Saturday

Tai Sao Co Chien Tranh Viet Nam?

Tai Sao Co Chien Tranh Viet Nam?

 Có những người luôn phê bình tổng thống Johnson về điểm yếu của ông trong chính sách đương đầu với cộng sản miền Bắc trong giai đoạn chiến tranh, ông đã không chủ trương muốn chiến thắng. Nhưng kiểm lại tài liệu lịch sử thì thấy rằng ông Johnson đã không hẳn là vậy. Nguyên do của sự lưng chừng không dứt khoát đi ra từ những vấn đề phức tạp liên quan mà chúng tôi sẽ trình bày trong một tiêu đề khác. Cũng như tại sao Johnson đã không tái ứng cử.

We have learned at a terrible and brutal cost that retreat does not bring safety and weakness does not bring peace. It is this lesson that has brought us to Vietnam – Chúng ta học ở một cái giá khủng khiếp và tàn bạo rằng sự rút quân không mang lại an toàn và sự yếu đuối không mang lại nền hòa bình. Nó là bài học này mà đã đưa chúng ta tới Việt Nam.
Câu nói trên của tổng thống Lyndon Johnson trong một buổi họp báo tại Toà Bạch Ốc vào năm 1965 khi chuẩn bị tăng cường quân sự để đạt mục đích chiến thắng trong cuộc chiến hết sức cam go.
Tại Sao Có Chiến Tranh Việt Nam?

Một chút ít hậu cảnh khi nói về chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến giữa Việt Minh với Pháp từ 1946-1954 kết thúc tại Điện Biên Phủ. Nguyên do có cuộc chiến này cũng vì sự xuất hiện của Hồ Chí Minh sau thế chiến thứ 2 kết thúc. Làn sóng đỏ bắt nguồn từ Hồ tại Á Châu là mối đe doạ cho khối tự do mà chính tổng thống Richard Nixon đã phải nhấn mạnh. Ông Nixon cho rằng nhiều người còn lầm tưởng đó là cuộc chiến có tinh thực dân của Pháp, nhưng thật ra đó là cuộc chiến tranh chống cộng sản (It is not colonialism, it is communism, No More Vietnams, trang 36).
Trong phim tài liệu “Why Vietnam” do John Ford thực hiện, ghi nhận hiện tượng coi như dị thường rằng có 3 nhóm người chống nhau tại 3 khu vực: nhóm Việt không cộng sản chống Việt cộng sản, và trong 2 nhóm đó có số người chống Pháp.
Sau khi thua trận Điện Biên Phủ (vũ khí của Tàu Nga cung cấp hùng hậu cho Việt Minh) Pháp rời Việt Nam. Lúc này cờ đỏ bay càng nhiều hơn trong mọi nẻo đường miền Bắc. Hiệp Định Geneva do Tạ Quang Bửu, đại diện cộng sản Bắc Việt, ký với Pháp chia đôi lãnh thổ Việt Nam tại vĩ tuyến 17, miềm Bắc thuộc cộng sản, miền Nam có chính phủ theo thể chế tự do.  Nếu cộng sản miền Bắc chấp hành những gì ghi trong hiệp định thì dù chia đôi nhưng dân chúng hai bên vẫn sống trong hoà bình yên ổn. Trường hợp Nam Hàn chẳng hạn, quân đội Hoa Kỳ vẫn đóng đó hàng chục năm, nhưng không ai cho rằng đó là hành động xâm lăng mà với mục đích giống như tại miền Nam Việt Nam là ngăn chặn làn sóng đỏ từ Bắc Hàn. Hơn nữa, quân đội Hoa Kỳ còn đó và trong hơn 3 thập niên qua, Nam Hàn đã và đang phát triển kinh tế vựot bực so với các quốc gia tiến bộ khác.

Riêng việc chia đôi Việt Nam thì phải hiểu đó là kế họach của Nga Tàu đưa ra cho tay sai Hồ Chí Minh thực hiện. Thực tế  thì nó là một thiết bị cho sự thắng lợi về phe cộng sản. Hình bên chúng ta thấy Chu Ân Lai lộ vẻ vui mừng thỏa mãn sau khi Pháp-Việt cộng sản ký xong Hiệp Định Geneva. Bắc Kinh cho rằng cái công thắng Pháp tại Điện Biên Phủ là do phe Trung Cộng làm thành; mà thật vậy, từ cố vấn chỉ huy, nhân sự tiếp trợ, đến vũ khí đạn dược đa phần do Trung Cộng cung cấp. Có thể nói từ thời điểm đó về sau Hà Nội bị một cái tròng nặng hơn vào cổ khó gỡ. Việc Phạm Văn Đồng thừa lệnh Hồ Chí Minh ký công hàm bằng lòng chấp nhận Hòang Sa-Trường Sa là của Trung Cộng vào 1958 cho thấy rõ tư thế của phe Hồ bị lệ thuộc như thế nào.
Hơn một triệu dân miền Bắc di cư vào Nam vì họ đã kinh nghiệm một thời gian khá dài trong sự cai trị độc tài khắc nghiệt của tập đoàn Việt Minh do Hồ Chí Minh lãnh đạo. Trong đoàn người xuôi Nam tị nạn có nhiều thành phần cộng sản được gài vào mà sau này chính sách báo cộng sản đã công nhận ít nhất 60 ngàn cán bộ.
Cộng sản miền Bắc gia tăng đàn áp trên mảnh đất miền Nam. Chính phủ miền Nam bắt buộc phải tạo thế phản công và  đã yêu cầu Hoa Kỳ hỗ trợ. Cộng sản càng gia tăng lực lượng xâm lăng miền Nam thì Hoa Kỳ nhận thấy phải làm rộng thêm phạm vi công tác tiếp tay. Chính sách của Hoa Kỳ, nhấn mạnh hơn dưới thời tổng thống Harry Truman (The Truman Doctrine), lúc nào vẫn giúp các quốc gia trên thế giới, những nơi dân chủ và tự do của con người bị đe dọa.
Việc biên giới tại vĩ tuyến 17 trên thực tế đã không có giới hạn rõ ràng để ngăn ngừa làn sóng xâm lăng từ miền Bắc. Trong khi xô đẩy cán bộ vào Nam thực thi những công tác khủng bố người dân trong làng mạc miền Nam thì Hồ Chí Minh ngoài Bắc đóng vai một hiền nhân đức độ.
In the North, Ho Chi Minh,  communist leader of North Vietnam plays the kindly smiling grandfather, but behind the smile is the mind that  is planning the range of terrors in South Vietnam, in which  children and adult alike would be the victims – Tại miền Bắc, Hồ Chí Minh, lãnh tụ cộng sản của miền Bắc đóng vai một ông già có nụ cười hiền hậu, nhưng bên cạnh nụ cười là cái bộ óc đang tính toán một dãy của sự khủng bố trong Nam, mà trẻ em và người lớn là nạn nhân.

Miền Nam theo thể chế bầu chọn tổng thống và các chức vụ đại diện dân, trong khi tại miền Bắc rõ ràng chế độ cộng sản cho thấy họ không bao giờ nghĩ tới việc bầu cử tự do một cách công khai minh bạch. Năm 1954, tổng thống Eisenhower cũng đã giúp chính phủ miền Nam phát triển và giữ thế vững mạnh để có thể chống đỡ nếu có sự chống phá xảy ra. Năm 1955, Hoa Kỳ và các nước Úc, Pháp, Tân Tây Lan, Pakistan, Phillippines, Thailand và Anh đã ký cam kết bảo vệ an ninh trong vùng chống lại cộng sản. Hiệp ước này gọi là  SEATO (South East Asia Security Treaty Organization).
Trong khi miền Nam đang kiến thiết xây dựng kinh tế, phát triển các bộ phận khác như giáo dục, nông nghiệp thì miền Bắc người ta thấy dân ra sức lao động xây dựng những trung tâm huấn luyện hành động và tuyên truyền để chuyển gài cán bộ vào miền Nam. Chương trình của họ gồm cả hành động khủng bố và lật đổ để làm xáo trộn chính phủ miền Nam. Người ta còn nhớ mỗi lần sinh nhật 19 tháng 5 của ông Hồ, ông ta hay lên đài kêu gọi dân chúng nỗ lực thêm trong công tác khủng bố và đưọc vậy thì ông Hồ trọng thưởng những cá nhân đó trong ngày sinh nhật của ông.
                  
     
Với cách đánh du kích của quân miền Bắc, hành động rất dã man, không thương xót mạng đồng bào của họ, mục đích là tàn phá, thì Hà Nội gọi đó là “cuộc chiến tranh giải phóng”. Việc này không bao giờ đúng đối với hàng ngàn những người chống cộng lúc đó. Lãnh đạo, giáo chức và gia đình họ cùng trẻ con họ bị cộng sản vào nhà ban đêm dẫn đi, có khi xác tìm thấy đâu đó hay mất tích.
Vào 1959, tổng thống Dwight Eisenhower nhận ra hiểm họa tại Việt Nam. Ông đã quyết định giúp miền Nam bảo vệ vùng đất tự do chống lại làn sóng đỏ từ Bắc lan vào. Eisenhower đã tuyên bố bổn phận công dân Hoa Kỳ làm gì và cái giá phải trả để bảo vệ tự do tại ngay đất Mỹ phải qua nhiều hình thức khác nhau, kể cả phải hy sinh mạng người tại Đức,Việt Nam, Trung Đông…
Đến 1960 thì tại miền Nam có thể nói chiến trận mọi nơi. Càng lúc càng thấy rõ vị thế nước Mỹ phải làm gì và họ đang đương đầu với ai. Trong diễn văn vào 1965, tổng thống Johnson đã nhấn mạnh cho công dân Mỹ biết là:

In this war, it is guided by North vietnam and it is furnished by communist China. Its goal is to conquer the South and to extend asia to millions of commuinsts … Trong cuộc chiến này, nó được chỉ đạo bởi miền Bắc Việt Nam và được trang bị bởi Trung Cộng. Mục đích của cuộc chiến là để thống trị miền Nam và để bành trướng Á Châu có thêm hằng triệu người cộng sản.

Không ai thấy rõ âm mưu này hơn những người dân miền Nam. Chính phủ miền Nam, vào 1961, cấp bách gọi Washington DC trình bày về hiện trạng. Hoa Kỳ gởi qua quân cụ, súng ống, và kỹ thuật viên. Họ huấn luyện người Việt cách dùng để đạt hiệu quả. Những cố vấn người Mỹ này là chuyên gia, rất giỏi, và năng động. Họ học cả tiếng Việt để giảng huấn. Ngay trong thời điểm này, những người Mỹ tại Việt Nam chỉ là những cố vấn, không có một căn cứ quân sự nào được thành lập. Nhiều trạm y tế công cộng do người Mỹ dựng lên để giúp tìm bệnh và cho thuốc, cũng như nhiều trường hợp khác trong tinh thần nhân đạo.
Chiến Tranh Du Kích (The Guerrilla Warfare, The Latest Technique of the Global Communist Plan)

Đương đầu với những trận đánh du kích mọi nơi, mọi tỉnh trong miền Nam là một điều vô cùng khó khăn cho quân đội Việt Nam Cộng Hoà. Việt Cộng lẫn vào dân để sống và hăm doạ dân nếu không làm theo kế hoạch của họ. Tại miền Bắc, thanh niên bị cưỡng ép vào quân đội, nếu không thì tai hoạ cho gia đình, bằng cách này hay cách khác họ sẽ bị hại, có trường hợp nhà nước cộng sản cắt hộ khẩu để không được quyền mua bán gì cả. Có người vì đói quá phải gia nhập quân đội để gia đình bớt đi phần ăn. Những anh bộ đội mặt mày còn non nớt, chưa hiểu rõ nguyên nhân của cuộc chiến, hoặc hiểu theo lối tuyên truyền “chống Mỹ cứu nước” khi mà trước 1965 Hoa Kỳ chưa đặt một cơ cấu quân sự nào cả.
Không gì hơn là chính phủ Hoa Kỳ phải tăng cường thêm những phái đoàn cố vấn. Họ đã chứng kiến cảnh chiến tranh không rõ hàng ngũ (no frontlines) bởi vì phe cộng sản là du kích, ẩn hiện mọi nơi, có khi họ bắt dân làm theo họ, và phe quân đội miền Nam phải có cách tìm ra sự thật là vấn đề không phải dễ, nhất là về tâm lý thì cộng sản tuyên truyền quân đội miền Nam tấn công dân chúng. Người Việt với nhau đã khó như thế thì với người Mỹ càng khó khăn hơn.
Hình ảnh trong phim tài liệu ta thấy cảnh Việt Cộng tải thương và tử thi thì đó là dấu hiệu cho biết là Việt Cộng còn hiện diện không xa trong địa phận đó. Đây là trạng huống đau đớn mà những người lính Việt Nam Cộng Hoà phải để trong đầu, phải chuẩn bị chiến đấu với địch trong bất cứ lúc nào.
Cộng Sản Tấn Công Tàu Maddox
báo Thanh Niên đăng tin Kỷ Niệm 40 năm Bắc Việt tấn công tàu Maddox
báo Thanh Niên đăng tin Kỷ Niệm 40 năm Bắc Việt tấn công tàu Maddox
Báo Thanh Niên, 30/7/2004, kỷ
niệm 40 năm
ngày cộng sản Bắc Việt tấn công Maddox.
Một bằng chứng không thể chối cãi.
Vào tháng 8, 1964, cộng sản miền Bắc mở rộng phạm vi của sự phức tạp. Với sự tăng cường lực lượng vào Nam càng ngày càng nhiều, cùng vũ khí đạn dược do Nga Tàu cung cấp, không gì hơn là làm ra cuộc chiến tranh thật sự gài Mỹ vào trong thế phải nhúng tay trực tiếp vào cuộc chiến. Vì có thế cộng sản miền Bắc mới có cớ tuyên truyền mạnh “Mỹ xâm lăng” và dùng chiêu bài “chống Mỹ cứu nước”.Chiêu bài này chỉ cho dân miền Bắc vì ngoài ấy mọi thông tin bị bít kín, ngoại trừ tin của Đảng.
Trong tháng 7, 1964, để làm giảm làn sóng ồ ạt đưa vũ khí, người vào Nam, cố vấn của tổng thống Johnson thảo ra nghị quyết có tính trừng phạt cộng sản miền Bắc nếu họ cứ tiếp tục xâm lăng thì miền Nam sẽ tấn công ra Bắc. Nghị quyết chưa được đem ra quốc hội bàn thảo, và việc này, tổng thống Johnson không vội vàng xúc tiến chỉ chờ xem những đợt xua quân xâm lăng có giảm thiểu hay không.
Ngày 2 tháng 8, 1964, Bắc Việt tấn công tàu khu trục Maddox của Hoa Kỳ tại hải phận quốc tế gần vùng biển Thanh Hoá. Cộng sản viện lý do tàu Maddox vi phạm hải phận Việt Nam vào tối 31 tháng 7. Ba chiếc phóng lôi (torpedo) tấn công với tốc độ nhanh vào gần Maddox. Những tiếng súng cảnh báo từ Maddox bắn ra nhưng phóng lôi vẫn tiến tới, hải quân Mỹ phải dùng súng 5in bắn ra triệt hạ một tàu và làm hư hại một tàu khác. Cộng sản bắn 2 ngư lôi vào Maddox nhưng không trúng, cách tàu 200 yards. Liền đó, tàu được tiếp viện không vận, cuộc xung đột ngưng. Bên Mỹ không thiệt hại gì cả.

Hai ngày sau, 4 tháng 8, tàu khu trục thứ hai tên C. Turner Joy đến tiếp trợ. Người trực radar trên tàu Maddox phát hiện 5 chiếc phóng lôi của cộng sản đang tiến tới. Lúc này  2 chiếc tàu Mỹ biết họ bị tấn công liền gọi không vận yễm trợ và ra lệnh sẵn sàng ứng chiến. Kết quả 2 tàu cộng sản bị bắn chìm và 2 bị hư hại.

Chủ trương của Hoa Kỳ lúc này là không tỏ thái độ muốn chiến tranh với miền Bắc (restraint). Sau vụ tàu bị tấn công 2 lần, Hoa Kỳ đo lường được mức độ gây hấn của cộng sản. Các vị chỉ huy quân sự và cố vấn cho rằng cộng sản xem sự hạn chế của Hoa Kỳ đồng nghĩa với thế yếu ớt thiếu nghị lực nên quyết định tấn công. Tổng thống Johnson quyết định trả đủa, và sau đó nghị quyết đã được đem ra bàn thảo và được quốc hội thông qua. Đây cũng là lần đầu tiên những người Mỹ với súng ống, máy bay xả xuống khu căn cứ hải quân của địch tiêu diệt 25 chiếc phóng lôi. Tài liệu sau này cho thấy rõ miền Bắc muốn Mỹ nhúng tay càng nhanh càng tốt  vào cuộc chiến để chính thức phóng ra một cách mạnh mẽ chiêu bài “Mỹ xâm lăng” đệm thêm vào chiêu bài cũ là “giải phóng miền Nam” mà xem ra không có hiệu quả về mặt tuyên truyền.
Trong lúc quân đội miền Nam và đồng minh Hoa Kỳ giao chiến với cộng sản miền Bắc thì tổng thống Johnson vẫn trong tinh thần không muốn chiến tranh lan rộng. Hoa Kỳ nhiều lần yêu cầu cộng sản miền Bắc ngồi vào bàn hội nghị để bàn việc ngưng chiến tiến tới một giải pháp tốt đẹp 2 bên, nhưng phe cộng sản không bao giờ chấp nhận. Trái lại, có lần một chiếc tàu chỡ vũ khí tiến vào Nam bị chận bắt, trong đó rất nhiều vũ khí đạn dược do Trung Cộng chế tạo. Có khi phải dội bom để ép cộng sản vào bàn hội nghị cũng vẫn không thành công.

Bô Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ, ông Dean Rush, đã cố gắng vận dụng để đem Hà Nội vào bàn hội nghị. Ngay cả Liên Hiệp Quốc, Anh, Ấn Độ làm cùng một mục đích, nhưng Hà Nội và Bắc Kinh vẫn thái độ từ chối. Tổng thống Johnson đề nghị vào bàn họp vô điều kiện cũng vẫn bị Hà Nội và Bắc Kinh từ chối và còn cho đó là trò đánh lừa của Mỹ. 17 nước, không là đồng minh của Hoa Kỳ, cũng đề nghị một giải pháp hoà bình vô điều kiện vẫn không thay đổi thái độ của Hà Nội và Bắc Kinh.
Thế giới thấy rõ cộng sản đang muốn thống trị miền Nam. Hà Nội quyết định không chọn giải pháp tiến tới hoà bình, còn Bắc Kinh thì trắng trợn hơn, họ tuyên bố chủ thuyết và mục đích của cộng sản Trung Hoa không thể thay đổi, sự tiến tới một Đông Nam Á cộng sản, và sau đó là đại đồng thế giới.
Johnson: We do not seek the destruction of any government or make any territory. We always insist the people of South Vietnam shall have the right of choice, the right to shape their own destiny in  free elections in the South, or throughout all Vietnam  under international supervision. They should not have any government imposed upon them by force and terror so long as we can prevent it. We do not want an expanding  struggle with consequences that no one can perceive. We will not surrender and we will not retreat – Chúng tôi không chủ trương phá hoại bất cứ chính phủ nào hay tìm vùng ảnh hưởng. Chúng tôi luôn khẳng định người dân miền Nam nên có quyền tự chọn hình thức cho vận mệnh của họ qua những cuộc bầu cử tự do, hoặc là cho cả toàn dân Việt Nam dưới sự kiểm soát của quốc tế. Họ không nên có một chính phủ nào áp đặt cho họ bằng bạo lực và khủng bố trong lúc chúng ta đang còn có thể ngăn ngừa chuyện đó. Chúng tôi không muốn một cuộc tranh đấu kéo dài với hậu quả mà không ai biết trước. Chúng tôi sẽ không đầu hàng và chúng tôi sẽ không rút quân.
     
                
Trong cuộc chiến chống lại dân chúng, những loại chất nổ mạnh không chỉ nhắm vào những người đàn ông mang vũ khí, nhưng Toà Đại Sứ tại Saigon chính nó cũng trở thành một trận điạ lớn. Những tên khủng bố Việt cộng đã chọn nơi này để đặt bom. Họ đã có tính toán kỹ lưỡng và tiếp tục chiến dịch tạo khủng bố chống lại người Mỹ, quân lực Việt Nam Cộng Hòa, và công dân Việt tại miền Nam.
Lực lượng đồng minh Hoa Kỳ càng được tăng cường để đối kháng lại địch quân càng ngày càng có chiến lược tinh vi hơn, gồm cả giương đông kích tây, nhất là những trận du kích khó đóan biết, những vụ gài mìn trên đường lộ để làm tắt nghẽn lưu thông, đặt bom phá cầu, khủng bố những nhà kinh doanh bằng cách vào nhà ban đêm để thu tiền (đóng hụi chết cho cộng sản), chặt đầu trưởng ấp ban đêm rồi treo tòn ten trên bìa rừng cây cao su dọc quốc lộ 1 Saigon Tây Ninh, một hình thức khủng bố cho dân sợ.v.v..
 Tổng thống Johnson nói: Nếu tự do còn tồn tại trong từng nhà người Mỹ tại Hoa Kỳ thì tự do trước đó đã được gìn giữ duy trì tại nơi như Việt Nam.Ông cũng cho rằng hầu hết dân vùng Á Châu không thể tự mình bảo vệ chống lại cộng sản, một lọai người mang chủ nghĩa không tưởng đang lan tràn sanh sản nhanh chóng mà ông ví họ như lòai chuột trong đám cỏ có nọc độc.
Đội quân chiến đấu Hoa Kỳ đã đến. Sứ mệnh của họ rất đơn giản – chiến đấu cho tự do tại Việt Nam. Họ biết rằng cái gọi là “chiến tranh giải phóng” chỉ là một hình thức xâm lược và nó sẽ bị đánh bại. Người Mỹ cũng đã thấy rõ rằng cộng sản miền Bắc đã chọn con đường xâm lăng vào Nam và làm hằng triệu dân miền Nam chịu tổn thất, đau khổ.

As long as there are men who hate and destroy, we must have the courage to resist …we did not choose to be the guardians at the gates, but there is no one else, said Johnson – Ngày nào còn những người chỉ biết thù ghét và tàn phá, chúng ta phải có can đảm để chống lại. Chúng ta không chọn để trở thành người bảo vệ tại các cỗng, nhưng mà không còn ai cả ngòai chúng ta.
Bút Sử
Sources:
Why Vietnam, John Ford, 1973
We Will Stand in Vietnam, 1965
The Vietnam War, Bernard C. Nalty, 1998

No comments:

Post a Comment