Monday

Hình Ảnh có Tác Dụng Truyền Bá

 

“Hình ảnh Bác Hồ đã ăn sâu vào tâm trí của người dân Việt Nam nên việc sử dụng hình
ảnh để bôi nhọ là điều không thể chấp nhận được.” 
Đây là đoạn kết của một bài viết khi Đảng phải đương đầu với hàng loạt những hiện tượng thanh niên trong và ngoài nước lên mạng xã hội cùng các trang lên án tội ác Hồ Chí Minh (HCM) đối với đất nước và dân tộc Việt Nam trong nhiều thập niên qua.

tran hoang phuc bo doi da hcm
Trên là hình ảnh người thanh niên mà nhà nước cộng sản cáo buộc là Trần Hoàng Phúc ngồi trên ghế, mặc đồ bộ đội, một chân đá hình HCM, môt tay chỉ ngay vào mặt HCM. Hình ảnh này được lan truyền trên các mạng. Đây cũng chỉ là một trong nhiều hình ảnh “phiếm” trên toàn cầu, các quốc gia khác nhau, hình được tạo dựng bằng các software.

Nhưng với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thì tối kỵ – không được chế nhạo lãnh tụ, dù lãnh tụ đó có là kẻ bán nước, hại dân, dù lịch sử có chứng minh rành rành ra đó. Nhà nước cho rằng làm hình như  vậy là vi phạm tội hình sự điều 88. Phúc đã bị bắt vào 6/2017. Gia đình Phúc và các thân hữu cũng đã lên tiếng hình đó không phải Trần Hoàng Phúc.
Đây chỉ là một trường hợp điển hình thôi, còn trên thực tế thì đã và đang có nhiều thanh niên bị vào tù cũng vì có những hành động tương tự, đến nay chưa biết số phận họ ra sao?
Dù Phúc hay là một thanh niên nào khác, xin đưa ra nhận xét về hiện tượng hình ảnh được sửa đổi, tạo hình phiếm dị mà chúng ta thường thấy các nơi , nhất là trên các trang mạng.
Nói tới hình ảnh thì không thể quên cái nghề làm hình của anh thanh niên tên Nguyễn Tất Thành trong giai đoạn mới đến thành phố Paris vào 1919. Tác giả cuốn “Ho Chi Minh A Life” , ông William Duiker, cũng có đề cập HCM tới Paris đầu tiên là vào 1917 qua sự sắp xết của các nhân vật thiên tả giữa hai bên Anh và Pháp. Hồ được huấn luyện và được giao vai trò trong nhóm thiên tả này.
Eventually,  he was given a job as a photo retoucher (adding colors to black-and-white photographs, a popular innovation at the time) in a shop managed by Phan Chu Trinh. (Ho Chi Minh A Life, William Duiker, page 56.)
Cuối cùng thì anh ta được một việc làm là sửa chữa hình ảnh (thêm màu vào hình trắng đen, một phát minh mới đang thịnh hành thời đó.) tại một tiệm do ông Phan Chu Trinh quản lý.
Ngoài việc hoạt động cho phe nhóm thiên tả, Thành có nghề kiếm sống qua ngày chuyên  về sửa chữa hình ảnh, ông ta sau đó trở thành lãnh tụ Đảng Cộng Sản Việt Nam. Để rồi từ đó đầy rẫy hình ảnh HCM mọi nơi trên đất nước Việt Nam, nhất là sau ngày cộng sản miền Bắc cưỡng chiếm miền Nam 30/4/1975. Việc nhồi nhét về HCM xảy ra hằng ngày, trong trường học, sách báo, ngoài đường phố…
Ông Thor Halvorssen, chủ tịch tổ chức Nhân Quyền (Human Rights Foundation, New York), khi đến Việt Nam 2010, đã có cảm tưởng như HCM là Che Guevara của Việt Nam , bởi quốc gia của ông nơi sinh ra ông, Venezuela, cũng là chế độ độc tài kiểu Stalin, nơi nơi đều có tượng, hình ảnh của Che Guevara, một lãnh tụ cộng sản Nam Mỹ.
Vấn đề là có một số người dựa vào những hình ảnh HCM để nghi ngờ này nọ, bởi so sánh bằng mắt thì có những điểm khác nhau, để rồi từ đó đưa ra kết luận hai HCM, một HCM thiệt đã chết từ đầu thập  niên 30, HCM giả sau đó, v.v..
Về hình ảnh thì cộng sản ngụy tạo rất nhiều. Phim ảnh sửa đổi thêm bớt trong ngày 2/9/1945 có cờ đỏ sao vàng bay phất phới trên khán đài mà thực tế thì không hề có; những hình ảnh HCM qua Pháp ngồi tại phi trường với đại sứ Pháp Jean Sainteny thì ngụy tạo thành Vịnh Hạ Long; hình HCM ký vào sổ lưu niệm tại Tòa Thị Chính Paris 4/7/1946, có mặt của thủ tướng Bidault, thì ngụy tạo thành HCM ký Tạm Ước 14/9/1946 với Bộ Trưởng Thuộc Địa Marius Moutet, trong khi nhiều tài  liệu đã ghi là ký lúc quá khuya ngày 14/9/1946 ngay trên đầu giường ngủ của ông Moutet.
Nói về sự trung thực trong sách báo cộng sản thì nói chung người của thế giới đều phải nghi ngờ.
Some critics raise doubts as to whether any of the information on his life that has been published by official sources in Vietnam can be trusted. (Ho Chi Minh A Life, William Duiker, page 6)
Một số nhà bình luận đưa ra nghi ngờ rằng có chăng bất cứ những gì liên quan tới tài liệu thông tin về cuộc đời HCM đi ra từ  nguồn chính thức của chính quyền tại Việt Nam thì có thể tin được không.
Tác giả ghi rõ là nguồn của nhà nước tại Việt Nam thì có thể không tin tưởng được, để cho thấy những cây viết nước ngoài,  nhất là những nhân vật thân cận với Hồ từ nhiều thập niên như Jean Saniteny, khi viết về HCM thì đa phần họ kể ra hết dù có lợi hay bất lợi cho ông Hồ. Kể cả tác giả Duiker cũng phải dựa vào hồi ký của Sainteny, của khrushchev.
Khi một điều gì tác giả biết là không thực, có sự giả tạo trong đó, mà chưa đưa ra bằng chứng rõ rệt thì tác giả chỉ đánh dấu hỏi để người đọc tự đưa ra câu trả lời. Trường hợp sau đây về hình của HCM được Đảng thêm bớt (chỉ có thành phần của Đảng làm thôi, không thể ai khác) làm cho thế giới lắc đầu ngao ngán về tài cạo sửa, trang 234 sách của William Duiker.
hcm william duiker
Ghi chú hình trên: Trong giai đoạn những năm ở Paris, HCM bị theo dõi bởi những nhân viên của bộ cảnh sát Paris, những người này thường xuyên bí mật chụp hình HCM để làm mọi cách biết chắc chắn về lý lịch của Hồ. Đây là hình HCM bị chụp tại gần khu thời trang Place de la Concorde. Người chụp  hình là một người Việt Nam sinh sống tại Paris, phục vụ bí mật cho cảnh sát Pháp.
Ghi chú hình dưới: Hình HCM, thời gian ngắn sau khi đến Liên Sô vào 1923. Hình này rõ ràng cho thấy hình dạng lỗ tai bên trái rất khác lạ. Hình này trái ngược với những lời xác nhận sau này của HCM nói với một người thân quen rằng ông ta, trong suốt cuộc đời, đã không bao giờ mang cà vạt.
Như  vậy hình ảnh được sửa đổi theo lối mặc tây phương với mục đích gì? Cũng có thể là hình ảnh này làm cho phe người tây phương có cảm tình chăng? Bởi lẽ có những giai đoạn trước và sau khi cướp chính quyền HCM rất muốn, có thể nói đến độ van xin, Mỹ ủng hộ và công nhận chính phủ của Hồ. Sau đó đến những năm đầu của 1946 thì rất muốn Pháp công nhận. Dù gì, người làm ra hình này tay nghề kém quá, nhất là trái tai của HCM nhọn thì lại sửa thành bầu. Nhưng không hiểu Hồ có một đệ tử nào nối gót theo nghề sửa hình này không?
Như trên tác giả William Duiker đã ghi rằng HCM khi ở Pháp lúc nào cũng bị cảnh sát theo dõi và chụp hình bí mật. Những tài liệu khác cũng ghi là bộ phận theo dõi thuộc  ngành tình báo của Pháp liên tục làm công tác điều tra hồ sơ cá nhân những du học sinh nhất là Nguyễn Ái Quốc, ngay cả đến sau này trở thành là HCM khi Hồ hoạt động ở Hongkhong, rồi Đông Dương, sau đó đến các nơi khác, và trở về lại Cao Bằng. Không thể có một HCM thứ hai nào cả, nhất là ban bộ lo về hình ảnh họ có đầy đủ bằng chứng.
Bỏ qua cái nhìn có dính dáng tới chính trị, những hình ảnh của HCM được sửa đổi cũng có thể hiểu theo lối chơi trò, không phiếm dị thì cũng là làm vui mắt. Đó là chơi trò với lãnh tụ của Đảng Cộng Sản Việt Nam, mà lại xuất phát từ cấp đầu não, cũng có thể là từ Ban Tuyên Huấn, Tuyên Giáo cấp trung ương. Thế mà hình ảnh này mấy chục năm qua không có bất cứ ai phê phán.
Hình mà nhà nước cộng sản cáo buộc Trần Hoàng Phúc tạo ra cũng hóm hỉnh chơi trò đối với lãnh tụ cộng sản HCM thì bị bắt, bị báo chí lên án bằng những ngôn từ hăm dọa. Có dư luận cho rằng nhóm dư luận viên cộng sản tạo ra hình ảnh na ná giống Trần Hoàng Phúc để triệt tiêu uy tín của Phúc, vì Phúc cũng là một tên tuổi tranh đấu cho nhân quyền. Dù bất cứ hình thức nào hay thủ đoạn nào thì giá trị nội dung của hình phiếm dị đó vẫn không thay đổi.
Khi họ cho rằng “sử dụng hình ảnh để bôi nhọ là điều không thể chấp  nhận được” , điều họ viết ra đó được căn cứ trên tiêu chuẩn nào? HCM đã nói rằng trong đời ông ta chưa bao giờ mang cà vạt mà nhóm của Đảng vẽ hình bắt ông mang cà vạt thì điều đó có xúc phạm không, trong khi Hồ lúc nào cũng trung thành với cái áo 4 túi kiểu Tàu?
Còn nếu người trẻ này cố tình xem thường HCM bằng hình vẽ chân đá vào hình Hồ thì có phải là bị phạm vào tội nào đó có ghi trong luật? Nếu có luật về tội này thì có lẽ ở Mỹ và các nước tự do khác không đủ chỗ để chứa tội phạm. Hơn  nữa, người dân có ý thức họ không bừa bãi bôi lọ lãnh đạo một cách vô cớ. Trong khi đó thì có thể cho rằng trên thế giới này chỉ có lãnh tụ HCM là kẻ bị dân chúng nguyền rủa, bôi lọ nhiều hơn ai hết, có khi người dân còn ví Hồ là cái gì đó dơ bẩn nhất trên đời.
“Hãy để chúng ta lựa chọn sự giàu có và tự do chứ không phải đói nghèo và nô lệ.” Đó là lời của Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump tại Việt Nam trong buổi họp APEC, 11/2017. Có tự do thì mới phát triển, còn độc tài thì đi đôi với đói nghèo và nô lệ. Đảng và Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam đã và đang gia nhập vào cộng đồng thế giới nhiều năm qua, nhưng vẫn còn giữ mãi “định hướng xã hội chủ nghĩa”, nhà nước chủ động làm kinh tế, dân chỉ làm lẻ tẻ,  và họ cấm tự do tư tưởng.
Hành động dùng hình vẽ phiếm dị để biểu lộ tư tưởng, bởi vì người dân có uất ức, bị cấm nói, bị cấm phát biểu những gì họ cần nêu ra, và cũng đừng quên rằng hình ảnh đó còn hơn ngàn lời nói!
Bút Sử
November 11, 2017
Sources: Ho Chi Minh A Life, William Duiker, 2000.

No comments:

Post a Comment