Wednesday

Hồ Chí Minh Làm Gì Sau Khi Ra Khỏi Nhà Tù Hongkong?

 Tài liệu của Đảng rất ít viết về các năm từ 1934-1938 của Hồ Chí Minh (HCM). Lý do như thế nào thì phần trình bày sau đây chứng minh.

Sau khi được vợ chồng Loseby giúp đỡ vượt qua nhiều chướng ngại, từ nhà tù Hongkong HCM được về lại Moscow vào 1934. Có tin rằng HCM đã chết trong nhà tù, nhưng đó chỉ là tin giả do vợ chồng Loseby bắn ra để tránh sự truy nã của tình báo Anh và Pháp. HCM bị Pháp và triều đình Huế ra lệnh xử tử khiếm diện, 1929, vì tội làm tay sai cho quốc tế cộng sản gây rối loạn.

Hồ Chí Minh after his arrest in Hongkong – HCM sau khi bị bắt tại Hongkong, 1931


Những công tác mà Liên Sô tại Moscow giao cho HCM làm tại Đông Nam Á coi như không được thành công, cộng thêm việc Hồ nộp đơn xin cưới Nguyễn Thị Minh Khai đã bị từ chối. Tài liệu trong sách của học giả William Duiker về người vợ Nga của HCM:

Other sources suggest that afer his own arrival in Moscow, Nguyen Ai Quoc had been assigned a “temporary wife” by Commintern headquarters; it was also rumored that he had fathered a daughter by a lady friend in the USSR – Các nguồn tin khác cho rằng sau khi đến Moscow, Nguyễn Ái Quốc đã được Đệ Tam Quốc Tế ban cho một người “vợ tạm thời”; cũng có tin đồn rằng ông có một cô con gái với một người bạn gái ở Liên Sô .

Tóm lại, dưới cái nhìn của Stalin, HCM là một đảng viên bất tài vô dụng. Hồ được cho vào trường Đảng học tập.

Giai đoạn bắt đầu từ 1934 là thời điểm Liên Sô thanh trừng đảng viên một cách khủng khiếp. Sergei Kirov, bạn thân của Stalin, là người thuộc nhóm Bolshevik có công lớn trong việc lật đổ Nga Hoàng. Rất nhiều đảng viên tên tuổi khác như Gregorii Zinoviev, nhà thơ Mandelstam cũng bị sát hại bởi Stalin. Ngay lúc này HCM cũng nơm nớp lo sợ cho số mạng của minh.

Advertisement

Tài liệu từ học giả Peter Neville: There is no definitive answer, but we do know that in 1938, Ho (Quoc as he then was) was brought before a disciplinary board in Moscow because of complaints about his role in fomenting unsuccessful communist revolts in Vietnam, after the Yen Bai Mutiny in 1930 – Không có câu trả lời dứt khoát, nhưng chúng ta biết rằng vào năm 1938, Hồ (Quốc lúc bấy giờ) đã bị đưa ra trước hội đồng kỷ luật ở Moscow vì những lời phàn nàn về vai trò của ông trong việc xúi giục các cuộc nổi dậy bất thành của cộng sản ở Việt Nam, sau cuộc nổi dậy Yên Bái năm 1930.

HCM đã thoát khỏi sự trừng phạt và sau đó được lệnh sang Trung Quốc hoạt động, năm 1938, cùng phe Tưởng Giới Thạch để đối đầu với quân Nhật. Hồ có một tên mới là Hồ Quang, mang quân hàm thiếu tá trong Bát Lộ Quân.

Bút Sử

Sources: Ho Chi Minh, Peter Neville, 2019; Ho Chi Minh A Life, William Duiker, 2000.

No comments:

Post a Comment