Saturday

Nước Mắt Cộng Sản

In youth one has tears without grief, in old age grief without tears -Jean Paul . Khi trẻ người ta có nước mắt không cần đau xót, khi tuổi già đau xót không có nước mắt. Trên là câu để đời của nhà văn Jean Paul. Tư tưởng này có giá trị nên mới được liệt vào những câu trích dẫn nổi tiếng cho hậu thế (Famous Quotes about Tears). Như vậy thì hằng ngàn người lớn tuổi và trẻ con tại Bắc Hàn tuần qua ra đường dập đầu rên la than khóc khi lãnh tụ Kim Jong Il qua đời hoá ra không được áp dụng cho những điều ghi trên ?

Chắc chúng ta không quên nhớ lại hiện tượng những giọt nước mắt nổi tiếng khác cách nay trên 55 năm tại miền Bắc Việt Nam – giọt nước mắt của ông Hồ Chí Minh sau khi giết hàng ngàn điạ chủ và nông dân vô tội trong chiến thuật “Cải Cách Ruộng Đất”. Nhiều hình ảnh ghi lại các nơi ông Hồ đi dự ông đều mang theo khăn “mousoir” tay để lau nước mắt. Thời gian này là sau những trận giết người mà ngay sách báo cộng sản ghi là “kinh thiên động địa”.
Theo lệnh của đàn anh Liên Sô và Trung Cộng, Hồ Chí Minh đã phóng ra chiến thuật tàn sát hằng ngàn người vô tội. Qua chỉ tiêu phải giết 5% (gọi là địa chủ miền Bắc) thì con số bị giết phải lên đến hơn 500 ngàn. Dù không có tài liệu chính xác về con số này, nhưng qua những quan sát và nhận xét của những học giả thì trên thực tế không chỉ chết tại nơi đấu tố mà chết trong trại giam vì đói rét bệnh tật, chết vì người trong gia đình giết nhau để giành sự sống, con cháu chết vì lang thang không nơi nương tựa sau khi cha mẹ, ông bà bị giết (Em Bé Lên Sáu Tuổi -Thơ Hoàng Cầm).
Người địa chủ bị mang ra xử tử để làm gương là bà Nguyễn Thị Năm. Bà Năm lại là người đóng góp cho phong trào Việt Minh rất nhiều về vật chất (100 lạng vàng), cũng như có hai người con trai nắm vai trò then chốt trong nhóm . “Tuần Lễ Vàng” là chiến dịch thu góp vàng của dân chúng mà Hồ Chí Minh tung ra nhằm dùng chúng cho việc hối lộ tướng Lư Hán để rút quân, cơ hội cho phe Võ Nguyên Giáp tấn công các đảng phái quốc gia (quân Tưởng Giới Thạch đóng ở miền Bắc nhiệm vụ giải giới tàn quân Nhật). Một phần ông mang qua Pháp tiêu dùng cho những ngày dự Hội Nghị Fontainebleau.
Phim tài liệu do nhà báo Mỹ Walter Cronkite (host) có đoạn giáo sư Bernard Fall (học giả về chiến tranh Việt Nam) đại khái cho rằng: Hồ Chí Minh là một người cộng sản được huấn luyện hoạt động ở ngoài Việt Nam nhiều năm. Quyết định của ông ta là có sự suy nghĩ kỹ lưỡng, tính chất của những người Tây phương không theo cảm tính. Hồ chỉ huy nhiều cuộc tàn sát, thanh trừng, nhưng ông ta núp cho người ta nhìn có khoảng cách xa những tay sai hành động tàn ác này.
Xét trên thực tế thì những lãnh tụ phe cộng sản qua đời thì đất nước họ như bị thiên tai. 1969 có Hồ Chí Minh, 1976 có Mao Zedong, 1994 có Kim Sung Il, và nay 2011 thì có Kim Jong Il. Bỏ qua những giọt nưóc mắt của trẻ con bởi vì họ còn khờ dại, chưa chửng chạc nhận ra đâu là sự thật mà khóc vì bị người lớn xung quanh kích thích. Diễn đạt theo ý của nhà văn Jean Paul cũng có thể hiểu là người lớn mà khóc ồn ào như vậy thì chỉ là rỗng toét, bởi đau khổ càng cao thì sức chịu đựng của con người càng thâm hậu. Không thể la hét rên rỉ để chứng tỏ sự đau xót đến mức tận cùng. Như vậy người ta có thể phân tích hiện tượng khóc của khối người lớn trong xã hội cộng sản qua cái nhìn không gì gọi là phức tạp.
Ở Việt Nam có hơn 3 triệu đảng viên. Nói chung họ có điều kiện để tạo cuộc sống sung túc hơn so với khối đa số, những người thuộc phe bị trị. Nếu lãnh tụ của họ qua đời chắc chắn họ phải cảm thấy có thái độ xúc động, có bổn phận bảo vệ nhau, trên là điểm tựa của kẻ dưới và tiếp tục như vậy. Những người lớn này một phần cũng là nạn nhân của chủ trương nhồi sọ, tẩy não từ bé nên dù lớn tuổi họ vẫn tin những điều sai lầm tiềm tàng lâu năm trong đầu óc họ. Những thành phần thuộc phe của chế độ, họ là đảng viên, cán bộ, công an, quân đội lúc nào bề ngoài cũng phải có bổn phận ca ngợi Hồ Chí Minh, coi đó như cái phao cuối cùng mà họ khai thác về mặt chính nghĩa. Với chủ thuyết cộng sản không khởi sắc, bởi nó không tưởng, mông lung và sơ cứng, không có gì ngoài việc xưng tôn lãnh tụ.
Xin điểm qua một vài nét về những cái khóc trong xã hội cộng sản Việt Nam và Bắc Hàn:
Hồ Chí Minh một nhân vật quốc tế cộng sản mà nhiều sách cộng sản đánh bóng, tuyên dương vai trò làm tay sai cho Nga Tàu, bắt toàn dân phải theo một chủ thuyết ngoại lai, vô nhân bản, nhất là tính vô thần phản lại truyền thống dân tộc trong lịch sử hơn bốn ngàn năm. Hồ Chí Minh lăng xăng nhiều năm với những lãnh tụ, tốn nhiều sách báo viết về Marx, Lenin, Stalin, Mao. Hồ rất trung thành với đàn anh Nga Tàu, mặc dù Nga và Tàu bản thân họ không chung thủy nhau, thế nên mới có vấn đề cộng sản Việt Nam có truyền thống đi hàng hai, không bao giờ trong tư thế độc lập, ngay cả ngày nay cũng vậy.
  
Nhìn hình trên, có người cho đây là hình ảnh của những giọt “nước mắt cá sấu”. Nước mắt của ông Hồ được ví như của một kịch sĩ. Nếu Hồ Chí Minh thực tâm biết mình làm sai, giết quá nhiều đồng bào vô tội để phục vụ cho quyền lợi quốc tế, thì tại sao ông không rời bỏ ngay hàng ngũ cộng sản trong giai đoạn đó? Trước những nơi đông người, Hồ cứ lấy khăn lau nước mắt để mua chuộc lòng vị tha của người dân chăng? Ở những quốc gia trọng pháp thì giết người là phải đền tội, còn Hồ thì giết hằng ngàn người rồi khóc thôi để bù trừ tội lỗi. Nói trên radio, Hồ cũng khóc. Đây được coi như cả một sự chuẩn bị dàn dựng để được những tấm ảnh ghi vào lịch sử “Cải Cách Ruộng Đất” – giết người xong rồi lên tiếng là “phạm sai lầm”.
Hồ Chí Minh chết ngày 2/9/1969. Nước mắt của những người cộng sản thân cận mang ý nghĩa gì đây? Chưa xâm lăng xong miền Nam thì Hồ lại chết đúng ngay ngày kỷ niệm ra đời chính phủ “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà” ngày 2/9/1945. Trẻ em khóc vì bị kích động. Một chế độ chủ trương tẩy não con người là phải yêu thương một người quốc tế cộng sản hơn là cha mẹ, ông bà, tổ tiên.
Khi hô hào tiêu diệt cường hào ác bá, lên án độc tài chuyên chế của các vua chúa, cộng sản tạo lòng căm thù trong dân chúng để hùa theo làm “cách mạng”. Khi thành công thì chế độ cộng sản còn độc tài hơn nhiều lần vua chúa. Cha truyền cho nối. Nông Đức Mạnh, tổng bí thư đảng 2 nhiệm kỳ, là con của Hồ Chí Minh mà nhiều tài liệu đã trưng bày. Kim Sung Il thì truyền lại cho Kim Jong Il. Nay Kim Jong Un con trai của Kim Jong Il “nối ngôi” cha lên làm lãnh tụ mặc dù mới chỉ 27 tuổi thôi.

Nhiều năm nay, thời Kim Jong Il thế giới đã từng lên án nhà nước cộng sản này chỉ lo chế vũ khí nguyên tử, súng đạn để hù dọa khối tự do, còn dân thì chết đói tính đến nay đã hơn 1 triệu người. Hàng năm Liên Hiệp Quốc và Nam Hàn phải chở thức ăn cứu nạn đói triền miên tại đây.
Ngày 18/12/2011 đài truyền hình Bắc Hàn tuyên bố Kim Jong Il chết. Tiếp theo là những bàn luận của thế giới Tây phương và không cộng sản về những trận khóc của dân chúng kể cả các cấp có quân hàm chức vị. Họ dập đầu xuống đất, đập ngực la hét làm người ta có cảm tưởng như trò hề. Có những câu hỏi là có phải họ khóc thật hay không? Sao mà giống trẻ con quá? v.v.. Ít nhất có một cô gái tại hiện trường trả lời cho phóng viên ABC rằng: thế hệ tôi ý thức ra sự sai và đúng, còn thế hệ cha mẹ tôi thì bị tẩy não.

Nhờ kỹ thuật thông tin hiện đại, một số người trong xã hội bưng bít của cộng sản đã phát hiện ra những sự thật và thay đổi quan niệm về thể chế mà họ đang sống.
Tin AP ghi ông Song Byeok, 42 tuổi , một hoạ sĩ trốn từ Bắc Hàn qua Nam Hàn năm 2002, phát biểu : Tôi nghĩ rằng sau khi nghe tin ông Kim chết, một ngọn gió tự do dân chủ cuối cùng thì cũng có thể thổi vào Bắc Hàn. Một học sinh tên Lee Hyeon-seo, 30 tuổi, rời Bắc Hàn vào giữa thập niên 90 nói: Tôi nhớ rất rõ về việc tuyên truyền trong học đường ngay cả lúc đó tôi là một cô gái nhỏ. Tại Bắc Hàn, học giỏi về toán và Anh văn không quan trọng bằng giỏi về những bước lịch sử làm cách mạng của Kim Sung Il. Bây giờ tôi biết đó là giả tạo, nhưng chúng tôi đã phải nhồi nhét càng nhiều càng tốt những sử học ấy vào đầu óc. Chúng tôi phải khó khăn lắm để có điểm cao về môn đó trong trường.
(“I remember the propaganda education vividly even though I was a girl,” she said. “In North Korea, excelling at math or English is less important than being good at the history of Kim Il Sung’s revolutionary steps. Now I know it’s fake, but we had to cram as much of the history in our heads as possible. We struggled to get high marks on the subject in school.)
Chủ trương tẩy não trong chế độ cộng sản thật vô cùng lợi hại. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy cả xã hội miền Bắc Việt Nam vì bị tuyên truyền một chiều mà tin rằng Mỹ xâm lăng miền Nam, đến hơn 20 năm sau mới vỡ lẽ ra là mình bị nhồi sọ những điều không thật. Ngày nay chúng ta thấy những trận khóc còn hơn năm 1994 lúc Kim Sung Il chết, không làm xúc động người xem mà ngược lại còn quaí dị. Gọi là “trận khóc” vì nó khá lớn của già, trẻ, đàn ông, đàn bà, đảng viên, cán bộ, quân đội, công an…Từ nay xin được thêm một ngôn từ mới cho dồi dào thêm văn hoá người cộng sản – nước mắt cộng sản. Đó là hình ảnh của một Bắc Hàn mà hầu như thế giới trước đây khi nhắc đến quốc gia này người ta hay nghĩ tới vũ khí nguyên tử và trên triệu người chết đói.
Bút Sử
24/12/2011

No comments:

Post a Comment