Tuesday

Hồ Quang chỉ là một Bí Danh

Hồ Chí Minh có rất nhiều tên gọi, bút danh, và bí danh. Tên gọi là tên thường không được xử dụng trên giấy tờ hay bài viết, mà được đặt ra cho người trong gia đình gọi chẳng hạn. Bút danh là tên dùng cho các bài viết đăng trên báo, sách. Bí danh thì khá bí mật dùng để hoạt động chính trị, có khi bút danh cũng là bí danh. Bí danh Hồ Quang của Hồ xuất hiện lúc nào và tại sao?

Dựa theo tài liệu trong cuốn “Ho Chi Minh,” tác giả William Duiker, xuất bản 2000 để đưa ra những dẫn chứng về hoạt động của Hồ Chí Minh từ 1930-1938.
Pháp Đông Dương và Triều Đình Huế có lệnh truy nã quốc tế cộng sản Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động tại Hongkong từ 1930. Trước đó, ngày 10/10/1929, khi Quốc đang tại Siam Thái Lan, Triều Đình Huế đã có một Tòa Án Nhân Dân tại Vinh để xử tử hình khiếm diện về tội khuấy động phong trào cộng sản.
Quoc claimed that the French knew he was in Siam, but since they didn’t know exactly where he was, they sent police to locate him. On one occasion, he was closely pursued and had to hide in a pagoda, with his hair cut short in order to disguise himself.” (page 153) – Quốc khai là người Pháp biết ông ta ở tại Siam,  nhưng rồi họ không biết chính xác chỗ nào, họ gởi cảnh sát để tìm ông ta. Một trường hợp, ông ta gần như bị bắt và phải trốn trong một ngôi chùa, tóc được hớt ngắn để ngụy trang.
Quốc đến Hongkong hoạt động, nhất là công tác thống nhất các đảng cộng sản. Kể từ 1931 thì ông ta gặp nhiều trở ngại, nhưng cũng nhờ phong trào cộng sản mà được thoát hiểm nhiều lần.
•    6/6/1931, Quốc bị cảnh sát Hongkong bắt, trong người mang tên Tống Văn Sơ.
•    27/6/1932, nhờ sự giúp đỡ của các luật sư thiên tả bên Anh là Stafford Cripps và  Frank Loseby tại Hongkong nên Quốc được lệnh tòa tha cho ra tù. Quốc muốn được tỵ nạn tại Anh Quốc nhưng bị từ chối.
•  11/11/1932, Quốc Tế Cộng Sản (Comintern) trên tờ The Daily Worker, phát hành tại London, đăng tin Nguyễn Ái Quốc đã chết trong tù.
•   28/12/1932, Quốc được ra khỏi bệnh viện và buộc phải ra khỏi Hongkong trong vòng  21 ngày.
Trong giai đoạn này vợ chồng Loseby tận tình giúp đỡ. Quốc trang phục như một nhà trí thức người Tàu để tránh tình báo Anh và Pháp. Tiếp theo tin của Quốc Tế Cộng Sản, Loseby bắn tin thêm bằng một thư rằng Nguyễn Ái Quốc đã chết trong nhà thương tù bởi bệnh lao phổi (tuberculosis).
•   06/01/1933, Quốc được giúp đến Singapore, nhưng ngay tức khắc bị nhân viên sở di trú khám phá ra tông tích nên bị trả về Hongkong và vào tù tiếp.
•   22/01/1933, được thả ra tù, Quốc phải rời khỏi Hongkong trong vòng 3 ngày.
•   25/01/1933, Loseby một cách rất bí mật giúp Quốc đến Amoy (Hạ Môn). Quốc ở đây nhiều tuần, và sau đó được giúp đến Shanghai (Thượng Hải). Quốc bí mật liên lạc với bà Soong Qingling (Tống Mỹ Linh), người có mối liên hệ khá chặt chẽ với thành viên của Quốc Tế Cộng Sản sau khi chồng bà là Tôn Dật Tiên qua đời.
Paul Vaillant-Couturier là người cộng sản Pháp đang hoạt động bí mật tại đây, ông ta đã liên lạc với các thành viên khác để sắp xếp cho Quốc ra bến lên tàu Liên Sô để đến Vladivostok. Tại bến tàu có cảnh sát Pháp canh gác, nhưng Quốc qua khỏi nhờ trang phục như một thương gia người Tàu giàu có.
Nguyễn Ái Quốc đến Moscow vào mùa xuân, năm 1934. Từ thời điểm này Quốc được học tập để trở thành một thành viên tốt hơn, nhất là được huấn luyện nhiều trong trường Lenin. Quốc lấy một tên khác nữa là Lin.
hcm moscow after 1934
Nguyễn Ái Quốc/Lin tại Moscow, 1934
Thế là đã hơn 7 năm trôi qua kể từ ngày Lin bị bắt ở Hongkong đến nay không có một công tác gì nổi bật, ông ta muốn làm gì đều phải có lệnh từ đàn anh Liên Sô đưa xuống.
•   29/09/1938, được lệnh di chuyển làm công tác, Lin làm đơn xin nghỉ học.
Hồ Quang
Đến  Diên An Trung Quốc để hoạt động trong lúc còn giao chiến với Nhật. Hai bên quân đội Tưởng Giới Thạch và Mao Trạch Đông phải sát nhập. Lúc này Lin mang tên mới là Hồ Quang với quân hàm thiếu tá và được phe Mao tiếp đón tử tế. Hằng ngàn binh sĩ hai bên phải ngủ trong hang, nhưng có lần Hồ Quang thì được nghỉ trong một ngôi biệt thự Vườn Táo (Apple House) 7 phòng sang trọng, nơi mà sau này Mao hay tới trú ngụ.
Trong những lúc di chuyển khó khăn bằng đường bộ, phải đẩy xe bò, xe ngựa, xe lừa. Trên xe chở vải vụn để làm giày cho bộ đội. Có lúc phe lính Quốc Dân Đảng hăm he phe cộng sản, vì tình thế mà họ phải đứng chung thôi.
Bút Sử

Sources: Ho Chi Minh, William Duiker, 2000.

No comments:

Post a Comment