Các ban bộ của Đảng Cộng Sản Việt Nam đang tổ chức buổi “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” ngay trước ngày gọi là “sinh nhật” của Hồ. Nhưng đúng ra thì mỗi năm phải làm sinh nhật cho Hồ Chí Minh (HCM) ít nhất 5 lần. Tại sao?
Chúng tôi được biết một số tài liệu đưa ra dẫn chứng HCM có 5 lần khai tên họ khác nhau với ngày tháng năm sinh khác nhau, vào khoảng vài thập niên đầu trong đời hoạt động chính trị của ông ta.
Tại sao chính HCM lại ra lệnh cho thư ký riêng Vũ Đình Hùynh tổ chức ngày sinh nhật đầu tiên vào 19/5/1946, mà không phải là người khác hay một ủy ban nào đó làm cho ông ta? Lúc này, nếu cho là sinh năm 1890, thì HCM đã là 56 tuổi. Phải làm sinh nhật gấp rút để đón Thống Đốc d’Argenlieu ra Hà Nội gặp Hồ. Thế thì ngày tiếp khách này vô tình trùng hợp với ngày sinh nhật của Hồ hay là có một sự tính toán nào đây?
Trong hồi ký của Vũ Đình Huỳnh: Cuộc thăm viếng xã giao vô hình chung biến thành cuộc đến chúc mừng nhân ngày sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh. Điều mà tôi tin là đối với Bác, ngày sinh của mình cũng phải là một ngày phục vụ được lợi ích của cách mạng…”
Thật vậy, ông Huỳnh không sai khi cho rằng HCM ngay cả dùng ngày sinh nhật của mình để phục vụ mục tiêu chính trị. Tình hình chính trường chính trị thay đổi bên Pháp qua cuộc bầu cử sắp diễn ra đã làm cho HCM vô cùng lo lắng, mà nhân vật làm cản trở ý đồ của Hồ chính là d’Argenlieu. Thế nên, Hồ dùng yếu tố tâm lý mềm dẻo lần này để mong d’Argenlieu chịu làm theo chiều hướng của ông ta. Đó là HCM muốn d’Argenlieu giúp làm mọi cách để chính phủ Pháp chấp nhận cái Hiệp Ước Sơ Bộ, ký ngày 6/3/1946, giữa Hồ và Đại Sứ Pháp Jean Sainteny. Hiệp ước này nếu được chính thức hóa thì cả 3 miền Bắc Trung Nam vào tay Đảng Cộng Sản Việt Nam/Đông Dương.
Xin đọc chi tiết: https://mousekeymakehistory.wordpress.com/2011/05/07/t%e1%ba%a1i-sao-co-ngay-sinh-nh%e1%ba%adt-195-c%e1%bb%a7a-hcm-t%e1%ba%a1i-ha-n%e1%bb%99i/
Hai trường hợp điển hình để chứng minh người quốc tế cộng sản có bản chất gian manh mà trên thế giới này chỉ có một không hai, khi bàn về vấn đề tên họ và ngày sinh.
Trên lá thư Nguyễn Tất Thành đề ngày sinh là 1892. Rất tiếc là Thành đã không được nhà trường thuộc địa chấp nhận cho vào học. Dĩ nhiên là học xong thì Thành sẽ được một việc làm trong hệ thống Pháp thuộc, có cuộc sống khá hơn người thường, và phải phục vụ cho chế độ thuộc địa, cái mà sau này HCM đã tốn nhiều năm tháng để tuyên truyền lên án. Có phải, nếu Thành làm việc cho Pháp thuộc địa thì đã không có sự xuất hiện người quốc tế cộng sản HCM năm 1945, lúc mà Pháp đã không còn là thực dân.
Trên thẻ sinh viên có hình ảnh với tên Nguyễn Ái Quốc, sinh ngày 15/1/1894. Lúc này Thành ở Pháp khoảng hơn 2 năm, làm việc chung với nhóm Ngũ Long ( Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Tất Thành) và lấy bút hiệu Nguyễn Ái Quốc của nhóm này làm riêng cho mình. Thẻ này được cấp sau ngày ký Hội Nghị Versailles (28/6/1919).
Tài liệu cho thấy Bản Yêu Sách 8 điểm mà Nguyễn Ái Quốc đại diện cho nhóm để trình lên hội nghị là do đa số công lao của các ông Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường, Phan Chu Trinh viết ra, vì tiếng Pháp của Thành lúc đó còn rất yếu. Thành là người năng động lại trẻ tuổi, nên các ông giao công tác cho Thành cũng là điều khá hợp lý. Hơn nữa, thành tích hoạt động chống nhà nước thuộc địa của cụ Phan Chu Trinh bị sự dòm ngó của chính phủ Pháp, mặc dù đang sinh sống bên Pháp, nên các ông hoạt động âm thầm hơn và giao bề ngoài cho Thành. Lúc này nhóm chưa khám phá âm mưu và đường giây hoạt động cho khối đệ tam quốc tế của Thành.
Nước Pháp đã nghi ngờ vai trò của Nguyễn Ái Quốc, mặc dù 8 điểm đó không ra ngoài mục tiêu của Hội Nghị Versailles, đặc biệt là 14 điều cơ bản về các nước thuộc địa của Tổng Thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson hiện diện trong ngày lịch sử đó. Chính phủ Pháp đã cử nhân viên tình báo bí mật (Sureté Official), ông Paul Armoux, để theo dõi Thành rất nhiều năm, ngay cả cho đến giai đoạn cuối đời với tên HCM.
Trên thẻ đảng viên cộng sản Pháp với tên Henri Tchen, cấp năm 1922, không thấy ghi ngày tháng năm sinh. Trong Yêu Sách 8 điểm tại Versailles vào 6/1919, Thành ký tên Nguyễn Ái Quốc đại diện cho nhóm. Sau khi gia nhập quốc tế cộng sản cùng những hoạt động được giao phó thì bút danh Nguyễn Ái Quốc được Thành xử dụng nhiều hơn. Tuy vậy, ông ta còn tạo ra rất nhiều tên họ, bút danh, và bí danh khác nhau để hoạt động, để qua mắt tình báo thế giới. 175 tên đã được Viện Bảo Tàng của Đảng công khai ra sách từ 2001, cộng thêm trên 30 tên nữa bảo là còn trong vòng nghiên cứu.
Vì nhu cầu tìm hiểu của giới trẻ ngày càng nhiều, Đảng Cộng Sản Việt Nam phải đăng sự kiện về những tên họ lên mạng toàn cầu, chứ không chỉ là sách để trong các viện mà ngày nay ít người quan tâm đến. Một người tự cho mình là “cha già dân tộc” từng có nhiều lời, nhiều bài dạy bảo dân phải thế này thế nọ, lại là người vô cùng gian xảo có nhiều tên họ nhất thế giới. HCM có ít nhất 5 ngày sinh khác nhau mà không ai biết ngày sinh thật của ông ta là ngày nào. Nội bộ bí mật của Đảng biết, nhưng có lẽ họ tiếp tục che giấu.
HCM là một nhân vật đã từng được nhiều học giả thế giới cho là người chỉ biết hành động theo chỉ thị, không có tư tưởng gì cả. Ho was a supreme pragmatic – Hồ là người rất là thực hành, theo tác giả Peter Neville.
Hằng năm trong những ngày của trung tuần tháng 5, Đảng cố tạo ra những buổi thuyết trình cho giới trẻ về “tư tưởng, phong cách, đạo đức HCM…” cũng chỉ mong khủng bố tẩy não người bị bắt buộc tham dự, dù chính kẻ thuyết giảng trong tận cùng thâm ý của họ cũng không tin vào cái thứ chủ nghĩa lạc hậu, tối tăm như đường hầm. Có thể chính họ cũng biết HCM là kẻ bán nước, vọng ngoại chỉ lo phục vụ quyền lợi quốc tế, một tội đồ dân tộc, nhưng lừa dối vẫn phải tiếp tục vì họ luôn xem quyền lợi Đảng trên đất nước dân tộc.
Tuổi trẻ cũng nên đặt nghi vấn về những năm sinh khác nhau của HCM để Đảng trả lời. Cũng nên đặt vấn đề truyền thống dân tộc Việt Nam, vì từ ngàn xưa người Việt hay thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ, nhớ công ơn qua buổi Lễ Giỗ (ngày chết) chứ không phải Lễ Sinh (ngày sinh). Nếu có làm sinh nhật cho ai cũng chỉ là trong gia đình chứ không thể là tính cách cả quốc gia. Người dân Việt hằng năm có Giỗ Tổ Hùng Vương là vậy!
Những năm sinh của HCM: 1892, 1894, 1890…Chỉ có 19/5/1946 là ngày sinh nhật đầu tiên được Hồ tuyên bố và chọn 1890 là năm sinh của ông ta.
Người khách danh dự trong buổi sinh nhật đó là Thống Đốc Pháp d’Argenlieu. HCM “nhử mồi” kiểu tâm lý trẻ con này không thành công, nên phải chấp nhận cuộc chiến tranh ý thức hệ với Pháp kể từ 12/1946. Nên ghi nhận rằng chính phủ Pháp lúc đó cho tướng Jean Fonde nói chuyện với Võ Nguyên Giáp, Jean Sainteny nói chuyện với HCM và khuyên Hồ nên rời bỏ hàng ngũ quốc tế cộng sản, không nên có chiến tranh, nhưng cả hai Giáp và Hồ đã dứt khoát làm ra cuộc chiến dù hàng triêu dân Việt phải chết.
Bút Sử
5/2020- Tháng 5 của Đảng lừa dối
5/2020- Tháng 5 của Đảng lừa dối
Sources: Ho Chi Minh, Peter Neville, 2019; internet photos
No comments:
Post a Comment