam quốc tế, chứng minh là chiến thuật cải cách ruộng đất. Hắn dối cả thế giới, lường gạt người dân Việt Nam, theo lệnh trên làm ra cuộc chiến tranh tương tàn hàng triệu người chết!
Bút Sử
5/2020

No comments:

Post a Comment