Saturday

Hồn Dân Tộc của Hồ Chí Minh?


  Với chính sách tuyên truyền trong nước, Hồ Chí Minh được coi như “tuyệt vời,” vừa là người của quốc tế, vừa là người của dân tộc Việt Nam. Được như vậy thì dù Đảng Cộng Sản Việt Nam đi theo chủ thuyết Marx Lenin Mao, thành lập nhà nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa độc tài để tiến lên thiên đường cộng sản theo chỉ thị quốc tế cộng sản đề ra, Đảng cũng có thể gieo vào lòng dân một thứ “chính nghĩa” nào đó. Không những Đảng gồm một tập đoàn dày công đánh bóng lãnh tụ một cách tinh vi, mà chính đảng trưởng Hồ Chí Minh cũng tự tâng bốc mình. Trong nhiều bài viết trên các sách báo của Đảng, ngoài những giáo điều học từ các ông tổ cộng sản ở các nước khác, họ lại đệm thêm một số ý niệm về tổ quốc và dân tộc.


Tổ quốc của Hồ Chí Minh ở đâu?

T. Lan, bút danh của Hồ Chí Minh, trong “Vừa Đi Đường Vừa Kể Chuyện” xuất bản đầu tiên 1963 như sách ghi, và tái xuất bản 1994, 1999, có một chương tựa là “Tổ Quốc Cách Mạng.”

Vào đầu tháng 5, 1927, Hồ Chí Minh bị quân Tưởng Giới Thạch ruồng bắt tại Quảng Châu, ông ta phải chạy qua Hương Cảng (Hong Kong). Tại đây Hồ cũng bị mật thám Anh làm khó khăn, ông phải chạy qua Thượng Hải (Shanghai). Tại Thượng Hải ông cũng bị phe Quốc Dân Đảng của Tưởng theo dõi.

T. Lan viết (trang 36): “Chỉ còn một cách là chạy về Tổ quốc cách mạng – chạy về Liên Xô.”  Đấy là tâm thức của Hồ Chí Minh. Ông đi làm cách mạng để phụng sự cho tổ quốc và tổ quốc đó chính là Liên Sô.
  
Sau 30 năm bôn ba hoạt động cùng phe quốc tế cộng sản, Hồ Chí Minh trở về Việt Nam. Ngồi tại mảnh đất quê hương, nhưng xúc động của ông dồn về “tổ quốc cách mạng” qua bài thơ:

Non xa xa nước xa xa

Nào phải thênh thang mới gọi làĐây suối Lê Nin, kia núi Mác
Hai tay xây dựng một sơn hà

 Đang ở tại đất Cao Bằng, nhưng non nước của ông Hồ thì xa xa…( ở tận Liên Sô). Nhưng dù là xôi xôi thênh thang, ông cũng có thể nhớ non nước ấy qua giòng suối tại Việt Nam mà ông đặt tên là Lê Nin, và một núi ông đặt tên là Mác. Dựa vào “hồn thiêng của tổ quốc cách mạng” ông Hồ quyết tâm “xây dựng” một Việt Nam cộng sản và ông hãnh diện trở thành một Lenin hay Stalin của Việt Nam, một Mao của Việt Nam. Đảng Cộng Sản Việt Nam từ thời Hồ Chí Minh còn sống cũng như sau này ví Mao là mặt trời, là cưú tinh, là ngôi sao sáng nhất, là cây đại thụ, là ngọn hải đăng… Đại loại đó là những gì nói lên tâm hướng của Hồ Chí Minh.

 Phong cách văn hoá của Hồ Chí Minh

 Người ta thường cho rằng văn là người. Hồ Chí Minh viết rất nhiều, nhất là thể loại kể chuyện. Năm 1960, ông Hồ bỗng nhiên trở thành một nhà thơ hay dựa vào những bài thơ cho rằng ông đã sáng tác trong tù. Năm 1990, Đảng lại cho ông Hồ thêm một danh hiệu mới “ danh nhân văn hoá thế giới”  sau khi UNESCO từ chối không chấp nhận cứu xét đơn đề nghị.  Sau vụ này, một số học giả hải ngoại đã đưa ra nhiều tài liệu chứng minh Hồ Chí Minh không phải là tác giả của Ngục Trung Nhật Ký. Bất chấp sự thật và do thông tin một chiều, Đảng vẫn dựa vào giá trị của tập thơ tù này để đưa  nhân cách ông Hồ lên cao, cố tình hạ thấp thành phần trí thức miền Bắc mà giữa thập niên 50 giai đoạn văn nghệ sĩ bị trù dập nặng nề.

 Thơ trong Ngục Trung Nhật Ký thể hiện nhân cách của một cá nhân nào đó có tâm linh, không thể là một người cộng sản vô thần suốt đời đeo đuổi đấu tranh vì thù hận. Học giả Lê Hữu Mục đã chứng minh đó là Già Lý, người ở cùng tù với Hồ Chí Minh từ 1931-1933 tại Hong Kong. Có hai tư tưởng, hai nhân cách con người trong tập thơ. Một trong số ít bài thơ thật của ông Hồ:


Đau khổ chi bằng mất tự do
Đến buồn đi ỉa cũng không cho            Cửa tù khi mở không đau bụng
              
Đau bụng thì không mở cửa tù            (Bị hạn chế)

 Những trang sau của cuốn Ngục Trung Nhật Ký có phần định nghĩa “văn hóa” của Hồ Chí Minh:

Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.

 Định nghĩa trên đúng hay sai, xin nhường lại cho người đọc, nhưng người viết dựa theo tinh thần này để đưa ra nhận xét về tâm thức của ông Hồ. Theo định nghĩa này, văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt…Nhưng tại sao Hồ Chí Minh đưa ra tất cả chỉ thiếu vai trò chính trị trong sinh hoạt của văn hoá?  Như vậy là thế nào?  Nếu ông Hồ cho rằng mọi sinh hoạt đều đóng khung trong văn hoá ngoại trừ “chính trị”, như vậy tại sao Đảng chủ trương lãnh đạo cả văn học nghệ thuật miền Bắc, và sau này là trong Nam? Văn nghệ sĩ, thi sĩ, nhà báo đều phải viết theo lệnh Đảng? Tôn giáo cũng bị Đảng nhảy vào lãnh đạo, mà tôn giáo là một bộ mặt quan trọng của văn hoá Việt Nam.

 Lý do Hồ Chí Minh dị ứng với với hai chữ “chính trị”  khi đề cập tới văn hoá, bởi vì nếu ông bao gồm chính trị thì hoá ra ông là một người vô văn hoá. Cũng có thể nói văn hóa của Hồ là những gì tồi tệ nhất mà nhân loại văn minh loại trừ. Văn hóa của một dân tộc nói chung không có nghĩa là hoàn toàn tốt đẹp, có khi dân tộc này cho là hay mà dân tộc khác lại lên án.

Cả đời ông hoạt động chính trị theo chủ thuyết nước ngoài là Marx Lenin Mao, phục vụ theo chỉ thị đàn anh quốc tế cộng sản, nhất nhất chuyện gì ông cũng đều phải nghe theo lệnh của cấp trên. Thừa lệnh của Stalin và Mao, ông Hồ đã ra tay giết hằng trăm ngàn đồng bào miền Bắc trong chiến thuật Cải Cách Ruộng Đất giữa thập niên 1950. Tội giết hàng ngàn đồng bào trong Tết Mậu Thân 1968 khi ông ra lệnh tổng xâm lăng hơn 40 tỉnh với quyết tâm nhuộm đỏ cả miền Nam để dâng cho cộng đảng Nga Tàu càng sớm càng tốt. Đó là chưa kể những hậu quả khốc hại sau khi Hồ phóng ra cuộc chiến tranh tương tàn làm chết hằng triệu đồng bào của ông. Những hành động đó không thể hiện một người Việt Nam có văn hóa, có phong tục Việt Nam hay đạo đức làm người. Di sản của Hồ Chí Minh là Đảng Cộng Sản Việt Nam và ngày nay họ sẵn sàng dâng đất nhượng biển cho Trung Cộng, ngoan ngoãn làm tay sai đắc lực như ông Hồ ngày xưa đã từng làm.

 Ít nhất hai năm trước khi qua đời, Hồ Chí Minh đã sửa soạn làm lăng tẩm cho chính mình giống như Lenin. Tài liệu đã cho thấy đầy đủ để chứng minh cho ý đồ đó. Tác giả Hoàng Quốc Kỳ, một “cận thần” của Hồ Chí Minh nhiều năm đã tiết lộ bí mật này trong “Ma Đầu Hồ Chí Minh.”  (xin xem thêm tài liệu, search for: KHÔNG NÊN ĐỂ CÁI XÁC KHÔ GIỮA HÀ NỘI, tác giả Nhàn SF) Nhưng Hồ Chí Minh vẫn phải viết di chúc, Đảng phải bị mang tiếng là làm “trái ý” lãnh tụ. 

               

Đến gần chết phong cách một người vong bản vẫn không thay đổi. Hãy nhận xét một cách tổng quát di chúc của Hồ Chí Minh, mặc dù theo Hoàng Quốc Kỳ, di chúc này chỉ là một cách để lừa dân. Có văn hoá Việt Nam không? Ông Hồ đã cố tình vặn vẹo, sửa cách viết của tiếng Việt Nam: D thành Z, PH thành F, v.v.. Gần nhắm mắt xuôi tay ông lại “hữu thần” qua những giòng trong di chúc “… fòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Mao Mác, cụ Lenin và các vị cách mạng đàn anh khác…” mà không là Hùng Vương hay Trần Hưng Đạo. Những năm cuối đời, có lẽ Mao ảnh hưởng sâu đậm nhất trong tâm tư của ông Hồ.

                       

Nếu Hồ Chí Minh có ý hướng về tổ quốc, về  quốc gia dân tộc thì những suy nghĩ đó ông ta đặt ở đâu? Trước giờ phút hồn lìa khỏi xác, ông còn yêu cầu được nghe một bản nhạc Tàu và Đảng đã phải mang tới một cô người Tàu hát cho ông nghe.


Ông Hồ đã thể hiện rõ rệt bản chất vong bản, vô văn hoá kể từ thời trẻ cho đến lúc sắp lià đời. Nhiều mỹ từ dành cho ông Hồ như: Bình luận về văn học qua tác giả và tác phẩm của Hồ  Chí Minh, Hồ Chí Minh Hồn Dân Tộc, v.v..Những sáo ngữ và kỹ thuật tuyên truyền xét ra không phải Đảng “sáng kiến” mà có như vậy cũng theo gương lãnh tụ trước đó.

 Tóm lại, những đòn phép của Đảng không ngoài mục đích nhồi sọ, ngu dân, tôn thờ lãnh tụ một cách tuyệt đối để Đảng dễ dàng tiếp tục cai trị. Sau ngày cộng sản Đông Âu và Liên Sô sụp đổ, vị trí ông Hồ được điều chỉnh để có thêm “tư tưởng,” “hồn dân tộc” và còn nhiều “sáng tạo” ma mãnh xung quanh nhân vật lãnh tụ này. Hồ Chí Minh là sức sống tinh thần của Đảng, là lá bùa, là cái phao để Đảng dựa vào.

Bút Sử
2009

No comments:

Post a Comment