Saturday

Sự Khác Biệt giữa Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/1946 và Tạm Ước 14/9/1946

Sự Khác Biệt giữa Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/1946 và Tạm Ước 14/9/1946

Hiệp Ước Sơ Bộ(HƯSB) 6/3/1946 được ký giữa Hồ Chí Minh (HCM) và đại diện Pháp Jean Sainteny tại Hà Nội. Trong lúc này chính phủ lâm thời ở nước Pháp do Đảng Xã Hội và Đảng Cộng Sản lãnh đạo. HCM và Pháp đã có những thỏa thuận qua lại từ tháng 2/1946, trên nguyên tắc Hồ đã chấp nhận tất cả những gì nước Pháp mẹ đề ra, và kết quả của sự thỏa thuận này là HƯSB.

Căn bản trong HƯSB:
  1. Nước Pháp công nhận nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là một nước tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội, tài chánh nằm trong liên bang Đông Dương và khối Liên Hiệp Pháp.
  2. Nước Pháp cam đoan sẽ thừa nhận kết quả của cuộc trưng cầu ý dân về việc thống nhất ba kỳ.
  3. Chính phủ của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chấp thuận để 15 ngàn quân Pháp vào miền Bắc Việt Nam thay quân Tưởng và sẽ rút hết sau 5 năm, quân đội của chính phủ HCM gồm 10 ngàn quân chịu sự chỉ huy của Pháp.
  4. Hai bên đình chỉ ngay xung đột và đàm phán tiếp.
Dựa vào tài liệu của nhà báo Jean Lacouture, người đã có mặt tại Hà Nội vào giai đoạn sau khi HCM ký HƯSB.
The very next day, general  Leclerc – who was the acting high commissioner- sent a cable to his government, stating that a settlement with the Vietminh was a matter of urgency and that to obtain it they must be prepared to void the word “independence” without further delay. (Ho Chi Minh  A Political Biography, Jean Lacouture, page 128) – Ngay ngày hôm sau (14/2/1946), tướng Leclerc- người được ủy quyền hoạt động- đã gửi  dây cáp về chính phủ của ông, ghi rõ rằng sự dàn xếp với Việt Minh là một vấn đề khẩn cấp và để đạt được thì họ phải chuẩn bị tránh dùng chữ “độc lập” không trì hoãn.
Thế nên trong văn bản của hiệp ước không có hai chữ “độc lập” mà có “tự do” nghĩa là tự do dưới sự chi phối của Pháp mẹ, và tất cả như quân đội, tài chánh, nghị viện…đều nằm trong Liên Bang Đông Dương (Đông Dương)  và Khối Liên Hiệp Pháp (Pháp mẹ). Bởi vậy khi đọc thấy HCM nằm trong khối Liện Hiệp Pháp phải hiểu là Pháp mẹ mà cộng sản đang nắm quyền. Ở đây, văn bản này gán luôn Bang Đông Dương mà trên thực tế thì khối Pháp tại Đông Dương là phe tư bản không chấp nhận cộng sản.
Immediately afterward he (HCM) told Sainteny, who was in Saigon on official business, that the business should be brought to a conclusion as swiftly as possible (page 128) – Ngay tức khắc ông ta (HCM) nói với Sainteny, lúc đó ở Saigon trong một công tác, rằng vấn đề nghị sự đó phải mang đến một kết quả càng nhanh càng tốt.
HCM đã bằng lòng sự sắp xếp của Pháp mẹ mà còn tỏ thái độ bán nước càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên mộng bán nước cho Pháp của Hồ qua HƯSB đã không xảy ra như ý, vì khối Pháp ở Đông Dương (Liên Bang Đông Dương) lãnh đạo bởi Georges Thierry d’Argenlieu chống đối quyết liệt. Hiệp ước này đã không được thực hiện vì qua cuộc bầu cử ngày 2/6/1946, khối chống cộng sản đã nắm lại quốc hội.
Trong văn bản HƯSB có ghi phần quân Pháp thay thế quân Tưởng, nhưng thực tế thì 2 bên D’argenlieu và Tưởng đã ký thỏa ước ngày 28/2/1946 với điều kiện là quân Tưởng rút ra khỏi miền Bắc từ 1- 15/3/1946 chậm lắm là 31/3/1946. Khi mang Pháp về Hà Nội và bị chống đối thì Hồ lại biện hộ rằng thà ngửi địt của Pháp trong ít năm còn hơn ăn cứt Tàu dài dài nhiều năm. Nói bừa bãi bất  chấp sự thật và lý lẽ. HƯSB đã không được thực hiện thì những gì liên quan tới văn kiện này cũng không có gì đáng lưu ý; tuy nhiên, người ta nhắc tới là để chứng minh bản chất bán nước làm thân nô lệ ngoại bang của HCM và tập đoàn.
Hồ tại Pháp 2/6/1946 -18/9/1946. Khi bị thất bại, HCM lại nhảy qua làm thân với chính phủ mới, ngay cả yêu cầu chính phủ vừa đắc cử (thủ tướng Georges Bidault) bắt tay với Hồ về lại Bắc Việt cai trị. Chuyện không tưởng!  Thế là trong lúc ở Pháp Hồ chỉ loanh quanh vận động các phe nhóm xã hội, cộng sản, cộng hòa để bằng mọi cách mang Pháp về miền Bắc, không gì hơn là muốn Pháp công nhận tiếp dù trước đó ngày 7/3/1946 Pháp (phe xã hội và cộng sản) đã có một buổi lễ công nhận chính phủ của Hồ tại Hà Nội. (An Encyclopedia of World History, List of Event 1945-1946, 1948, page 42)
Mục đích cao hơn vẫn là cùng Pháp cộng (Stalin trong đệ tam quốc tế) nhuộm đỏ nước Việt Nam và sau đó Đông Dương mà trong hiệp ước ghi rõ “thống nhất 3 kỳ”.
(Vietnam A Complete Photographic History, Michael Maclear and Hal Buell, 2003)
Ngày 4/7/1946, HCM đọc lời phát biểu trước thành phần chính phủ mới vừa đắc cử, một chính phủ chống cộng không nhân nhượng chút gì đối với HCM nếu Hồ còn theo đường lối quốc tế 3 cộng sản. Dù biết 2 nước trở thành thù nghịch nhưng Hồ vẫn mềm mỏng, ca ngợi “nước Pháp bây giờ là một nước Pháp mới” (không còn thực dân nữa), để  mong những người Pháp chống cộng này sẽ bắt tay với cộng sản. Làm chuyện không tưởng!

( Vietnam A Complete Photographic History)
Hình trên: Tháng 7, 1946, HCM Chủ Tịch Nhà Nước Việt Nam đi giữa, rời văn phòng Bộ Ngoại Giao Pháp trong chuyến qua Paris. Bên mặt là ông Marius Moutet, Bộ Trưởng Ngoại Giao.Hình dưới: Ngày 4 /7/1946, HCM, Chủ Tịch của Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, ký tên vào quyển khách đến thăm trong lúc viếng Tòa Thị Chánh tại Paris.
Như trên, HCM chỉ được phe thiên tả nghênh đón khi qua nước Pháp, người đại diện chính thức là ông Marius Moutet. Để tuyên truyền xuyên tạc lịch sử,  báo Đảng nhiều năm qua đăng hình HCM ký tên ở trên bảo là ký với Marius Moutet Tạm Ước  14/9/1946. Sự thật như thế nào, phần sau đây để cho người đọc nhận xét.
Chi tiết về chuyện quá nửa đêm. Khi biết rằng phe Bidault quyết liệt chống đối cộng sản và đã có dấu hiệu chiến tranh thì HCM bối rối và đổi chiến thuật.
“Don’t let  me go back empty handed,” he kept saying; “arm me against my own extremists.” (page 154) –“ Đừng để tôi trở về tay không,” ông ta cứ nói mãi; “ bảo vệ tôi để chống lại những người cực đoan trong phe chúng tôi.”
Không những các chính đảng quốc gia chống đối hiệp ước bán nước này mà ngay cả thành phần Việt Minh cũng không chấp nhận mà HCM gọi họ là cực đoan. Lacouture còn kể là ông Moutet rất mệt về HCM khi cứ lải nhải theo sát ép làm này nọ.
Ngày 13/9/1946, chính phủ Pháp đã dứt khoát đường lối về HCM. Tái chiếm Việt Nam và làm ra chiến tranh với Việt Minh là để dẹp làn sóng đỏ đang bành trướng tại Đông Dương, nếu không lâu dài nó sẽ ảnh hưởng tới các quốc gia tự do dân chủ, nhất là nước Pháp lúc này Đảng Cộng Sản đang có đà và cơ hội Stalin đang nhuộm các nước ở Đông Âu. Dứt khoát sau 1945 Pháp không còn là thực dân, từ 1946 -1949 Pháp đã trả độc lập cho các nước mà trước đó là thuộc địa. HCM biết điều này nhưng không hề đề cập tới cho dân Việt Nam biết.
Hôm sau 14/9/1946, Moutet trở về nhà trong tư thế mệt mỏi. Vào khoảng nửa đêm, ông nhận một cú điện thoại. Đó là HCM. “ I think we have almost reached agreement. There are just a few details that need settling. Expect me any moment.” (page 154)- “ Tôi nghĩ chúng ta gần như đã đạt sự đồng ý. Chỉ còn một vài chi tiết cần làm để ổn thỏa. Hãy chờ tôi, tôi đến ngay.”  Ông Moutet không còn sức để giải quyết gì cả vào lúc quá khuya nên trả lời ngay với HCM:” I’ll see you tomorrow.” –“ Tôi sẽ gặp ông ngày mai.” But an hour later the telephone rang again: “ I’m on my way to you, all ready to sign…” (page 154) -Nhưng một tiếng sau điện thoại  reo nữa: “ Tôi đang đến gặp ông, tất cả đã chuẩn bị chỉ ký tên thôi…”
Moutet sat on the bed in his pajamas and signed the document which was afterward known as the “modus vivendi of September 14.” (page 154) – Moutet ngồi tại giường ngủ với bộ đồ ngủ và ký tên vào bản văn mà sau này nó được biết là “văn kiện thỏa thuận tạm thời ngày 14/9.”
Như trên đủ thấy là văn bản 14/9/1946 ký giữa hai người (không phải đại diện chính phủ Pháp) vào lúc quá khuya tại giường ngủ chỉ là một kế sách mẹo vặt của Hồ. Nó được xem như một lá bùa mang về miền Bắc hộ trì cho chế độ trong giai đoạn ngắn khoảng 3 tháng trước khi chiến tranh với Pháp. Mọi người (thiếu thông tin, thiếu kiến thức) hiểu nó như thật. Nhưng dù có thật đi nữa văn bản đó vẫn là văn bản bán nước vì cấu kết với ngoại bang Pháp về miền Bắc cai trị. Nó cũng na ná như HƯSB trước đó mà thôi. Một số nhà nhận xét cho rằng với tài thủ đoạn của Hồ thì kế sách này là có thời gian vài ba tháng để thanh toán những thành phần chống lại ông ta.
Dù văn bản 14/9 đó không có tính pháp lý, sinh viên và kiều bào xuống đường biểu tình với  khẩu hiệu “HCM bán nước” tại Toulouse ngày 18/9/1946 khi HCM trên đường xuống tàu về nước. Trước đó vào 3/1946, dân Hà Nội cũng xôn xao gọi “HCM bán nước” ngoài đường phố sau khi HCM ký với Sainteny HƯSB, mà nhà báo Jean Lacouture chứng kiến đã biên vào sách.
Không thể giải thích cách nào khác hơn là chấp nhận. Một đoạn trong trang báo Đảng:Người đã ký Tạm ước ngày 14-9 để tranh thủ thời gian tiếp tục xây dựng lực lượng, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến toàn quốc mà Người biết chắc chắn sẽ xảy ra.( lichsuvietnam.vn).
Ngay cả khi trên đường bay qua Paris vào 31/5/1946, HCM cũng đoán biết phe cộng sản Pháp sẽ thất cử. Người bạn cũng là kẻ tháp tùng trên chuyến bay, tướng Pháp Raoul Salan, đã khuyên Hồ nên “đầu hàng.” (HCM, Tên Người Sáng Mãi, Hoàng Sơn Cường, 2008)
Tóm lại, HCM ký tạm ước 14/9/1946 là để câu giờ, không muốn xảy ra tình huống trở tay không kịp. Hồ sợ làn sóng đứng lên chống lại sau khi thất bại tại hội nghị Fontainebleau, các đảng phái quốc gia biết rõ thêm Hồ là tên quốc tế cộng sản sừng sỏ đang có hành động bán nước. Sự  chống đối từ 3/1946 gồm dân chúng cho tới các đảng phái quốc gia, và cả những đồng chí của Hồ cũng trở thành thù nghịch với Hồ, vì trong HƯSB chỉ cho chính phủ của Hồ một số quyền hạn mà không được độc lập hoàn toàn. Họ theo HCM để “kháng chiến” chỉ mong Việt Nam được độc lập, giờ ngã ngữa ra Hồ giao nửa phần đất cho Pháp cộng. Chữ ký trong HƯSB 6/3/1946 và tạm ước 14/9/1946 mà người viết cho rằng nó chứng tỏ hành động bán nước lần thứ nhất của HCM.
Bút Sử
Sources: Ho Chi Minh A Political Biography, Jean Lacouture, 1968; Vietnam A Complete Photographic History, Michael  Maclear and Hal Buell, 2003; An Encyclopedia of World History, 1948.
  


No comments:

Post a Comment