Saturday

Tại Sao Có Tin Nguyễn Ái Quốc Chết 1932?

Tại Sao Có Tin Nguyễn Ái Quốc Chết 1932?

Tin Nguyễn Ái Quốc (NAQ) chết vào 1932 tại nhà thương thuộc nhà tù Anh ở Hongkong là có thật trên các trang báo thời đó. Điều làm người ta hoang mang là tin này do chính báo Đảng đăng từ nguồn của “Văn Kiện Đảng Toàn Tập” những năm sau này.  Sự thật như thế nào?

Nguyễn Ái Quốc (bí danh của Hồ Chí Minh) bị cảnh sát Hongkong bắt vào quá nửa đêm ngày 6/6/1931 tại khu phố Kowloon ở Hongkong. Khi bị bắt giấy tờ có tên là Tống Văn Sơ. Cũng trong giai đoạn này tên tuổi cùa người cộng sản NAQ bị nằm trong danh sách “xử tử khiếm diện” của Pháp Đông Dương.
Frank Loseby đã hết lòng giúp đỡ NAQ để được ra khỏi tù. Một nhân vật quan trọng ở  cấp cao hơn là luật sư Stafford Cripps. Ông này nắm Viện Cơ Mật là cấp cao nhất xử các vụ phúc thẩm từ thuộc địa. Sir Stafford Cripps đã nhận hồ sơ Tống Văn Sơ và cuối cùng ra quyết định thả người này. Stafford Cripps và Frank Loseby là hai luật sư người Anh được biết có đầu óc thiên tả.
Trong những ngày đầu tháng 7 năm 1932, nghĩa là gần một năm sau khi bắt đầu vụ án Tống Văn Sơ, Lô-dơ-bai nhận được tin vui từ Luân Đôn gửi đến: đơn kháng án của ông đã được chấp thuận….Kết quả đã đạt được là Tống Văn Sơ sẽ bị trục xuất đến nơi mình chọn lấy và nơi đó phải được giữ bí mật. (Đồng Chí Hồ Chí Minh, E. Cô-bê-lép, 1985, trang 176)
Loseby đã vẽ bày đường đi nước bước cho NAQ thoát khỏi Hongkong phải rất là kín đáo để NAQ không bị lộ diện, bởi tình báo Pháp vẫn còn đang theo dõi người cộng sản này rất gắt gao sau vụ tuyên án xử tử khiếm diện, và yêu cầu Hongkong trả Quốc về Việt Nam để họ xử.
Đầu tiên vợ chồng Loseby giúp NAQ  trở về Nga qua ngõ Singapore, nhưng khi vừa đến Singapore thì Quốc bị trả về lại Hongkong.
Sau khi được trả tự do lần thứ hai, Lô-dơ-bai thu xếp cho Nguyễn ở trong ký túc xá của những người Thiên chúa giáo trẻ Trung Quốc. Để giữ bí mật vợ chồng Lô-dơ-bai mua cho Nguyễn một bộ quần áo Trung Quốc mà các nhà bác học hoặc giới thượng lưu thường mặc lúc bấy giờ –  áo chùng, tay thụng, đầu đội mũ mềm màu đen, chân đi giày vải. Nguyễn đeo râu giả- những năm ấy Nguyễn chưa để râu – nên trông khác hẳn đi. (Đồng Chí Hồ Chí Minh, E Cô-bê-lép, trang 178)
Nguyen Ai Quoc, with the help of British solicitor Francis Loseby, masqueraded as a wealthy Chinese merchant before boarding a boat leaving Hong Kong for Vladivostok. — Photos courtesy of The Ho Chi Minh Museum.                                                                  Francis_Loseby_NAQ_s_attorney Nguyễn Ái Quốc giả trang trí thức người Tàu                       Frank Loseby, luật sư bào chữa                photo courtesy of The HCM Museum                          cho Tống Văn Sơ                                                                                                             
Lần này NAQ đến Hạ Môn, nơi luật pháp của Anh lẫn Pháp không có hiệu lực. Và từ Hạ Môn ông ta đến Thượng Hải. Ở Thượng Hải Quốc sống trong khách sạn diện mạo là một người Tàu giàu có, cũng để tránh né sự dòm ngó của phe Tưởng Giới Thạch. Lúc này NAQ cũng đã tìm đến nhà bà Tống Khánh Linh, vợ của Tôn Dật Tiên, người thường tỏ thái độ đi theo cánh tả.
Trước đó, để đánh lạc hướng tình báo Pháp, Loseby bắn tin ra là NAQ đã chết trong nhà thương tù Hongkong với bệnh lao phổi. Mục đích chính là cho Pháp Đông Dương biết tin này để NAQ thoát thân một cách an toàn. Báo Anh cũng đã đăng tin này, kể cả báo Opinion tại Saigon của Pháp.
NAQ được các “đồng chí” thế giới giúp ra tàu buôn Liên Sô cập bến Thượng Hải để đưa Quốc về Vladivostok thuộc nước Nga. Và từ đó NAQ được sự học tập và huấn luyện.
Sau vụ tin NAQ chết thì báo chí Pháp và Hongkong cũng không còn đề cập gì đến tên người cộng sản này cho mãi đến đầu thâp niên 1940 khi Quốc xuất hiện ở Cao Bằng.
Văn Kiện Đảng Toàn Tập, tập 4 (1932-1934), có ghi Đảng Cộng sản Đông Dương vừa được thống nhất vào đêm trước của cuộc bãi công có tính chất khởi nghĩa của các phu đồn điền Phú Riềng, bởi ba nhóm cộng sản của Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ dưới sự lãnh đạo của người sáng lập của nó là đồng chí Nguyễn ái Quốc, đã bị ám sát vào giữa năm 1932 trong các nhà tù địa ngục của Hồng Công.
(Báo Điện Tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, đăng  ngày 10, tháng 6, năm 2003)
Tại sao báo chí đăng là chết vì bệnh lao phổi mà Đảng lại viết tường thuật là bị “ám sát”? Có phải là để “cường điệu” để cái chết này mang vẻ “anh hùng” chết vì hoạt động chính trị.
Đến nay người ta vẫn có thể “click” cái “link” để vào đọc trang này, và đó là tại sao một số người vẫn hoang mang khi chưa tìm ra hết ngọn ngành của câu chuyện.
Vấn đề là vào các năm này, từ 1932-1934, tại miền Bắc Việt Nam, các thành phần lãnh đạo có thể cũng tin là NAQ đã chết nên mới đưa tin vào Văn Kiện Đảng. Một giả thuyết khác là Đảng tung tin ra như thế cũng để theo ý đồ của Loseby là đánh lạc hướng tình báo Pháp để Pháp xóa bỏ vụ án NAQ và không phải tìm kiếm điều tra gì nữa về con người này.
Người viết Văn Kiện Đảng đó nằm trong nhóm của Hà Huy Tập, Tổng Bí Thư đời 3 của Đảng (1936-1938). Ông ta đã bị Pháp xử bắn vào 1941.
Vài tài liệu thêm về vụ tung tin NAQ chết:
Trong cuộc phỏng vấn của hãng Roi-tơ năm 1969, lúc Chủ Tịch Hồ Chí Minh qua đời, bà Lô-dơ-bai nhấn mạnh rằng: những tin đồn đại về cái chết của Tống Văn Sơ do bà, nhất là do chồng bà truyền đi là để đánh lạc hướng bọn mật thám Pháp và giúp Nguyễn an toàn đến Hạ Môn. (Đồng Chí Hồ Chi Minh, E Cô-bê-lép, 1985, trang 182)
It was apparently around July 1932 that Frank Loseby and his wife managed to get Ho out of the prison hospital, slip him aboard a boat and hide him in Amoy, where he lay low for six months. According to Nguyen Luong Bang, he resumed his political activities in Shanghai in the early days of 1933. (Ho Chi Minh A Political Biography, Jean Lacouture, 1968, page 65)
Cho thấy vào khoảng tháng 7, 1932, rằng vợ chồng Frank Loseby đã dàn dựng để Hồ ra khỏi nhà thương trong tù, chuồn nhanh lên tàu và dấu ông ta ở Amoy (Hạ Môn), nơi ông ta chịu đựng 6 tháng. Theo Nguyễn Lương Bằng, ông ta tiếp tục hoạt động trở lại tại Shanghai vào những ngày đầu của năm 1933.
Bút Sử
8/2015
Sources: Đồng Chí Hồ Chí Minh, E Cô-bê-lép, 1985; Ho Chi Minh A Biography, Jean Lacouture, 1968; Báo Điện Tử Đảng Cộng Sản Việt Nam; Pictures from HCM Museum and others.

No comments:

Post a Comment