Monday

Tháng 9

Tháng 9

Ngày 2/9/1945 là ngày lịch sử đau thương của dân tộc Việt Nam mà mầm mống do Hồ Chí Minh (HCM) tạo ra. Từ ngày đó tại miền Bắc, người dân đã bị cướp đi quyền làm người căn bản. Liên tiếp những năm sau đó, những mốc điểm quan trọng cũng rơi vào tháng 9.
HCM ra mắt tại Ba Đình ngày 2/9/1945.
Sau khi cướp chính quyền Trần Trọng Kim vào 19/8/1945, HCM chọn ngày 2/9/1945 để ra mắt chính phủ của ông ta, và hơn hết là cần sự “công nhận” của một quốc gia khác, ngay lúc đó không ai hơn là Hoa Kỳ. Nhưng Hồ đã thất bại trong cố gắng này, mặc dù phe ông ta đã ra công sức rất nhiều để o ép Hoa Kỳ công nhận. Lý do cũng rất dễ hiểu, ngay vào 7/1945 khi có hội nghị Potsdam, Hoa Kỳ -Anh-Pháp đã ngấm ngầm thỏa thuận nhau chống lại làn sóng cộng sản đang lan tràn tại Đông Dương mà HCM là lãnh đạo.

Pháp quyết định tuyên chiến với HCM vào trung tuần tháng 9, 1946.
khi ông Hồ qua Pháp lần Hội Nghị Fontainebleau, mục đích vận động phe thắng cử công nhận Hiệp Ước Sơ Bộ (do chính phủ lâm thời thân cộng trước đó làm ra với HCM). Gần bốn tháng từ tháng 6-9/1946, và chính vào tháng 9/1946 chính phủ Pháp đã có quyết định đương đầu với HCM tại Đông Dương…
Trước khi rời nước Pháp vào ngày 15/9/1946, HCM đã phải nghe những  lời tuyên bố từ đại diện của nước Pháp là tướng Roul Salan, người đã từng là thân  cận với HCM, cũng là người góp phần trong Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/1946 về mặt quân sự.
The night before Ho was to return to Vietnam, Salan said to him – and Ho must have known it was true – “We are going to fight each other, and it will be very difficult.” Indeed, Ho had told Sainteny and Marius Moutet, “If we have to fight, we will fight…You will kill ten of us and we will kill one of you, but you will be the ones who grow tired.” (Ho Chi Minh A Biography, Pierre Brocheux, 2007, page 120)
Đêm trước khi Hồ trở về lại Việt Nam, Salan đã nói với ông ta  – và Hồ phải biết đó là sự thật – “Chúng ta sắp đánh nhau, và điều đó sẽ rất là gay go.” Thật vậy, Hồ đã nói với Sainteny và Marius Moutet rằng “Nếu chúng ta đánh nhau, chúng tôi sẽ đánh…Các ông sẽ giết mười người của chúng tôi, và chúng tôi giết một người của các ông, nhưng các ông sẽ là những người trở nên mệt mỏi.”
Tuy nhiên trước khi thực sự đánh nhau, nước Pháp  lúc đó lãnh đạo bởi thủ tướng Bidault thuộc phe PRM (chống cộng), đã cho người đại diện là tướng Jean-Julien Fonde nói chuyện với tướng cộng sản Võ Nguyên Giáp. Mục đích buổi nói chuyện này là khuyên phe HCM nên suy nghĩ , nên cân nhắc trước khi làm ra cuộc chiến tranh…Nói tóm lại là khuyên HCM nên rời bỏ hàng ngũ đệ tam quốc tế cộng sản, không bành trướng chủ nghĩa cộng sản tại Đông Dương. Được vậy thì nước Pháp không có cớ gì trở về tái chiếm Đông Dương. Võ Nguyên Giáp trả lời ngay rằng dù đất nước có bị tàn phá, dù có giết chết cả triệu người Việt vẫn phải làm ra chiến tranh vì tất cả phục vụ cho mục tiêu chính trị.
Tạm Ước Modus Vivendi 14/9/1946
Khi biết mình bị nước Pháp tuyên chiến thì Hồ đăm ra vô cùng bối rối. Ông ta nghĩ ra nhiều cách, và cuối cùng là tự mình viết ra bản tạm ước, tương tự như Hiệp Ước Sơ Bộ trước đó là sự hợp tác giữa hai nước trong liên hiệp…. Vào quá khuya ngày 14/9/1946 Hồ gõ cửa nhà ông Marius Moutet (Bộ Trưởng Thuộc Địa, thiên tả, người sát cánh với HCM 4 tháng bên Pháp để trợ giúp) mặc dù trước đó 1 tiếng, HCM đã gọi điện thoại cho Moutet, Moutet hẹn lại ngày sau vì ông ta rất mệt cần nghỉ ngơi.
Cái tạm ước được ký trên đầu giường ngủ trong bộ đồ pijima giữa Moutet và HCM không mang giá trị pháp lý, đó chỉ là cái cớ để Hồ mang về “câu giờ”, chuẩn bị chiến tranh, một mặt như gieo vào đầu người dân một kết quả gì đó. HCM đã tâm sự với Sainteny và nài nỉ Moutet  mọi cách để ông ta mang về Việt Nam một cái gì chẳng lẽ về tay không.
Dù sao thì cái tạm ước này cũng tạo ra một buổi xuống đường khá quy mô của kiều bào và sinh viên tại Pháp. Họ chống HCM “bán nước”, “phản bội tổ quốc” (traitor) bởi kết quả của 4 tháng trong sự vận động của HCM là một hiệp ước mang Pháp về cai trị nữa, mà họ chưa biết là nước Pháp sắp sửa chiến tranh với HCM. Họ cũng không thấu hiểu cái Hiệp Ước Sơ Bộ ký vào 6/3/1946 trước đó 5 tháng là đáng chú ý hơn, vì hiệp ước đó ký giữa chính phủ thân cộng (Felix Gouin thuộc Xã Hội và Maurice Thorez chủ tịch Đảng CS Pháp) nội dung hoàn toàn lệ thuộc nước Pháp, có  điều khoản “thống nhất 3 kỳ” nghĩa là nhuộm đỏ cả nước Việt Nam theo chỉ đạo của quốc tế cộng sản.
Khi thấy tình hình không còn thuận tiện để vận động, HCM bắt buộc phải rời khỏi nước Pháp. Chính phủ Pháp đã có ý đài thọ cho HCM về bằng máy bay, nhưng Hồ từ chối. Tại sao?
The most likely  explanation, perhaps, is the one put forward by Jean Sainteny that Ho feared for his life if he went by air (he remembered, perhaps, the fate of Vinh San in December 1945). Various other explanations include the suggestions that Ho wanted Giáp to have enough time to root out dissents…(Britain in Vietnam, Peter Neville, 2008, page 156)
Cách giải thích khá chính xác có lẽ là theo Jean Sainteny thì Hồ lo sợ cho tính mạng của ông ta nếu về bằng máy bay (có thể ông ta nhớ về số mệnh của Vĩnh San vào tháng 12, 1945). Những giải thích khác gồm những đề nghị là Hồ muốn Giáp có đủ thời giờ để thanh toán thành phần chống lại.
Nên ghi nhận là đại sứ Pháp Jean Sainteny là người khá thân cận với HCM trong nhiều năm. Sainteny cũng là người hộ tống Hồ khi ông ta đến nước Pháp. Sainteny có viết sách về HCM. Do vậy, nhận xét của Sainteny mà tác giả Neville cho là khá chính xác. Hoàng tử Vĩnh San hay Vua Duy Tân đã bị phe cộng sản Pháp sát hại trên chuyến máy bay (rớt máy bay) vào tháng 12/1945 sau khi nhận lời ông Charles de Gaulle (lãnh đạo nước Pháp trong chính phủ lâm thời lúc đó) là trở về Việt Nam chấp chánh và hai bên đã ký với những điều kiện. HCM nhớ vụ này nên đăm ra lo sợ và chọn đường tàu cả tháng mới tới Việt Nam.
Thời Phạm Văn Đồng còn làm thủ tướng, 1987, ông đã cho tổ chức một buổi lễ truy điệu quan trọng (fully military honours) khi mang hài cốt vua Duy Tân về Việt Nam. Có phải cái chết của Duy Tân đã làm bất lợi cho tình hình tại Huế lúc mà âm mưu của cộng sản là dụ dỗ, lừa lọc….Có thể vua Duy Tân bén nhạy hơn vua Bảo Đại về chuyện cộng sản?? Việc Duy Tân chết còn nằm trong nghi vấn cộng sản giết, chưa có bằng cớ rõ rệt, nhưng rõ ràng de Gaulle vô cùng thất vọng trước sự việc này, vì nếu vua Duy Tân trở về lãnh đạo thì việc dẹp giặc cộng sản dễ dàng hơn, bởi vì Duy Tân không cứng ngắt như các vị vua khác, sẵn sàng hợp tác với Pháp để có lợi hai bên, nhất là mục tiêu tối hậu vẫn là Việt Nam hoàn toàn độc lập, việc mà de Gaulle và Duy Tân đã bàn thảo vào tháng 12/1945.
Công Hàm 14/9/1958
Nhiều tài liệu cho thấy phe cộng sản HCM thắng trận Điện Biên Phủ đa phần nhờ vào sự trợ giúp của Trung Cộng về mặt quân sự, quân nhu, nhân sự, cũng như chiến lược. Sự hứa hẹn đền bù lại là dâng biển đảo cho Trung Cộng.
Công hàm Phạm Văn Đồng ký ngày 14/9/1958 (chắc chắn phải do lệnh của HCM) với Chu Ân Lai công nhận 12 hải lý bao gồm các phần trên đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
cong ham ban nuoc dang tren nhandan
Tin công hàm Phạm Văn Đồng ký với Chu Ận Lai đăng trên báo Nhân Dân
Cái chết của HCM rơi đúng vào ngày 2/9/1969
Cuối cùng là 23 năm sau,  HCM chết vào ngày 2/9/1969,  ngay ngày kỷ niệm ra mắt chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Nguyện vọng của Hồ là trở thành Stalin của miền Bắc Việt Nam đã thành, đó là thực hiện chủ nghĩa Mark Lenin cuồng bạo dù có làm ra cuộc chiến tàn khốc giết hằng triệu dân vô tội. Hồ giết dân để phục vụ quyền lợi quốc tế cộng sản.  Điển hình nhất là vụ Cải Cách Ruộng Đất mà chính họ cũng gọi là ‘long trời lở đất’.
  The mausoleum in Hanoi containing Ho’s embalmed body is a replica of Lenin’s tomb in Moscow. (Khrushchev Remembers) – Cái lăng ở Hà Nội chứa cái xác ướp của Hồ là bản sao của cái mả của Lenin tại Moscow.
Tổng Bí Thư Liên Sô sau Stalin là Khrushchev. Khrushchev dùng chữ “bản sao” phải hiểu là đã dự định cả một công trình cho cái mả của Hồ, chứ không phải một ngày một bữa là xong. Trong quyển sách ông viết về Stalin và HCM: Stalin đã khinh thường HCM vô cùng thậm tệ. Dù bị đàn anh coi thường như vậy, nhưng nguyện vọng của Hồ là được làm lăng tẩm như Lenin. Tài liệu để chứng minh việc này đã xuất hiện trong một số bài viết. Việc ông Hồ viết thư để lại muốn chôn cất đơn giản chỉ là kế sách mị dân mà thôi.
Tóm lại, những tháng 9 của những năm của thế kỷ 20 xảy ra những sự kiện quan trọng ,mà dù muốn dù không, người viết sử không thể vo tròn bóp méo. Dưới chế độ toàn trị của cộng sản Việt Nam trong những thập  niên qua, lịch sử gần như  hoàn toàn bị xuyên tạc và bưng bít. May thay cho nhân loại của thời đại kỹ thuật hóa, tội ác của những người cầm quyền chế độ  này càng lúc càng bị phơi bày.
Chế độ nào rồi cũng qua đi, và chỉ có dân tộc là tồn tại. Nhưng câu hỏi nhiều người đang vướng phải trong đầu là một ngày không xa nước Việt Nam sẽ không còn hiện diện trên bản đồ như một quốc gia? (giống như Tibet đã bị Trung cộng khống chế). Việt Nam đang bị Tàu khống chế về nhiều mặt rất rõ ràng. Chẳng lẽ toàn dân Việt chấp nhận làm nô lệ cho Tàu, như vậy thì dân tộc làm sao để tồn tại? Bùi Tín, cựu phó tổng biên tập báo Nhân Dân của Đảng, cho rằng tin HCM là người Tàu là do tình báo Hoa Nam tung ra. Để chi?  Phải chăng chuyện đã xảy ra rồi thì toàn dân nên chấp nhận cái kết quả của ông Tàu này làm ra trên đất nước Việt Nam?
Ngày 2 tháng 9 HCM cho ra đời một chế độ gian ác, để rồi cũng là ngày 2 tháng 9 Hồ ra đi vĩnh viễn. Phải chăng đó đồng thời là dấu hiệu để cho dân biết phải làm gì. Không thể cười và khóc mãi cùng một lượt! Lương tri và lương tâm con người không thể đối diện mãi với lừa dối mà không có phản ứng!

Hội nghị Thành Đô, ngày 3-4/9/1990
Tài liệu Wikipedia: Hội Nghị Thành Đô là cuộc hội nghị thượng đỉnh Việt-Trung trong hai ngày 3-4 tháng 9 năm 1990, tại Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên(Trung Quốc) giữa lãnh đạo cao cấp nhất hai Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam – Trung Quốc. Cuộc họp mặt này nhằm mục đích bình thường hóa quan hệ giữa hai nước và hai Đảng. Cho đến nay, nội dung và các thỏa thuận trong cuộc họp của đôi bên vẫn chưa được công bố,[1] tuy nhiên trên trang thông tin chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cho đăng hình ảnh chụp trong hội nghị, trong những cột mốc ngoại giao quan trọng.[2][3]
Thành phần tham dự:
Như tài liệu trên cho biết là nội dung hội nghị này chưa được chính thức công bố, nhưng Wikileaks đã nắm được tài liệu về hội nghị này và tung ra cách nay khoảng 7 năm. Có nhiều chương trình kế hoạch cho 2 bên, nhưng người Việt quan tâm nhất là nước Việt sẽ bị sát nhập vào Trung Cộng năm 2020 coi  như thành một tỉnh tự trị.
Hình ảnh minh chứng trên và những diễn biến xảy ra hằng ngày tại Việt Nam cho thấy Hội Nghị Thành Đô cùng nội dung của Wikileaks đưa ra là sự thật.
Bút Sử
Tháng 9, 2017
Sources: Britain in Vietnam, Peter Neville, 2008; Ho Chi Minh A Biography, Pierre Brocheux, 2007; Wikipedia.

No comments:

Post a Comment