Có lần ông cựu đại tá cộng sản Bùi Tín tuyên bố trên hệ thống voice chat Paltalk rằng tin nói Hồ Chí Minh (HCM) là người Tàu là do tình báo Hoa Nam tung ra để đánh lạc hướng, làm người ta hoang mang để rồi bàn luận lung tung. Tài liệu cũng cho thấy tin HCM chết trong nhà tù Hongkong vì bệnh lạo cũng là tin giả được ông luật sư thiên tả Loseby tung ra để tránh tình báo Pháp và Anh đang truy nã Hồ. Có phải những tin này cùng những luận điệu không căn cứ rõ ràng làm bất lợi cho công cuộc đấu tranh giải thể chế độ cộng sản độc tài? Tài liệu sau đây chứng minh HCM là người Việt Nam, người muốn làm lãnh tụ cộng sản ở Đông Dương.
Ho Chi Minh Political Biography, 1968, tác giả Jean Lacouture, một nhà báo nổi tiếng của Pháp cũng là một giáo sư đại học. Dựa theo những hiện tượng ông ghi trong sách, ông đã có mặt tại miền Bắc Việt Nam sau vụ HCM và Jean Sainteny ký Hiệp Ước Sơ Bộ ngày 6/3/1946. Nhiều tác giả viết về HCM gồm giáo sư chuyên ngành, nhà nghiên cứu lịch sử, nhà báo, chính trị gia, nhưng phải ghi nhận rằng, ngoài giáo sư Bernard Fall, Jean Lacouture là chứng nhân, nghiên cứu, nhận xét chính xác, không thiên lệch, ông được báo giới cho là “expert” về HCM.
There is very concrete information about the birth, family and childhood of Ho Chi Minh; one has to rely on the recollections of various companions and political foes. One such foe is Paul Arnoux, who spent twenty years trying to subdue Ho’s activities. He was originally in charge of keeping official watch on Annamese immigrants in Paris; he then created the Indochinese Sureté (security police) (page 12) – Có rất ít thông tin cụ thể về sự ra đời, gia đình, tuổi thơ của Hồ Chí Minh; người ta phải dựa vào hồi ức của nhiều người bạn đồng hành và kẻ thù chính trị. Một kẻ thù là Paul Arnoux, người đã dành hai mươi năm cố gắng giám sát những hoạt động của Hồ. Ban đầu ông chịu trách nhiệm theo dõi chính thức những người An Nam nhập cư ở Paris; sau đó ông thành lập Ban Cảnh Sát Đông Dương (cảnh sát an ninh).
Paul Arnoux hay Louis Arnoux, theo tài liệu của Lacouture, đã giáp mặt HCM hai lần (Nguyễn Ái Quốc lúc đó) vào các năm 1919 và 1920. Tại một văn phòng chuyên về cây làm vườn (salle de horticulteurs) thuộc thành phố Paris, Arnoux thấy Quốc phát ra những tờ rơi chống chính phủ Pháp với thái độ bạo động (the most violent terms). Lúc bấy giờ Arnoux mới biết người này là Nguyễn Ái Quốc mà ông đã nghe người ta bàn tán trước đây.
Arnoux called on Albert Sarraut, Minister for Colonial Affairs, and told him that he ought to to meet Ho. The minister was skeptical; he insisted that there was no such person as Nguyen Ai Quoc, that the name was merely a pseudonym employed by Phan Chu Trinh (page 23) – Arnoux đến gặp Albert Sarraut, Bộ Trưởng Bộ Thuộc Địa, và nói với ông rằng ông nên gặp Hồ. Bộ Trưởng tỏ ra nghi ngờ; ông khẳng định không có người nào là Nguyễn Ái Quốc, tên này chỉ là bút danh do Phan Chu Trinh dùng.
Việc này chứng tỏ ông Sarraut biết về Nguyễn Ái Quốc hơn ông Arnoux. Ông khẳng định không có ai tên Nguyễn Ái Quốc mà đó chỉ là bút danh do ông Phan Chu Trinh xử dụng cùng ba nhân vật nữa trong nhóm là Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, và Nguyễn An Ninh. Những nhân vật trí thức chống Pháp này bị đưa sang Pháp và luôn bị theo dõi, đó là tại sao ông Sarraut biết rõ về nhóm của ông Phan Chu Trình ở đâu và làm gì. Sau khi Nguyễn Tất Thành đến gia nhập nhóm thì Thành cướp luôn bút danh Nguyễn Ái Quốc để hoạt động cùng khối đệ tam quốc tế cộng sản.
Louis Arnoux, the man in charge of the operation (the same man who had kept an eye on the young émigré in Paris, a decade earlier), tells of the thoroughness with which he followed Ho all over Asia, from Bangkok to Honkong, from Hankow to Tashkent and to Singapore (page 59) – Louis Arnoux, người phụ trách chiến dịch (cũng chính là người đã để mắt tới người di cư trẻ tuổi ở Paris, một thập niên trước đó), kể về sự tỉ mỉ mà ông đã theo dõi Hồ khắp Á Châu từ Bangkok đến Honkong, từ Hankow đến Tashkent và tới Singapore (trang 59).
Như vậy, Arnoux đã có mặt trong giai đoạn HCM hoạt động ở Hongkong và sau đó Hồ bị cảnh sát bắt bỏ tù(1931) và được thả ra (1933). Đến 1945 thì chức vụ trưởng phòng cảnh sát an ninh tại Đông Dương của Arnoux đã bị bãi nhiệm bởi Nhật.
Bút Sử
No comments:
Post a Comment