Nikita Khrushchev có giáp mặt với Hồ Chí Minh (HCM) vào đầu năm 1950 khi Hồ đến gặp Stalin tại Nga thì ông đã có những nhận xét về con người này. Từ hình thức bên ngoài lúi cúi bên cạnh các lãnh tụ cộng sản đến bên trong trống rỗng, nhưng lúc nào Hồ cũng tỏ ra nhiệt tình chân thật. Sự cuồng nhiệt về chủ nghĩa cộng sản của một người kém kiến thức như HCM cũng không làm Khrushchev ngạc nhiên, để rồi ông Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Liên Sô này phải tiên đoán rằng Trung Cộng sẽ không buông tha Việt Nam ra khỏi bàn chân đầy móng vuốt. Cứ ôm các đồng chí anh mà hôn hít đi rồi sẽ thấy hậu quả! Nhận xét của Khrushchev được ghi lại trong quyển “Khrushchev Remembers” xuất bản vào năm 1970.
Người ta thấy nhan nhãn lối hôn hít hơi khó nhìn của những người cộng sản phái nam, nhưng phải công nhận rằng người cộng sản HCM được thêm nổi tiếng cũng nhờ vào những cái hôn kỳ quái. Hôn xối xả các đồng chí ngoại quốc đến các trẻ em gái. Hôn đến độ mà báo Life vào 1957 đã phải đặt cho HCM thêm cái tên là “người cộng sản hôn nhiều nhất – the kissingest communist.” Cố gắng chứng tỏ rằng mình rất thân Mao, nhưng cũng bị Mao khinh thường như hình ảnh film trên. Ráng làm thân với Liên Sô, rồi cũng bị Khrushchev kể tội.
Dựa vào quyển sách trên viết về những điều Khrushchev kể để có phần trình bày và nhận xét sau đây.
Những đảng viên cộng sản Âu Châu khi tiếp xúc với HCM cũng đồng quan điểm với Khrushchev rằng Hồ yêu chủ nghĩa cộng sản cuồng nhiệt còn hơn những đảng viên kỳ cựu nơi phát sinh ra chủ nghĩa này. Khrushchev ví HCM như “thánh cộng sản.” Còn hỏi về lịch sử Đảng thì Hồ không biết phân biệt chút gì về các giai đoạn biến chuyển của các đảng cộng sản khi Hồ ghi tên gia nhập vào đệ tam quốc tế cộng sản.
Khrushchev có ý rằng HCM quá khù khờ vì tin rằng những đồng chí cộng sản thế giới rất là thành thật (sincere and honest) nên mới mỉa mai đặt cho Hồ một thánh danh (communism’s saint). Điều này cũng có thể có nghĩa Khrushchev nhận xét về trình độ chính trị của HCM quá yếu kém. Tuyên truyền thôi, mà tuyên truyền thì không là sự thật. Có thể Khrushchev cho thế giới biết rằng làm gì có chuyện không có lằn ranh giữa những quốc gia cộng sản!
Thật ra HCM đã có 30 năm hoạt động ở nước ngoài, đến 1950 là trên dưới 40 năm chuyên nghiệp hành nghề cộng sản thì không thể không hiểu bản chất người cộng sản. Không nói láo không phải là cộng sản như là châm ngôn mà chính người cộng sản hiểu điều đó hơn ai hết, mà các sư tổ của chủ nghĩa cũng dạy cán bộ phải nói láo vì nói mãi mỗi ngày cũng có người tin là thật. Những thủ thuật để cướp chính quyền năm 1945; những lèo lái, lòn cúi, lừa mị dư luận cùng với các nhóm thiên tả bên Pháp (cộng sản và xã hội) năm 1946 khi Hồ ở đó 4 tháng để vận động cho Hiệp Ước Sơ Bộ thì không thể cho rằng họ thành tâm chấp nhận sự thật.
Vấn đề là HCM rất quá muốn trở thành lãnh tụ với đầy quyền lực nên mọi phương tiện đều có thể thực hiện để đạt mục đích. Ở Nga thì có Stalin, ở Việt Nam thì có HCM. Tại sao lại không được?
Thật ra HCM đã có 30 năm hoạt động ở nước ngoài, đến 1950 là trên dưới 40 năm chuyên nghiệp hành nghề cộng sản thì không thể không hiểu bản chất người cộng sản. Không nói láo không phải là cộng sản như là châm ngôn mà chính người cộng sản hiểu điều đó hơn ai hết, mà các sư tổ của chủ nghĩa cũng dạy cán bộ phải nói láo vì nói mãi mỗi ngày cũng có người tin là thật. Những thủ thuật để cướp chính quyền năm 1945; những lèo lái, lòn cúi, lừa mị dư luận cùng với các nhóm thiên tả bên Pháp (cộng sản và xã hội) năm 1946 khi Hồ ở đó 4 tháng để vận động cho Hiệp Ước Sơ Bộ thì không thể cho rằng họ thành tâm chấp nhận sự thật.
Vấn đề là HCM rất quá muốn trở thành lãnh tụ với đầy quyền lực nên mọi phương tiện đều có thể thực hiện để đạt mục đích. Ở Nga thì có Stalin, ở Việt Nam thì có HCM. Tại sao lại không được?
Dù ca ngợi Stalin còn hơn thánh sống, nhưng HCM bị Stalin khinh bỉ, coi thường.
During our conversation, Ho Chi Minh kept watching Stalin intently with his unusual eyes. I Would say that there was in his gaze an almost childlike naiiveté (page 481)- Trong lúc đàm thoại, HCM luôn nhìn Stalin rất chăm chú với ánh mắt khác thường. Tôi muốn nói rằng cái nhìn chầm chập kéo dài như thế không khác gì một trẻ con khờ khạo.
Khrushchev ví HCM như đứa trẻ con khi lúc đó Hồ đã là trên dưới 60 tuổi. Ở tuổi này mà ông ta chưa có thể chửng chạc. Nhận xét về tư cách như trẻ nít của HCM người ta cũng thấy ở những sách khác như của Jean Sainteny.
Khrushchev kể, trong một dịp họp mặt đông người, HCM lấy ra từ cái cặp cuốn báo Nga rồi lom khom đến bên Stalin xin chữ ký. Stalin ký xong rồi chơi khăm là liền sau đó sai đệ tử đánh cắp cuốn ấy lại. Khrushchev còn biết đó là cách khoe khoang của HCM khi về lại Việt Nam rằng danh dự lắm mới được Stalin tặng cho chữ ký.
HCM kể lể cho Stalin và Khrushchev nghe về những khó khăn mà người cộng sản phải đương đầu tại miền Bắc Việt Nam, rồi xin vũ khí và đạn dược. Rời khỏi Moscow Hồ còn viết thư xin thêm thuốc ký ninh cho bộ đội. Stalin không muốn mất thời giờ với Hồ nữa, liền ra lệnh: Gởi cho hắn nửa tấn đi!
Giai đoạn sau vụ Điện Biên Phủ, Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) lệ thuộc Trung Cộng càng ngày càng nhiều. Khrushchev nhận xét là bề ngoài thì ĐCSVN ra vẻ thân thiện với Liên Sô, nhưng bên trong nghiêng hẳn về Trung Cộng.
Ông còn cho rằng có thể Trung Cộng cổ võ thêm cho việc ĐCSVN làm thân với Liên Sô để củng cố thêm sức lực cho miền Bắc, hay nói tóm lại là lợi dụng. Hiện tượng này đã xảy ra vào những năm sau ngày chia đôi đất nước. Miền Bắc dù thắng Pháp, nhưng năm 1958, Phạm Văn Đồng và HCM lại mời gọi yêu cầu Pháp ở lại để điều hành các cơ sở như nhà thương, trường học, hãng xưởng, hầm mỏ v.v… Một số cơ sở có lập trường chống cộng thì lật đật bỏ đi, và một số khác còn ở lại để huấn luyện cán bộ. Một thời gian không lâu, họ bị theo dõi, bị hành sách vì cộng sản nghi ngờ họ làm gián điệp cho CIA, nhất là mấy vị linh mục. Chịu không nổi nên cuối cùng thì những người Pháp này cũng cuốn gói ra đi. Họ học bài học về sự lừa mị trên giấy tờ khi hai bên cam kết thực hiện các điều khoản đã ghi trong văn bản. Những bài bản lợi dụng người Pháp ở lại này là do Trung Cộng bày ra, mà đại sứ Pháp Jean Sainteny đã ghi trong quyển “HCM and his Vietnam.”
Nhìn về thái độ và hành động của ĐCSVN ngày nay. Đảng hay qua các nước tự do để xin viện trợ này nọ, kêu gọi về Việt Nam làm kinh tế, v..v..Làm gì làm thì Đảng cũng phải qua sự cố vấn chỉ dạy của đàn anh Trung Cộng.
Khrushchev quả quyết rằng nếu Liên Sô không giúp đỡ súng đạn cho miền Bắc thì khó mà thắng miền Nam. Quả là như vậy, nên sau ngày cưỡng chiếm miền Nam, 30/4/1975, bằng súng đạn Liên Sô, ĐCSVN nghiêng qua thân Liên Sô quá đáng làm tổn hại phe thân Trung Cộng, làm mất lòng đàn anh Trung Cộng. Những trận chiến mà Việt Nam bị mất mát to lớn từ 1979, kéo dài 10 năm, với Trung Cộng đã bị Đảng làm lu mờ. Như vậy tiên đoán của Khrushchev rằng dù bất cứ giá nào Việt Nam vẫn là con mồi mà Trung Cộng muốn nuốt thì sao? Nó nuốt không được nhờ tinh thần yêu nước có từ thời Bà Trưng Bà Triệu, còn thời cộng sản mà lãnh tụ hèn kém ngu dốt như HCM, kéo theo một khối đàn em noi gương lãnh tụ, thì thôi rồi còn gì để nói. Từ nhận xét về bản chất vô tổ quốc, vô dân tộc của HCM mà Khrushchev mới tiên đoán nước Việt sẽ mất dễ dàng như vậy.
I would like to believe that Vietnam really does desire good relations with the Soviet Union, but I don’t think China will release Vietnam from its paws, and Pro-Chinese forces will remain powerful in Vietnam. They will do all they can to make Vietnam eat out of China’s hand. (page 485) – Tôi muốn tin rằng Việt Nam (miền Bắc) thật sự mong mỏi có sự liên hệ tốt với Liên Sô, nhưng tôi không nghĩ Trung Cộng sẽ tha cho Việt Nam khỏi những móng vuốt của bàn chân nó, và thành phần thân Tàu sẽ tồn tại mạnh ở Việt Nam. Người Tàu sẽ làm mọi cách có thể để Việt Nam bị nuốt mất bởi bàn tay của Trung Cộng.
Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Liên Sô Nikita Khrushchev qua đời 1971. Là người cộng sản kỳ cựu hiểu rõ bản chất cộng sản, những nhận xét của ông ta về Trung Cộng và ĐCSVN thật không sai.
Bút Sử
September 17, 2018
September 17, 2018
Sources: Khrushchev Remembers, Edward Crankshaw, translated by Strobe Talbott, 1970; Brett Reilly’s Twitter.
No comments:
Post a Comment