Saturday

Ngục Trung Nhật Ký không phải của HCM

Theo học giả Lê Hữu Mục, trong quyển sách “Hồ Chí Minh Không Phải Là Tác Giả Ngục Trung Nhật Ký“, 1990, ông đã đưa ra đầy đủ bằng chứng để kết luận tập thơ này ra đời dưới sự dàn dựng công phu của ban biên soạn thuộc hệ thống Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Một bằng chứng hùng hồn nhất là hình bìa nguyên thủy của tập thơ chữ Hán in hình hai bàn tay bị xiềng nắm chặt lại đưa lên, phía trên đề ngày 29-8-1932 đến 10-9-1933, nghĩa là tập thơ được sáng tác trong giai đoạn trên. Nhưng theo cộng sản Việt Nam thì tập thơ được “Bác” sáng tác từ 29-8-1942 đến 10-9-1943,  trong giai đoạn “Bác” bị bắt tại biên giới Trung Việt, bị giam nhà tù của Tưởng Giới Thạch qua nhiều trại từ Tĩnh Tây, Thiên Bảo, Long Tuyền, Điền Đông, Quả Đức, Long An, Đồng Chính, Nam Ninh, Bào Hương, Lai Tân, Liễu Châu. Cứ như thế Hồ Chí Minh bị chuyển đi chuyển lại 30 nhà tù của 13 huyện tỉnh Quảng Tây.
Ông Đặng Thai Mai với chức vụ Chủ Tịch Hội Liên Hiệp Văn Học Nghệ Thuật được giao nhiệm vụ hiệu đính cuốn thơ trong thời gian 1959-1960 đã bị Đảng cho là có những câu hỏi “lẩm cẩm.”  Ông đã đặt thắc mắc lên Ban Tuyên Giáo để ban này đưa lên Hồ Chí Minh. Câu hỏi : Tại sao hình bìa cuốn thơ có ghi 29-8-1932 đến 10-9-1933 mà khi dịch ra thì phải sửa thành 29-8-1942 đến 10-9-1943? Hồ Chí Minh không trả lời gì cả, giữ mãi thái độ lặng im, lại ve vuốt ông Mai và vội vàng thăng chức cho Đặng Thai Mai làm Viện Trưởng Viện Văn Học, một chức vụ bao trùm mọi sinh hoạt văn học.
hinh bia nhat ky  trong tu gia va thietBìa sách được sửa 29-8-1932 tới 10-9-1933 thành 29-8- 1942 tới 10-9-1943
Nếu Hồ Chí Minh làm ra những bài thơ này vào giai đoạn 1942-1943, tại sao Trần Dân Tiên (bút danh của Hồ Chí Minh) không đề cập tới những sáng tác của ông khi cho ra cuốn “Những Mẩu Chuyện về Đời Hoạt Động của Chủ Tịch Hồ Chí Minh” vào 1948? Đây là một cuốn sách được dịch ra nhiều thứ tiếng trong đó ông Hồ tự viết về mình, tự ca ngợi đánh bóng cá nhân ông ta. Những bài thơ hay như vậy mà ông không nhớ ra để ghi vào sách hay sao?
Theo giáo sư Lê Hữu Mục, 1958 sau khi dẹp xong vụ Nhân Văn Giai Phẩm, Đảng thấy cần “sáng tạo” ông Hồ thành một lãnh đạo văn nghệ để ngăn ngừa những vụ nổi dậy sau này.
Tập thơ gốc và tập thơ do Đảng tạo ra lại cách nhau khỏang 10 năm. Ban dịch thuật ngụy ra những ngày tháng trong đó cho tương xứng với những ngày Hồ Chí Minh bị giải đi các nhà giam bên Trung Quốc. Hầu hết là thơ chính gốc và một số ít thơ thật của Hồ Chí Minh. Người ta thấy ngay hai cách hành văn, hai tư tưởng, hai hoàn cảnh khác nhau…
Nhân vật Già Lý là ai trong “Những Mẩu Chuyện về Đời Hoạt Động của Hồ Chủ Tịch” của Trần Dân Tiên?
Trần Dân Tiên viết (trang 87): “Hai người bị bắt làm ông chú ý hơn cả: một em bé học nghề mười ba tuổi….; và một tướng cướp già bị bắt vì bị bạn tố giác. Người này độ sáu mươi tuổi, hoà nhã, mưu trí và gan góc, giỏi chữ Trung-quốc, làm được thơ. Y tự cho mình là một anh hùng và cho ông Nguyễn cũng là một anh hùng. “Tôi là một con sư tử rơi xuống hố. Anh cũng là một con rồng mắc cạn,” y vừa nói vừa thở dài. Nhưng y rất lạc quan, nói tiếp thêm: “Sư tử một ngày kia sẽ trở về làm chúa sơn lâm, còn rồng một ngày kia sẽ bay lên trời và làm chúa tể gió mây.” Già Lý làm chúa một dãy núi…Lý khá ác với người giàu, nhưng rất tử tế với người nghèo. Vì vậy Lý đưọc nhân dân trong vùng vừa yêu vừa sợ.”
Trên là một số nét chánh về Già Lý mà Hồ Chí Minh đã tả trong sách khi ở tù chung với Lý tại nhà khám lớn ở Hong Kong từ 1932-1933. Lúc này Già Lý đã 60 tuổi , Hồ Chí Minh chỉ khoảng 42.
Lão phu nguyên bất ái ngâm thi (bài 2, Khai quyển)
Lão phu hoà lệ tả tù thi (bài 110, Thu dạ).
Theo giáo sư Lê Hữu Mục, 60 tuổi thì gọi là kì, 70-80 là điệt, 80-90 là mạo.Như vậy, những bài thơ trong đó tự xưng “lão” chắc chắn là của một người già, không phải ở tuổi 52 của Hồ Chí Minh, nếu cho rằng ông ta làm lúc ở tù tại Trung Quốc 1942.
Bài sau đây chứng tỏ tác giả là một người Trung Hoa (Hán):
Anh nói (bài số 7)
Trung thành, ta vốn không thẹn
Lại bị hiềm nghi là Hán gian!
Vốn biết là đời không dễ xử
Đến nay càng khó xử muôn vàn!

Hán gian nghĩa là người Trung Hoa mà đi làm tay sai cho giặc. Nếu Hồ Chí Minh bị nghi làm tay sai cho người Trung Hoa thì gọi là Việt gian.
Nhà ai hoa kết với đèn chưng
Quốc khánh vui reo cả nước mừng 
(bài 26)

Song Thập là ngày 10 tháng 10,  tức ngày lễ lớn của Trung Hoa. Hồ Chí Minh là người Việt Nam thì hà cứ gì phải vui mừng trong  ngày lễ của nước khác. Hơn nữa, năm 1942, nếu coi như thơ của Hồ thì lúc này bị ở nhà tù Tưởng Giới Thạch thì tại sao lại reo vui với kẻ thù?
Một bài thơ nói lên cảnh tù văn minh, không thể là cảnh nhà giam ở Trung Quốc:
Nhà Ngục (Nam Ninh)
Phòng giam kiến trúc rất ma-đăng
Đèn điện thâu đêm chiếu sáng trưng
Mỗi bữa chỉ vì duy có cháo
Cho nên cái bụng sợ chằng chằng!

Ma-đăng là phiên âm chữ modern của tiếng Anh, nghĩa là hiện đại, văn minh. Chỉ có nhà tù ở Hong Kong mới xây bằng xi măng cốt sắt với kiến trúc tân thời, có đèn điện thâu đêm. Nhà giam ở Quế Lâm, Liễu Châu v.v.., lúc Hồ Chí Minh ở tù 1942 thì làm gì có những tiện nghi như ở Hong Kong. Như vậy thì chắc chắn bài thơ này của Già Lý ở tù 1932. Hơn nữa, trong “Những Mẩu Chuyện…” còn kể về 1942, Hồ Chí Minh đa phần bị xích xiềng, bị dẫn dắt đi từ nhà tù này tới nhà tù nọ trong nhiều tháng. Khi được nghỉ ngơi thì Hồ lại chán, không biết phải làm gì. “Nhưng cụ khổ nhất là mất thì giờ ngồi không. Trong khi Cụ Hồ la lết tấm thân mệt lử từ nhà giam này đến nhà giam khác, có lẽ những việc lớn đang dồn dập trong nước và trên thế giới.” (trang 97).
Nhiều bài thơ trong Ngục Trung Nhật Ký thể hiện nhân cách một con người thoát tục, có tính siêu nhiên, tuy là một kẻ giang hồ. Một cái nhìn duy tâm của Già Lý trong:
Cảnh Chiều
Hồng nở rồi mai hồng lại rụng
Hoa tàn hoa nở những vô tình
Hương hoa bay thấy vào song ngục
Hương đến người tù tố bất bình!

Tư tưởng trên không thể là “tư duy” của những người cộng sản theo chủ thuyết duy vật. Khi ta đọc về Hồ Chí Minh của Trần Dân Tiên ta thây thể hiện một con người hoạt động đấu tranh, có tính mưu cầu. Hai nhân vật hoàn toàn khác nhau.
Phong cách thật của Hồ Chí Minh trong Ngục Trung Nhật Ký qua một ít bài thơ như:
Hạn chế (103)
Đau khổ chi bằng mất tự do
Đến buồn đi ỉa cũng không cho
Cửa tù khi mở, không đau bụng
Đau bụng thì không mở cửa tù!

Thiên bảo ngục (31)
Năm mươi ba dặm, một ngày dài
Aó mũ dầm mưa, giày rạc rài
Chỗ ngủ yên thâu đêm chẳng có
Ngồi trên hố xí đợi ngày mai

Cảnh tình này rất đúng trong trường hợp Hồ Chí Minh làm bài thơ trên khi bị tù tại Trung Quốc 1942. Trong “Những Mẩu Chuyện…” (trang 96): “Ăn uống thiếu, không khí thiếu, bẩn thỉu, ở lẫn với những người mắc bệnh giang mai, nghiện thuốc phiện. Nhà tù thường chật ních, người đến sau không có chỗ nằm. Ban đêm Cụ Hồ thường ngồi trên cầu xí ở ngay trong phòng giam. Nhưng cụ vẫn không được yên ổn. Lâu lâu cụ lại phải đứng dậy nhường chỗ cho một người đi ỉa đêm.”
Ngôn ngữ và phong cách của hai bài thơ trên và trong sách Trần Dân Tiên hầu như giống nhau hoàn toàn. Cách dùng chữ rất trần trụi (ỉa) mà trong thơ Già Lý thì nhã và kín đáo hơn.
Trần Dân Tiên cho đó là phòng giam. Điều này chứng tỏ rằng những “nhà tù” mà Hồ Chí Minh trải qua trong giai đoạn 1942-1943 tại Trung Quốc chỉ là những trại giam với phòng giam chật hẹp, khác hẳn nhà tù lớn ở Victoria Hong Kong. Đa phần những bài thơ của Già Lý nói về nhà tù, nhà lao, không phải phòng giam.
Bài viết này chỉ đưa ra một vài điều chứng minh trong rất nhiều chi tiết mà học giả Lê Hữu Mục đã trình bày. Tuổi trẻ tại Việt Nam đến ngày nay vẫn còn phải học cái gọi là “tác phẩm” văn học của Hồ Chí Minh. Một vài sách báo của Mỹ khi viết về ông Hồ trong giai đoạn bị tù 1942 lại dẫn chứng bằng những bài thơ tù trên. Đó là điều đáng tiếc!
Bút Sử

No comments:

Post a Comment