Time Magazine, 1965 |
Điều đáng nói là HCM đã dối gạt toàn dân Việt Nam và không ít người đã tin theo, nhưng đối với nước ngoài, những chính trị gia, những thành phần báo giới họ biết rõ HCM thuộc loại người gì.
Trong nước thì Hồ luôn cho mọi người có cảm tưởng là ông ta muốn người Pháp ra khỏi Việt Nam để lấy lại độc lập, nhưng trên thực tế thì Hồ cấu kết với Pháp (cả 2 thành phần: xã hội và cộng sản, cộng hòa) để mong họ quay trở lại Việt Nam cai trị tiếp.
Lý do là HCM lúc này, năm 1946, trong tình trạng lệ thuộc khối đệ tam quốc tế cộng sản, ông ta phải làm theo chỉ thị của lãnh đạo đưa xuống. Vấn đề thuộc địa không còn là đề tài bàn luận, mà sự bành trướng chủ nghĩa cộng sản tại Đông Dương là động lực làm HCM mạnh tay thực thi kế hoạch của đàn anh. Tuy nhiên, sau này khi Pháp là đối thủ thì Hồ dùng hai chữ “thực dân” như một vũ khí cần thiết để kêu gọi toàn dân “chống Pháp” khi dân trí lúc đó chính Hồ đã cho là 95% mù chữ.
On February 13, Admiral d’Argenlieu left Saigon for Paris, apparently to advocate an entirely different policy: France would come to term with the local dignitaries and eventually restore the monarchy (Ho Chi Minh A Political Biography, Jean Lacouture, 1968, page 128).
Vào ngày 13 tháng 2 (1946), Thống Đốc d’Argenlieu rời Saigon để về Paris, rõ ràng là để vận động một chính sách hoàn toàn khác: Nước Pháp sẽ trở lại với kỳ hạn và cùng các viên chức địa phương lập lại nền quân chủ.
Vì nhận ra tai họa qua vụ HCM cấu kết với Pháp (Pháp cộng sản và xã hội đang nắm quốc hội) để nhuộm đỏ cả Việt Nam (Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/1946), nên d’Argenlieu mới nhanh chóng trở về Paris để bàn kế hoạch. Đó là tách Nam Kỳ ra khỏi vòng ảnh hưởng của chính phủ HCM ở miền Bắc, cũng như sau đó mời Quốc Trưởng Bảo Đại về thành lập Chính Phủ Quân Chủ Lập Hiến.
Nước Pháp phải trở về Việt Nam nhúng tay vào việc đương đầu với chính phủ HCM ở miền Bắc nằm trong kế hoạch giai đoạn (term) mà d’Argenlieu phải cấp tốc thực hiện để cứu Trung Kỳ và Nam kỳ không bị vòng kiềm tỏa của quốc tế cộng sản mà HCM là một tay sai đắc lực.
The very next day, General Leclerc – who was the acting high commissioner – sent a cable to his government, stating that a settlement with the Vietminh was a matter of urgency and that to obtain it they must be prepared to void the word “independence” without further delay (Ho Chi Minh A Biography, Jean Lacouture, page 128).
Ngay ngày hôm sau, Tướng Leclerc – người thay mặt cao ủy – gởi giây cáp về chính phủ của ông ta, đề là sự dàn xếp với Việt Minh là vấn đề khẩn cấp, và muốn được điều đó thì Việt Minh phải chuẩn bị tránh dùng chữ “độc lập”, không thể chần chờ.
On February 16, 1946, Ho informed Sainteny that he was ready to negotiate on the basis of membership of the French Union; but he made no mention of the federation, nor did he abandon the demand for independence. Sainteny passed the news on to Leclerc, who urged Paris to accept. (Ho Chi Minh A Biography, Jean Lacouture, page 130).
Ngày 16/2/1946, Hồ báo tin cho Sainteny (Đại Sứ Pháp) biết là ông ta sẵn sàng thương lượng trên căn bản là thành viên của Liên Hiệp Pháp (tại nước Pháp); nhưng ông ta không hề đề cập tới Liên Bang Đông Dương (Thống Đốc d’Agenlieu), ngay cả ông ta bỏ luôn sự đòi hỏi về độc lập. Sainteny chuyển tin đó đến Leclerc, người này đốc thúc Paris chấp nhận.
Tài liệu trên đủ chứng minh HCM là một tên bán nước. Ông ta sẵn sàng đặt cả nước Việt Nam (lúc này đang chuẩn bị ký Hiệp Ước Sơ Bộ trong đó có điều khoản “thống nhất 3 kỳ) vào quỹ đạo do quốc tế cộng sản điều khiển. Việt Nam nằm trong Liên Hiệp Pháp thuộc hệ thống cộng sản, và chính Hồ viết cho Đại Sứ Sainteny để trình về Paris là Việt Nam không cần độc lập theo yêu cầu của Pháp như trình bày trên. Trên thực tế thì vào ngày 11/3/1945 khi Pháp và Việt Nam đã xé Hòa Ước 1884, và chính vua Bảo Đại đã tuyên bố độc lập. Đã có độc lập rồi, nhưng sau đó phe Hồ cướp chính quyền 19/8/1945, rồi 3/1946 Hồ mang Pháp cộng về Việt Nam cai trị để bành trướng chủ nghĩa cộng sản nên phải lệ thuộc đàn anh.
Tác giả Lacouture đồng thời nêu ra hai lần tuyên bố “độc lập”. Lần thứ hai của HCM thì không đúng nghĩa “độc lập” như tuyên bố của vua Bảo Đại vì sau đó Hồ mang Pháp về cho họ những quyền hạn sâu rộng.
Mỉa may thay, trở về giai đoạn trước đó không lâu như đề cập phần trên. Sau khi cướp chính phủ Trần Trọng Kim, tức ngày 2/9/1945 tại Hà Nội, HCM đã dõng dạc đọc cái gọi là “tuyên ngôn độc lập” vô đầu bằng nguyên văn một số câu trong Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ. Tự bản thể cái chính phủ đó của HCM đã đi ngược lại nguyên tắc và tinh thần căn bản trong Bản Tuyên Ngôn của Hoa Kỳ, đó là chính phủ phải do dân bầu chọn. Những lời đó của Hồ nghe rất khí thế như còn vang dội đó đây thì 6 tháng sau Hồ tự nạp mạng và dâng hiến tất cả cho Pháp cộng, Việt Nam không cần độc lập. Không những mất quyền tự chủ về chính trị, còn cả về quân sự và tài chánh nữa, như trong Hiệp Ước đã ghi.
Rất may Hiệp Ước đó đã không được thực hiện vì phe cộng hòa đã lấy lại quốc hội. Có ai nghĩ rằng nếu Đảng Cộng Sản và Xã Hội tiếp tục nắm quyền Quốc Hội thì Việt Nam đã phải bị nhuộm đỏ từ 1946. Hành động bán nước như thế lại được đàn em của Hồ ca tụng là lãnh tụ có “mưu trí.” Hằng trăm ngàn sách, bài viết từ bộ giáo dục, từ những cơ quan báo chí, truyền thông lúc nào cũng tuyên truyền cái “vĩ đại” nhất của HCM là “chống Pháp giành độc lập.”
Chưa có tài liệu nào cho thấy HCM thể hiện tư tưởng và hành động chống Pháp toàn tâm toàn ý. Hồ chỉ chống lại Pháp trong thế bị ràng buộc bởi đàn anh quốc tế. Nước Pháp đã ra điều kiện là nếu HCM rời bỏ hàng ngũ cộng sản thì Pháp không tái chiếm, thế nhưng ông ta nhất quyết làm ra cuộc chiến dù cho hàng triệu người chết.
Hành động bán nước của HCM đã bị một số thành phần chống đối. Phải kể họ là đảng viên, cán bộ, cả những tổ chức không cộng sản. Nhưng có phải khi Hồ quyết định làm ra chiến tranh với Pháp, và tuyên truyền cho rằng Pháp tái chiếm để “thực dân” nữa thì đã làm người ta nguôi ngoai lòng thù hận đối với Hồ?
Học giả Peter Neville cũng nhấn mạnh hai hiện tượng vào năm 1946, và hai vụ này đã gây chấn động trong một số đảng viên. HCM trong mọi cố gắng để trở thành MỘT (unity) với nước Pháp (Pháp cộng sản và xã hội).
There was serious dissent in the Communist Party (the ICP- Indochina Communist Party) in 1946 on two occasions when Ho was trying to create unity. First, over the March Accords, which Ho signed with Jean Sainteny, allowing France a lengthy involvement in Vietnam and whose text avoided use of the word ‘independence’. This infuriated some party cadres. Second, in September of 1946, at the time of the so-called ‘modus vivendi’, when there was fierce opposition to the agreement with the French government, both back in Vietnam and among Vietnamese expatriates in France. (Ho Chi Minh, Peter Neville, 2019, page 206)
Đã có thành phần phản đối nghiêm trọng trong Đảng Cộng Sản Đông Dương vào năm 1946 về hai vụ việc khi Hồ cố gắng tạo sự đồng nhất (với Pháp). Thứ nhất là vụ Hiệp Ước Tháng Ba, mà Hồ đã ký với Jean Sainteny, cho phép nước Pháp được dự vào vấn đề Việt Nam một thời gian dài, và trong văn bản đó đã tránh dùng chữ “độc lập.” Vấn đề này đã làm một số đảng viên bực tức. Thứ hai, vào tháng 9/1946, lúc có cái gọi là “tạm ước modus vivendi”, đã có sự chống đối dữ dội về sự thỏa thuận với chính phủ Pháp, từ những người bên Việt Nam và những người Việt ở Pháp.
3/1946, HCM đã ký với Pháp hiệp ước với đầy ngôn ngữ lệ thuộc đã làm một số đảng viên bất bình, nhưng rồi họ vẫn ngậm miệng, tiếp tay để tạo máu đỏ lan tràn từ bắc vào nam. Nhiều chục năm sau, sự lệ thuộc nặng nề hơn đối với đàn anh Trung Cộng. Con số đảng viên gấp nhiều lần hơn, nhưng phải có những cơn giận với lòng tự ái dân tộc thì mới được sự chú ý ghi nhận của những báo giới hay học giả. Có chăng là nỗi hờn căm sôi sục của hằng triệu người dân đi theo ngày tháng dần mòn trong thế chịu đựng để chờ cơ hội!
Có phải Đảng Cộng Sản Việt Nam trong đó khoảng 200 đảng viên gạo cội có quyền lực chi phối đang theo gương lãnh tụ HCM. Đó là gương bán nước để bảo vệ quyền lợi. Họ thừa biết Việt Nam dưới chế độ cộng sản của họ không và chưa bao giờ được độc lập, chưa có ngày nào Đảng đứng thẳng bằng đôi chân mà lúc nào cũng phải nghiêng ngả nghe theo thế lực làm lợi cho mình, ngay cả dâng đất, dâng biển đảo của tổ tiên cho đàn anh Trung Cộng.
Bút Sử
7/2020
7/2020
Sources: Ho Chi Minh A Biography, Jean Lacouture, 1967; Ho Chi Minh, Peter Neville, 2019
No comments:
Post a Comment