Saturday

Albert Sarraut vs Ho Chi Minh

albert sarraut vs ho chi minh2
Albert Sarraut, Ho Chi Minh

Albert Sarraut với chức vụ Thống Đốc Đông Dương hai nhiệm kỳ, 1911-1913 và 1917-1919, sau đó ông trở về Pháp để nhận một trọng trách mới. Nguyễn Tất Thành bấy giờ có bí danh là Nguyễn Ái Quốc. Từ 1919-1923, Quốc đã đến văn phòng ông Sarraut nhiều lần để thỉnh cầu trợ giúp phong trào đòi độc lập cho Việt Nam. Sarraut đã biết rõ những hoạt động của Quốc sau khi người thanh niên này gia nhập Đảng Cộng Sản Pháp. Ông ta đánh giá việc bành trướng chủ nghĩa cộng sản trong thời điểm đó tại Âu Châu làm bất lợi cho nước Pháp như thế nào, mà Quốc là một nhân vật trong hệ thống cộng sản đệ tam với ý đồ nhuộm đỏ Đông Dương.


Trong tài liệu của Laura Lam, một cây viết Anh ngữ cho báo cộng sản Việt Nam và Hongkong, đã trích ra tài liệu về mẩu đối thoại của Albert Sarraut.

Nowadays there are lunatics in France, who are very active. They have a close relationship with the Bolsheviks. From Russia, they communicate with Guangdong. From Guangdong, they communicate with Viet Nam. The French government knows all of these.
Thời buổi này đang có đám khùng điên tại nước Pháp, họ rất tích cực hoạt động. Họ có sự liên đới chặt chẽ với nhóm Bolsheviks. Từ Nga, họ liên lạc thông tin với Quảng Đông. Từ Quảng Đông, họ liên lạc với Việt Nam. Chính phủ Pháp biết rõ tất cả vấn đề này. 
Sarraut nói tiếp:

I like brave young men like you. It’s good to have bravery, but one must be abreast of the issue to be considered intelligent. Hey! If you ever need my help, I will be ready to assist you. From now on we know each other, there is no need to be so formal.
Tôi thích người trẻ can đảm như ông (lúc này Nguyễn Ái Quốc khoảng 32 tuổi). Rất tốt khi có lòng dũng cảm, nhưng một người phải nhận biết cái thực tế hiện trạng của vấn đề để được cho là người thông minh. Hey, nếu có khi nào cần sự giúp đỡ của tôi, tôi sẽ sẵn sàng giúp ông. Từ nay trở đi chúng ta biết nhau rồi, không cần phải khách sáo.

Theo cách nói trên của Sarraut thì rõ ràng ông ta cho rằng Quốc không thức thời, không đo lường hậu quả nếu cứ tiếp tục làm tay sai cho cộng sản Bolsheviks. Sarraut nói thẳng trước mặt Quốc rằng chính phủ Pháp biết rõ việc cộng sản quốc tế có đường dây từ Nga qua Trung Hoa, rồi đến Việt Nam. Cho là Quốc có lòng quả cảm thật, nhưng không nhận thức đúng sai trước hoàn cảnh nên không thể nào là người có trí thông minh. Sarraut lại thòng thêm vài lời sau cũng mong Quốc thay đổi đường lối thì ông ta sẵn sàng giúp, nhưng việc đó đã không xảy ra.

Trong giai đoạn này, Tổng Thống Raymond Poincaré lãnh đạo nước Pháp. Hiện tượng xảy ra vào năm 1920, Quốc cay cú Poincaré  vì ông ta chống cộng sản.

T Lan, bút hiệu của Hồ Chí Minh, viết cuốn“Vừa Đi Đường Vừa Kể Chuyện,” ra đời 1961: “Chính phủ Pháp lúc đó do Poanhcarê cầm đầu. Y là một người cực kỳ phản động. Chính y đã chủ trương đánh cách mạng Nga. Khi quân sự đã thất bại, y chủ trương tẩy chay kinh tế Nga. Trong cuộc tổng tuyển cử Hạ Viện Pháp, y đã cho dán khắp cả nước bức vẽ tuyên truyền chống cộng, dưới nhan đề là ‘Bônsovích hai hàm răng ngậm dao.’ Trong bức vẽ thì phía sau là một người Bônsơvích, mặt mũi rất dữ tợn, miêng ngậm một con dao đẫm máu, tay xách cái đầu của một người đàn bà…”

Sarraut cho là Quốc không thức thời khi theo cộng sản, dẫn chứng điều đó là chính Quốc đã chứng kiến và sau này viết thành sách kể lại hiện tượng người dân của kinh đô ánh sáng biểu tình, vẽ ảnh Bolsheviks chặt đầu phụ nữ, hai hàm răng ngậm dao đẫm máu.

Vào đầu năm 1923, Sarraut yêu cầu chính phủ Pháp trục xuất Quốc về Việt Nam, nhưng Thống Đốc Đông Dương lúc đó không đồng ý, cho rằng nên để người quốc tế cộng sản Quốc tránh xa quần chúng hầu bớt hậu quả của sự tuyên truyền và xách động.

Nỗi ám ảnh về Quốc của ông Sarraut kéo dài khá lâu cho đến 1946, khi Quốc lúc này là Hồ Chí Minh đến Pháp vào thời điểm bầu cử quốc hội và Hội Nghị Fountainebleau.
Con rể của Albert Sarraut là Đại Sứ Jean Sainteny, một người khá thân cận với Hồ Chí Minh từ 1945. Vào tháng 7/1946, Sainteny tổ chức một bữa tiệc tại nhà, thuộc thành phố Paris, với nhiều giới chức tham dự trong đó có Albert Sarraut và Hồ Chí Minh. Khi được Sainteny giới thiệu hai bên, Sarraut thì rất bình tĩnh, còn Hồ Chí Minh lộ vẻ vui thích (amused).

Well, exclaimed Sarraut, “here you are, you old Brigand. I have you within my reach at last! What a good part of my life I ‘ve spent pursuing you!” (Ho Chi Minh and his Vietnam, Jean Sainteny, 1972, page 81)

Hay lắm, Sarraut la ầm lên, “Ông đây rồi, tên già thổ phỉ. Cuối cùng thì tôi cũng bắt được ông trong tầm tay. Thật là một phần đời thú vị của tôi khi tôi đã nhiều năm tốn công sức truy nã ông!”

Thật vậy, giai đoạn này phe cánh Sarraut trong thế chủ động vì đã lấy lại quyền lực tại quốc hội từ tay cộng sản, nên không gì hơn là Hồ chấp nhận chiến tranh với Pháp nếu còn tiếp tục đi theo kế hoạch nhuộm đỏ Đông Dương.

Cần ghi nhận thêm, giai đoạn Albert Sarraut làm Thống Đốc Đông Dương, Hà Nội có trường trung học Lycée Albert Sarraut, một trong những trường Albert Sarraut thuộc hệ thống thuộc địa Pháp. Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Nguyễn Mạnh Tường, Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, Hoàng Văn Chí…là những học sinh trong nhiều học sinh được đào tạo thành tài từ trường này.

Nguyễn Tường Tam trốn thoát vào 1946 khi khám phá Hồ và nhóm chóp bu đi theo cộng sản quốc tế, không có tinh thần quốc gia. Hoàng Văn Chí nhận rõ bản chất cộng sản nên di cư vào Nam sau Hiệp Định Geneve 1954. Đầu thập niên 1960, ông cho ra đời “From Colonialism To Communism,” một cuốn sách có nhiều tài liệu lịch sử giá trị, nhất là viết về chiến thuật Cải Cách Ruộng Đất do Hồ Chí Minh theo lệnh đàn anh chủ động, làm đẫm máu rất nhiều nông dân miền Bắc. Sách được dịch ra 15 thứ tiếng, tiếng Việt – Từ Thực Dân Đến Cộng Sản.

Tóm lại, Albert Sarraut cho rằng Nguyễn Ái Quốc là người không thông minh khi chọn cho mình con đường quốc tế cộng sản dưới chiêu bài đòi độc lập cho Việt Nam. Hơn nữa, người này tiếng Pháp còn rất kém lại có những trò bịp bợm. Sarraut biết rõ không có ai tên Nguyễn Ái Quốc cả mà đó chỉ là bút danh của nhóm ông Phan Chu Trinh. Nhóm này đã viết ra Yêu Sách 8 Điểm mà Nguyễn Tất Thành đã đệ lên hội nghị rồi ăn cắp luôn tên Nguyễn Ái Quốc của nhóm.

Sarraut phỉ báng Hồ Chí Minh ngay tại buổi tiệc có nhiều chính khách là một tên cướp thật không sai – cướp chính phủ Trần Trọng Kim, cướp bút danh người khác, cướp tiền của người dân một cách tinh vi như vụ “tuần lễ vàng.”

Bút Sử

Sources: Ho Chi Minh and His Vietnam, Jean Sainteny, 1972; Vừa Đi Đường Vừa Kể Chuyện, T Lan, Từ Thực Dân Đến Cộng Sản, Hoàng Văn Chí, 1964.

No comments:

Post a Comment