Monday

Lịch Sử qua Hình Ảnh

Những hình ảnh từ tháng 03/1946 tới tháng 10/1946 liên quan tới chuyến đi của Hồ Chí Minh (HCM) qua Pháp vận động cho Hiệp Ước Sơ Bộ (HƯSB) ký ngày 06/03/1946.
hcm d argenlieu jean sainteny 3 1946 vinh ha long
Dựa theo ghi chú trên của tác giả Jean Sainteny trong cuốn “Ho Chi Minh and his Vietnam”, 1972,  là vào ngày 24/03/1946 có một buổi họp mặt trong tàu Pháp theo yêu cầu của Thống Đốc Đông Dương Thierry d’Argenlieu. Đây là hình chụp bên ngoài của chiếc tàu Emile Bertin đậu tại Vịnh Hạ Long.


Lý do buổi họp mặt là ông d’Argenlieu không chấp nhận HƯSB do Đại Sứ Pháp Jean Sainteny và HCM ký dưới sự lãnh đạo của chính phủ lâm thời tại Pháp thuộc phe thiên tả -Phó Thủ Tướng Maurice Thorez là chủ tịch Đảng Cộng Sản Pháp, Thủ Tướng Felix Gouin thuộc Đảng Xã Hội.

HƯSB có nhiều điều khoản, trong đó có phần “thống nhất 3 kỳ” nghĩa là nam trung bắc thành một dưới sự cai trị của chính phủ của HCM vừa thành lập. Biết ý đồ đó trong HƯSB nên d’Argenlieu tách Nam Kỳ ra thành khu tự trị vì không muốn miền nam bị nhuộm đỏ. Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hòa Nam Kỳ do bác sĩ Nguyễn Văn Thinh lãnh đạo bắt đầu từ 26/03/1946.
images (2)
Hồ Chí Minh và d’Argenlieu khi bàn về HƯSB

Lúc nói chuyện qua lại thì HCM tỏ ra rất giận dữ khi biết d’Argenlieu là mối cản trở cho việc “thống nhất 3 kỳ.” Hình trên cho thấy rõ thái độ của hai bên.

Trước khi sang Pháp, HCM còn cho tổ chức ngày sinh nhật 19/5/1946 với lời kêu gọi dân chúng ra đường vui mừng. Đây cũng là ngày tiếp ông d’Argenlieu. Ông Vũ Thư Hiên là con của ông Vũ Đình Huỳnh đã tiết lộ trong hồi ký của ông Huỳnh kể rằng ngày 19/5 không phải là ngày sinh của Hồ, mà đây là mục đích chính trị thôi. Đó có phải cho thấy lối “mua chuộc” của HCM rằng Hồ là một lãnh tụ được dân chúng ưa chuộng.

Có hai phái đoàn qua Pháp dự hội nghị Fontainebleau. Phái đoàn chính thức do Phạm Văn Đồng hướng dẫn bắt đầu đi ngày 28/05/1946, trong đó có ông Nguyễn Tường Tam nhưng liền sau đó ông Tam tìm cách trốn thoát vì biết HCM chính là tên quốc tế cộng sản sừng sỏ đang thừa lệnh đàn anh nhuộm đỏ cả Đông Dương. Trong HƯSB còn có chữ  ký của Vũ Hồng Khanh thuộc người quốc gia, và ông Khanh cũng tẩu thoát. Phái đoàn thứ hai do HCM cầm đầu, trong đó có ông Vũ Đình Huỳnh.
hochiminh biarritz june 2 46
Phái đoàn của HCM  khi đến Pháp do Jean Sainteny sắp xếp vì chính phủ Pháp hiện đang có cuộc bầu cử.
hcm vu dinh huynh paris 1946
Hồ Chí Minh và Vũ Đình Huỳnh, Paris, 1946
IMG_1688
Ho Chi Minh (trái) và Marius Moutet (mặt), 1946

Cuộc bầu cử xong thì chính phủ mới bắt đầu mở hội nghị Fontainebleau, gần Paris, vào đầu tháng 7. HCM được lệnh đến Paris để gặp gỡ các chính khách. Hồ được phái đoàn thuộc phe thiên tả vừa thất cử ra tiếp đón, người dẫn đầu là ông Bộ Trưởng Thuộc Địa Marius Moutet. Moutet là người giúp HCM rất nhiều trong 4 tháng Hồ ở Paris để vận động cho HƯSB.
photo (17)
hcm buon rau 7 1946 paris

download (1)
Thủ Tướng Bidault thuộc khối PRM (Popular Republic Movement) có đường lối rất cứng rắn đối với cộng sản.
hcm-tai-phap-14-7-46
Chính phủ Bidault chính thức tuyên chiến với HCM vào giữa tháng 9 trước ngày Hồ rời nước Pháp, qua lời tuyên bố của tướng Raoul Salan trước mặt HCM rằng Pháp sẽ đánh cộng sản Việt Nam qua sự lãnh đạo của ông ta. Sau đó Hồ nói với Sainteny và Moutet là nếu đánh nhau thì những người cộng sản sẽ đánh tới cùng dù người cộng sản chết gấp 10 lần người Pháp.
hcm moutet
Hồ Chí Minh và Marius Moutet, 1946

Vào ngày 14/09/1946 khoảng quá nửa đêm, Hồ gõ cửa nhà ông Moutet. Trước đó một tiếng đồng hồ, Hồ gọi và Moutet từ chối hẹn lại ngày hôm sau vì ông ta quá mệt mỏi cần ngủ. Thế mà HCM vẫn cứ đến. Trong thái độ bực bội, Moutet ngồi ngay trên đầu giường ngủ trong bộ đồ pajama ký cái văn bản Modus Vivendi. Một văn bản không giá trị vì Moutet không thể đại diện cho chính phủ Bidault. HCM đem văn bản về để “câu giờ” và trấn an những thành phần chống đối. Hồ còn nói với Sainteny “đi không chẳng lẽ lại về không.”

Liền sau đó HCM lấy tàu lửa đến Toulon và lên tàu Dumont d’Urville về Việt Nam. Tại đây, một đám đông kiều bào biểu tình chống HCM với khẩu hiệu “HCM bán nước.” Modus Vivendi cũng na ná như HUSB, trong đó là những sự cấu kết giữa hai bên để Pháp về cai trị miền Bắc tiếp tục. Trên thực tế thì Hồ thừa biết đó là chuyện không tưởng, mà chuyện trước mắt là quân đội của chính phủ Bidault trên đà chủ động tiến đánh cộng sản Việt Nam.

Việc tái chiếm của Pháp phải do Hoa Kỳ đồng ý từ sau hội nghị Potsdam vào 07/1945. Thủ Tướng của Chính Phủ Lâm Thời Charles de Gaulle (6/1944 -1/1946) đã từng gửi văn thư cho Tổng Thống Harry Truman của Hoa Kỳ yêu cầu giúp nước Pháp tái chiếm, nếu không Pháp sẽ bị đe dọa bởi làn sóng cộng sản.
images (4)
Tàu Dumont d’Urville đưa HCM về Việt Nam ngày 18/09/1946

Mặc dù HCM được chính phủ Pháp cho vé máy bay về Việt Nam, nhưng Hồ từ chối. Lý do được các nhà phân tích thế giới cho rằng HCM sợ bị ám sát, vì trước đó vào 12/1945 vua Duy Tân bị phe cộng sát hại chết trên chuyến bay tại Phi Châu, vừa sau khi vua Duy Tân gặp de Gaulle thỏa thuận về Việt Nam với vai trò quốc trưởng thay vì Bảo Đại. Năm 1987, hài cốt của vua Duy Tân được mang về Việt Nam và thủ tướng cộng sản Phạm Văn Đồng vinh danh truy điệu trọng thể.
hcm ve nuoc
Báo đăng tin HCM trở về Việt Nam từ Pháp

Thế là HCM ngồi trên tàu Dumont d’Urville hơn một tháng để về Việt Nam. Trong tư thế chuẩn bị chiến tranh với Pháp, nhưng ông ta vẫn mong níu kéo một cơ hội cuối cùng.
IMG_1693
Đến ngày giờ này mà HCM còn rất muốn Pháp trở về Việt Nam hợp tác y như HƯSB đã ghi. Không biết bà Sô Dít này có quyền lực gì ghê gớm tại nước Pháp không mà có thể ảnh hưởng được quyết định của nước Pháp?

Trong rất nhiều sách lịch sử viết về HCM, chưa thấy có tài liệu nào chứng tỏ rằng HCM chống Pháp một cách cụ thể bằng tâm huyết và hành động.

Bản Yêu Sách 8 Điểm hay là những văn bản khi ông còn trẻ hoạt động chung nhóm (Phan Chu Trinh, Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh) không phải do HCM viết ra (lúc đó là Nguyễn Tất Thành). Bút danh Nguyễn Ái Quốc của nhóm Thành cũng đánh cắp luôn và trở thành bí danh hoạt động cho quốc tế cộng sản nhiều năm. Nhà báo Jean Lacouture cho rằng ông Nguyễn Thế Truyền viết giúp. Trong cuốn “Le Procès de la colonisation francaise” chỉ có trang đầu giới thiệu của Nguyễn Thế Truyền là chuẩn mực, còn lại cả trăm trang do Hồ viết cùng hình ảnh thì quá tệ.

Những năm gọi là “chống Pháp giành độc lập” thực ra HCM trong thế bị Pháp tấn công như trình bày trên. Cũng nhờ chính sách tuyên truyền láo (chủ trương chung của các đảng cộng sản trên thế giới) trong một quốc gia còn kém về kiến thức mà HCM đã được một số đông người hùa theo trợ giúp. Khi Pháp tái chiếm dẹp làn sóng cộng sản thì Hồ tuyên truyền rằng Pháp trở lại thực dân, dân phải đứng lên “giành độc lập.”

Chủ trương xuyên tạc lịch sử, bịa đặt lịch sử, tạo dựng lịch sử theo ý của Đảng Cộng Sản Việt Nam chưa bao giờ ngừng nghỉ. Những người cộng sản được ví như con cắc kè đổi màu thay dạng tùy lúc, họ không có lập trường đâu ra đấy mà tràn đầy những mâu thuẫn.

Bút Sử

Sources: Ho Chi Minh and his Vietnam, Jean Sainteny, 1972; Ho Chi Minh A Political Biography, Jean Lacouture, 1968; Britain in Vietnam, Peter Neville, 2008; Ho Chi Minh A Biography, Pierre Brocheux, 2007; Ho Chi Minh A Life, William Duiker, 2000; Vietnam A Complete Photographic History, Michael Maclear and Hal Buell, 2003; Sử Địa 12ab, Ban Giáo Sư Sử Địa, 1973, Hồ Chí Minh và Một Nửa Nhân Loại, Trần Khuê và Nguyễn Thị Thanh Xuân, 1990, Internet Getty Images.

No comments:

Post a Comment