Hồ Chí Minh (HCM) là một quốc tế cộng sản với nhiều bộ mặt, ngày sinh, và tên họ khác nhau, khi bôn ba hoạt động nhiều nơi trên thế giới bắt đầu từ thập niên 1920. Hồ có ít nhất năm ngày sinh, nhưng tại sao đến 19/5/1946 thì ông ta lại chọn ngày này làm ngày sinh chính thức với buổi lễ được tổ chức tưng bừng tại Hà Nội?
Như trên, theo tài liệu Wikipedia, HCM có sinh nhật chính thức là 1890. Ngoài ra, Hồ còn có nhiều ngày sinh nữa là: 1891, 1892, 1894, 1895.
Trong phần trình bày này, chúng tôi xin đưa ra hai dẫn chứng về ba ngày sinh: 1892, 1894 và 1895.
Lá thư đề ngày 15/9/1911, gởi chính phủ Pháp để xin học trường thuộc địa, ký tên Nguyễn Tất Thành sinh năm 1892.
Thẻ sinh viên khai năm 1919 tại Pháp với tên Nguyễn Ái Quốc, ngày sinh 15/1/1894. Một thẻ khác khai năm 1923 với tên Chen Vang, sinh ngày 15/2/1895, làm nghề hình ảnh.
Trong tài liệu của học giả William Duiker và Sophia Quinn-Judge cũng đưa ra bằng chứng hai ngày sinh 1891, 1892.
Cuối cùng thì đến ngày 19/5/1946, HCM quyết định chọn ngày này làm sinh nhật. Tại sao?
Giai đoạn từ 2/1946 HCM bắt đầu liên lạc làm việc trực tiếp rất nhiều với nước Pháp, lúc này quốc hội Pháp lọt vào tay hai đảng Xã Hội và Cộng Sản. Đến ngày 6/3/1946 thì hai bên Pháp và chính phủ HCM ký Hiệp Ước Sơ Bộ.
Có nhiều điều khoản trong Hiệp Ước, đặc biệt là điều khoản “thống nhất ba kỳ” có nghĩa là sát nhập miền Trung và Nam vào khối cộng sản của Hồ. Việc này làm Thống Đốc Thierry d’Argenlieu vô cùng lo lắng. (Pháp thực dân không còn, ngày 11/3/1945, vua Bảo Đại đã xé Hòa Ước 1884 sau vụ Nhật đảo chánh Pháp.) Việc dậm chân của Pháp, phe cánh d’Argenlieu, tại Đông Dương cũng vì lý do HCM đang bành trướng chủ nghĩa cộng sản tại đây.
Hiện vào giai đoạn này, sau vụ Đức chiếm đóng, chính phủ Pháp chỉ là lâm thời, khoảng sáu tháng thì có cuộc bầu cử thay đổi đảng phái nắm quyền. d’Argenlieu triệu tập ít nhất ba buổi họp để bàn về vấn đề này. Ở đây xin nói về buổi họp mặt giữa d’Argenlieu và HCM tại Hà Nội vào ngày 19/5/1946.
Chương trình của phe HCM vào cuối tháng 5 là có hai phái đoàn qua nước Pháp để dự Hội Nghị Fontainebleau – một do HCM dẫn đầu, một do Phạm Văn Đồng. Nhóm của ông Đồng có Nguyễn Tường Tam, nhưng ông Tam trước ngày chuẩn bị đi đã tẩu thoát trốn sau khi khám phá ra HCM là tên quốc tế cộng sản sừng sỏ. Hội nghị này bàn những vấn đề trong đó có vụ Hiệp Ước Sơ Bộ.
Ngày 19/5/1946 khi gặp HCM tại Hà Nội với mục đích là chống đối Hiệp Ước Sơ Bộ, đồng thời ông thống đốc cũng đã tách Nam Kỳ ra thành khu tự trị, phòng ngừa nếu Hiệp Ước được thực thi. Vừa trước khi d’Argenlieu ra Hà Nội, Hồ đã ra lệnh cho ông Vũ Đình Huỳnh tổ chức ngay cho ông ta “ngày sinh nhật 19/5”, kêu gọi dân ra đường mừng ngày sinh của Hồ. Theo nhận xét của một số học giả thì đây là kế “hoản binh” bằng chiêu bài tâm lý, bằng chiêu dụ, bằng hình thức cho thấy một lãnh tụ có số đông quần chúng ủng hộ. HCM đã thất bại trong kế sách này. d’Argenlieu vận động mạnh mẽ hơn để khi về lại Pháp bằng mọi cách phe Cộng Hòa phải nắm quốc hội, như thế thì Hiệp Ước Sơ Bộ sẽ không được thực hiện.
Phe Xã Hội và Cộng Sản đã mất ghế trong ngày bầu cử quốc hội, 2/6/1946. Đây cũng là dịp để ngòi nổ cho cuộc Chiến Tranh Đông Dương (12/1946-5/1954), sau khi chính phủ Pháp ra công thuyết phục HCM nên rời bỏ hàng ngũ quốc tế cộng sản nhưng thất bại. Đại sứ Pháp Jean Sainteny có ý khuyên HCM, tướng Pháp Jean Fonde cố gắng thuyết phục Võ Nguyên Giáp. Giáp thẳng thắng trả lời ngay rằng phải làm ra cuộc chiến dù có chết cả triệu người Việt Nam, vì tất cả đều phải phục vụ cho mục tiêu chính trị. Pháp chính thức tái chiếm Đông Dưong vào 12/1946.
Tóm lại, không ai biết chính xác ngày sinh của HCM là ngày nào. Vì lý do chính trị nên mới có sinh nhật 19/5/1946 của HCM, đánh dấu thêm một sự gian dối trong hàng ngàn hàng vạn điều không thật trong “lịch sử của Đảng Cộng Sản Việt Nam.”
Bút Sử
Sources: Sources: Ho Chi Minh A Life, William Duiker, 2000; Vietnam A Complete Photographic HIstory, Michael Maclear and Hal Buell, 2003; Ho Chi Minh and His Vietnam, Jean Sainteny, 1972; Wikipedia.
No comments:
Post a Comment