Vụ Hồ Chí Minh âm mưu giết Nông Thị Xuân đã được các cựu đảng viên vạch trần, các công như Nguyễn Minh Cần, Vũ Thư Hiên, Bùi Tín... Và đặc biệt nhất là lá thư của anh bộ đội gửi cho Nguyễn Hữu Thọ, chủ tịch Quốc Hội, vào ngày 29/7/1983. Anh bộ đội là chồng sắp cưới của cô Vàng, em họ cô Xuân, vì cảm thấy không thể sống lâu với bạo bệnh nên quyết định vạch trần sự thật tàn nhẫn này cho dư luận thế giới biết.
Một người nữa cũng trong trường hợp nghi vấn, nhưng chưa có bằng chứng rõ ràng là bà Đỗ Thị Lạc. Sau khi bị quân Tưởng Giới Thạch giam, Hồ Chí Minh cùng phái đoàn trở về Việt Nam hoạt động, trong đó bà Lạc là người có đứa con gái với Hồ. Bà Lạc về Cao Bằng một thời gian ngắn thì bị "mất tích."
Theo tài liệu của học giả Trần Trọng Kim trong cuốn "Một Cơn Gió Bụi", có đề cập tới vấn đề này, cũng như cho biết bà Lạc không phải đảng viên cộng sản. Trong phái đoàn trở về gồm trên 20, có 3 người bị sát hại vì không muốn trở thành đảng viên cộng sản.
Đối với người cộng sản như Hồ Chí Minh thì phương châm "phương tiện phục vụ cho mục đích" dù việc làm đó có tàn ác thế nào vẫn phải làm.
Việc Hồ giết cô Xuân cũng nằm trong mục đích "bảo vệ" sự tuyên truyền của Đảng. Đảng luôn ra rả cho rằng "bác Hồ" độc thân để lo "việc nước," "đừng bắt chước bác Hồ là không lấy vợ"... Trên thực tế thì báo chí thế giới đưa ra bằng chứng: làm đám cưới với bà Tăng Tuyết Minh, qua Hongkong ăn ở với Nguyễn Thị Minh Khai, rồi đệ đơn xin cưới Minh Khai, ăn ở với Đỗ Thị Lạc có đứa con gái, có tin Đảng Cộng Sản Liên Sô cưới vợ Nga cho Hồ có đứa con gái, ăn ở với bà Nông Thị Ngát tại hang Pac Bo lòi ra Nông Đức Mạnh, v.v.
Vụ Nông Thị Xuân nổi bật vì có nhiều nhân chứng và bằng chứng.
Bút Sử
3/2025
No comments:
Post a Comment