Wednesday

Ai Giết Vua Duy Tân?

 


This image has an empty alt attribute; its file name is vua-duy-tan.jpg

Vua Duy Tân, tức Hoàng Tử Nguyễn Phúc Vĩnh San, bị Pháp lưu đày qua đảo Réunion một thuộc địa của Pháp nằm trong Ấn Độ Dương. Đó vào năm 1916, lúc ông được 17 tuổi. Ông là một người đa tài, và có lòng yêu nước, mặc dù lên ngôi vua rất sớm. Cái chết của Vua Duy Tân có nhiều nghi vấn. Những tài liệu nghiên cứu sau này đã tìm thấy ra ẩn khuất của vấn đề. Bài viết này xin trình bày nhận xét của giáo sư Peter Neville, thuộc trường đại học Kingston University, England.

Hình: Vua Duy Tân lên ngôi lúc 8 tuổi, lúc bị lưu đày

Khi sống ở nước ngoài, người ta không gọi ông là Vua Duy Tân mà với tên thật Vĩnh San. Ông đã gia nhập quân đội Pháp thuộc ngành hải quân trong giai đoạn đệ nhị thế chiến (1939-1945). Trong lúc còn trong quân đội, ông đã bị cho ra bởi tội chống Pháp. Ông từng tuyên bố là sẽ trở về Việt Nam thiết lập lại chế độ ngang hàng như vua bên Cambodia và Lao. Trong giai đoạn chống Pháp ở Việt Nam thời còn trẻ, Vua Duy Tân được nhóm ông Trần Cao Vân đề nghị làm lãnh tụ để hiệu triệu toàn quốc nổi lên đánh Pháp.

Giai đoạn kết thúc thế chiến thứ hai, tình hình thế giới bước sang một mốc điểm tối quan trọng. Đó là sự bành trướng chủ nghĩa cộng sản ở các nơi, nhất là Âu Châu và Đông Nam Á do Hồ Chí Minh (HCM), một đệ tam quốc tế cộng sản lãnh đạo.

After a meeting between de Gaulle and Vinh San on 14 December, it was agreed that the General would accompany Vinh San on his return journey to Vietnam at the beginning of March 1946. When they did, so Prince Vinh San wrote to a French official, the ‘two flags would fly side by side’ in Hanoi, Hue, and Saigon. But, as it turned out, these plans were rendered null and void, first by Vinh San’s tragic death in an air crash on 24 December shortly after he met de Gaulle and, second, by de Gaulle’s resignation on 20 January 1946. (Britain in Vietnam, Peter Neville, 2008, page 117)

Sau khi có buổi gặp mặt giữa de Gaulle và Vĩnh San vào ngày 14/12/1945, đã có đồng ý rằng vị Tướng này sẽ hộ tống Vĩnh San trên đường trở về Việt Nam vào đầu tháng 3, 1946. Khi họ đã đồng ý, Hoàng Tử Vĩnh San viết cho một viên chức Pháp rằng ‘hai lá cờ sẽ cùng bay bên nhau’ tại Hà Nội, Huế, và Saigon. Nhưng, việc xảy ra là những dự định này đã thành vô hiệu, thứ nhất là cái chết của Vĩnh San trong một tai nạn rớt máy bay vào ngày 24/12/1945, không lâu sau buổi họp mặt với de Gaulle, và thứ hai là de Gaulle đã từ chức vào 20/1/1946.

Trước ngày này không lâu, Hội Nghị Potsdam tại Germany, diễn ra từ 17/7/1945 tới 2/8/1945, có kết quả: Quân Tưởng Giới Thạch dẹp tàn quân Nhật ở miền Bắc, quân Anh ở miền Nam; 62,000.00 quân Pháp dẫn đầu bởi Tướng Jacques Leclerc vào Đông Dương với ý nghĩa là họ phải chịu sự lãnh đạo chỉ huy của Mỹ và Anh.

Điều này không có gì là bí mật (open secret), nó cho thấy ý định tái chiếm Đông Dương của Pháp qua kế hoạch tiếp tay của Hoa Kỳ và Anh Quốc. Tài liệu cũng cho thấy, sau ngày hội nghị, Thủ Tướng Charles de Gaulle của Pháp đã “blackmail” đến Tổng Thống Harry Truman của Hoa Kỳ rằng nên giúp Pháp tái chiếm Đông Dương, bằng không nước Pháp sẽ bị lọt vào tay những người cộng sản. De Gaulle: “If you are against us in Indochina, this would cause terrific disappointment in France and might drive France into communist hands. We do not want to become communist, but I hope you do not push us into it” (page 55).

Với ý định tái chiếm Đông Dương qua sự bằng lòng hỗ trợ của Hoa Kỳ, de Gaulle đã có một chương trình cho Việt Nam. Giải quyết làn sóng đỏ tại Đông Dương hay nói trắng ra là tại Việt Nam ngay lúc này là rất cần thiết để cứu nguy nước Pháp. Quân đội Pháp vào lại Việt Nam qua tay người Anh mục đích là để dẹp cộng sản tại miền Nam trước. Thay vì mời Vua Bảo Đại về lại chấp chánh thì Vua Duy Tân được chú ý hơn. Đó là tại sao sự nghi ngờ Vua Duy Tân bị phe cộng sản sát hại qua vụ rớt máy bay ngày 24/12/1945, trên đường từ Cộng HoàTrung Phi về lại Réunion dịp Lễ Giáng Sinh.

So với Vua Bảo Đại thì Vua Duy Tân có tầm nhìn về đất nước sâu sắc hơn, có va chạm đời với chặn đường lên xuống đầy khổ nạn khi bị lưu đày, nhất là quá trình tranh đấu cho một Việt Nam độc lập. Vua Bảo Đại đến lúc Việt Minh cướp chính quyền 8/1945 cũng mù mờ không biết HCM là ai, làm gì. Cũng chính vì non nớt chưa hiểu cộng sản là gì, cứ tưởng HCM yêu nước giành độc lập nên Vua Bảo Đại tuyên bố bỏ vai trò gánh vác để trở thành một người công dân bình thường. Dù sao, đến năm 1949 nhà vua đã chín chắn hơn về chính trị, nên yêu cầu chính phủ Pháp phải làm thủ tục mời đàng hoàng khi muốn ông từ Hongkong về nước. Còn HCM thì bốn tháng bên Pháp (6-9/1946) loanh quanh nịnh hót mọi thế lực, làm mọi cách muốn Pháp trở lại Hà Nội hợp tác với chính phủ ăn cướp của Hồ.

Những cam kết hai bên giữa Pháp và Vua Duy Tân đưa ra một con đường hứa hẹn tốt đẹp. Chính trường tại Pháp lúc này bị khống chế bởi các đảng thiên tả, nhưng vì là chính phủ lâm thời nên thời hạn nắm quyền không được lâu, chỉ khoảng sáu tháng. Tháng 3/1946 là lúc dự định đưa Vua Duy Tân về Việt Nam thì ông bị tử nạn. Cũng chính tháng 3/1946 là thời điểm HCM rước quân đội Pháp vào miền Bắc, thuộc chính phủ lâm thời do Đảng Cộng Sản và Xã Hội nắm quyền, cho phép Pháp vào miền Bắc để cai trị qua Hiệp Ước Sơ Bộ.

Vua Duy Tân đã không còn. Khi phe cánh của Phong Trào Cộng Hòa Nhân Dân của Thủ Tướng Bidault đánh bại Đảng Cộng Sản Pháp tại Quốc Hội, họ có chương trình tái chiếm công khai và tìm cách giúp chính phủ tại Nam Kỳ. Vài chính phủ trước đó được thành lập khi Pháp đương đầu với phe HCM, tách Nam Kỳ ra thành chính phủ tự trị (autonomous state) để không bị dính vào kế hoạch “thống nhất ba kỳ” do cộng sản Pháp và Hồ làm ra trong Hiệp Ước Sơ Bộ ký ngày 6/3/1946. Năm 1949, Vua Bảo Đại được Pháp mời về làm Quốc Trưởng qua cơ chế Quân Chủ Lập Hiến.

Trở lại cái chết của Vua Duy Tân 24/12/1945. Tầm cỡ quan trọng của Vua Duy Tân như thế nào đối với lịch sử mới trong giai đoạn cộng sản cầm quyền? Giáo sư Neville nêu ra câu hỏi này khi có hiện tượng Vua Duy Tân được đề cao bởi nhà nước cộng sản.

Vào 1987, lúc đó thủ tướng là Phạm Văn Đồng. Hài cốt của Vua Duy Tân được gia đình mang về Việt Nam an táng và được nhà nước tổ chức trọng thể với đầy đủ nghi thức quân đội do PhạmVăn Đồng chủ lễ truy điệu. His body returned to Vietnam in 1987, it was received with full military honors by the communist premier Pham Van Dong (page 117).

Thủ Tướng Charles de Gaulle than với tướng Alain de Boissieu rằng cái chết của Vua Duy Tân làm mất đi cơ hội tốt cho nước Pháp và Đông Dương. Vinh San’s death had deprived France of “une carte maitresse pour l’Indochine” , a winning card for Indochina (page 117). Nếu Vua Duy Tân trở về chấp chánh vào 3/1946 thì cuộc diện đã khác. Khác như thế nào, mà Pháp cho rằng đó như là một chiến thắng cho Đông Dương.

Có một thế lực làm ra cái chết của Vua Duy Tân. Có phải đó chính là phe cộng sản. Từ 12/1945 -2/1946 phe cộng sản và xã hội tại Paris đã liên lạc cấu kết nhau với HCM làm ra Hiệp Ước Sơ Bộ. Nghi vấn này của những người viết sử đã cho thấy có giá trị khi quan sát thái độ của HCM ngay trước khi rời nước Pháp trở về lại Việt Nam vào 9/1946, sau vụ Đảng Cộng Sản Pháp mất ghế quốc hội, không còn cơ hội thực hiện nhuộm đỏ ba miền. Hồ nhất định không về bằng đường bay, mặc dù chính phủ Bidault cho vé, mà chọn đường tàu mất cả tháng.

Speculation on why Ho chose such a slow means of transport has continued ever since. The most likely explanation, perhaps, is the one put forward by Jean Sainteny that Ho feared for his life if he went by air (he remembered, perhaps, the fate of Vinh San in December 1945) (page 156).

Sự suy đoán tại sao Hồ chọn một phương tiện di chuyển chậm đến thế vẫn còn tiếp tục tới giờ. Hầu hết sự giải thích, có thể, theo Jean Sainteny là Hồ lo sợ cho tính mạng của ông ta nếu đi bằng đường bay ( có thể ông ta nhớ đến số mệnh của Vĩnh San vào 12/1945)

Nhận xét có thể được đánh giá khác nhau, chứ riêng Đại Sứ Pháp Jean Sainteny thì rất cần được ghi nhận. Sainteny là người khá hiểu rõ về HCM. Trong cuốn Ho Chi Minh and His Vietnam, tác giả Sainteny đã ghi ra rất nhiều chi tiết về HCM mà ít ai biết đến. Nghĩ bụng người ta suy ra bụng mình. Hơn nữa, lúc này Hồ là đối thủ hạng nặng của nước Pháp.

Việt cộng vinh danh Vua Duy Tân cho rằng nhà vua chống Pháp, đồng thời cũng muốn nói HCM cũng chống Pháp. Sai! HCM bị Pháp chống, bị Pháp làm ra cuộc chiến dẹp làn sóng đỏ tại Đông Dương. Phạm Văn Đồng tuyên dương Vua Duy Tân vào 1987 không gì hơn là ăn mừng đã bẻ gãy chương trình của de Gaulle qua việc phe địch đã tạo ra tai nạn rớt máy bay. Chiến lược của Vua Duy Tân hợp tác với Pháp khi gặp de Gaulle, vào 12/1945, có điều kiện rõ ràng với mục đích Việt Nam hoàn toàn độc lập khi có tự lực cánh sinh, không còn nhờ vào Pháp. Một nhà yêu nước chân chính như thế không thể nhắm mắt làm lợi cho cộng sản.Ý chí và lòng cương quyết của Vua Duy Tân đã thể hiện từ lúc còn tuổi thanh niên trước khi bị lưu đày. Nhà vua đã biết chơi chữ một cách thâm thúy!

“Tay dơ thì lấy nước rửa. Nước dơ thì phải lấy máu mà rửa. Hiểu không?” Vua Duy Tân

Bút Sử

Sources: Britain in Vietnam, Peter Neville, 2008internet photo

No comments:

Post a Comment