Saturday

Hồ Chí Minh với bút danh Trần Dân Tiên

Bài viết dựa vào những nguồn khẳng định của các websites để chứng minh bút danh Trần Dân Tiên là của Hồ Chí Minh (HCM). Ngoài việc trình bày tài liệu,  xin đưa ra những nhận xét về một số nội dung của cuốn sách Những Mẩu Chuyện về Đời Hoạt Động của Hồ Chủ Tịch, tác giả Trần Dân Tiên.

Những nguồn khẳng định
Báo Nghệ An điện tử (của Đảng bộ tỉnh Nghệ An)
…Thời gian Bác ở nước Pháp từ năm 1919 đến năm 1923, cuốn sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch của Trần Dân Tiên (một bút danh của Bác) cho biết: “Thường thường, ông chỉ làm việc nửa ngày; làm buổi sáng để kiếm tiền, còn buổi chiều đi đến thư viện”;
Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức trong Tác phẩm Văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
…Đáp lại tình cảm mong muốn của đồng bào, của bạn bè trên thế giới, Hồ Chủ tịch với bút danh Trần Dân Tiên đã viết tác phẩm “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch…”;
Cựu Phó Tổng biên tập báo Nhân dân, ông Bùi Tín trả lời phỏng vấn đài Á Châu Tự Do:…Nhân dân, tờ báo của Đảng cộng sản, nói rõ là ông Hồ trong cuộc đời đã dùng đến hơn 30 bí danh khác nhau, trong đó có bí danh Trần Dân Tiên, và khẳng định rõ rằng cuốn “Những mẩu chuyện về đời sống của chủ tịch HCM” là do chính ông Hồ viết ra…;
Học giả Mỹ William J. Duiker, trong tác phẩm Ho Chi Minh: A Life
…The other, Nhung mau chuyen ve doi hoat dong cua Ho Chu tich, by the fictitious historian Tran Dan Tien, was written by Ho in the late 1940s and has been translated into several foreign languages…
Tạm dịch: Còn tác phẩm kia, “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch”, của nhà sử học tưởng tượng Trần Dân Tiên, được ông Hồ viết vào cuối thập kỷ 1940 và đã được dịch sang nhiều thứ tiếng khác;
Học giả Pháp Pierre Brocheux, trong tiểu sử Ho Chi Minh: A Biography, trang 209;
Học giả Mỹ Sophie Quinn-Judge, trong tác phẩm Ho Chi Minh: The Missing Years
…Although the author’s name is given as Tran Dan Tien, it is believed, in fact, to be an autobiography…
Tạm dịch: Mặc dù tên tác giả là Trần Dân Tiên, nhưng người ta tin rằng thực ra nó là tự truyện…
Cố thi sĩ Nguyễn Chí Thiện có lần nói rằng theo lệ thì Đảng Cộng Sản nào cũng có một ủy ban chuyên viết tốt về lãnh tụ, đánh bong lãnh tụ. Đó là lối mị dân tệ hại rồi,  mà tồi tệ hơn là thêm vào đó, chính lãnh tụ HCM đã dùng bút danh Trần Dân Tiên để ca ngợi cá nhân mình!
Một vài nhận xét sau đây để chứng minh những điều nghịch lý, mâu thuẫn, xuyên tạc, bịa đặt…trong cuốn “Những Mẩu Chuyện….”
Trước hết, mới vào chuyện Trần Dân Tiên đã hớ hênh ở những điểm rất đáng nghi ngờ là câu chuyện không thật. Tác giả tới dự ngày 2/9/1945,  ngày hôm sau tức 3/9, viết thư cho HCM, rồi liền sau đó được HCM hồi âm là “ngày mai” 4/9 tới gặp. Tác giả lại không cho biết thư đi bằng cách nào mà mau vậy? Bưu điện hay thư cầm tay? Hơn nữa, tên Trần Dân Tiên rất xa lạ vào giai đoạn đó, tại sao HCM lại tỏ ra như thân thiện và quen biết trước?
Theo nhiều nguồn tài liệu thì anh Ba là tên gọi của HCM lúc lên tàu Pháp làm bồi bàn vào 1911. Trần Dân Tiên  viết về anh Ba qua những buổi tiếp xúc với ông Mai, ông Lê, anh Trần, ông Dân, anh Bốn, ông Nam v.v..
Theo truyện kể, ông Nam là người đồng hương với anh Ba, cả hai đang làm việc tại London (khoảng 1916). Ông Dân và Nam nằm trong một tổ chức trước kia là một hội kín, chính là công đoàn hải ngoại (trang 25) .
Theo Willam Duiker:
It is possible that he returned as a delegate of the Overseas Workers’ Association to establish liaison with workers’ groups in France. In that case, it is not unlikely that he may have travelled back and forth between the two countries on several occasions ((Ho Chi Minh, by William Duiker, 2000, page 55).
Có thể ông ta trở lại (London) như là một đại biểu của Công Đoàn Hải Ngoại để thành lập sự liên lạc với những nhóm nhân công ở Pháp. Trong trường hợp đó, không ngạc nhiên rằng ông ta đã có thể qua lại nhiều lần giữa hai quốc gia.
  Ông Nam và anh Ba đều nằm trong tổ chức. Duiker cho rằng những hoạt động của tổ chức này là những bước khởi đầu của HCM để gia nhập Đảng Cộng Sản Pháp. Duiker kể về ông Borris Souvarine. Souvarine đã gặp Nguyễn Tất Thành (tên thật) vừa sau khi Thành đến Paris từ London vào 1917. Trước khi qua, Thành được một tổ chức tại Paris sắp xếp nơi chốn ăn ở, và đi họp hành ngay với Đảng Xã Hội, cũng như được Souvarine giới thiệu Thành với nhà báo thiên tả Léo Poldes.
Trần Dân Tiên diễn tả cảnh ông Nam đưa tiễn anh Ba qua Pháp: Anh Ba bắt tay tôi, chúng tôi hôn nhau (trang 30).
 Vào giai đoạn này (1917) anh Ba đã là người cộng sản chưa mà hôn ông Nam? Còn riêng phong tục Việt Nam thì không có kiểu hôn nhau như thế, ngay cả với người phương Tây! Theo lệ, những người cộng sản khi gặp nhau hay chia tay nhau họ thường ôm nhau hôn hít. Riêng với HCM, sau những chuyến công tác với vai trò  quốc tế cộng sản thì được  báo LIFE Magazine August 5, 1957, đăng tin HCM là THE KISSINGEST COMMUNIST -Người cộng sản hôn nhiều nhất.
 Như vậy, cũng có thể kết luận rằng khi  HCM viết về mình và đặt ra nhiều tình tiết đã sơ suất trong vấn đề năm tháng, hoặc là năm 1917 chính Hồ đã nhuần nhuyễn trong  phong cách cộng sản rồi,  mà Duiker nghĩ rằng HCM đã nhiều lần qua lại với khối thiên tả bên Pháp.
Cũng nên nhắc lại ý kiến đưa yêu cầu do ông Nguyễn đề ra nhưng lại do luật sư Phan Văn Trường viết, vì lúc bấy giờ ông Nguyễn chưa viết được tiếng Pháp (trang 32).
Nguyễn Tất Thành là người trẻ tuổi nhất đến Pháp gia nhập nhóm Ngũ Long (Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Tất Thành). Thành đến sau và rất năng nổ nên được nhóm giao phó nhiệm vụ mặc dù không biết tiếng Pháp. Người đầu não Phan Chu Trinh và các nhân vật khác đang bị nhà nước Pháp theo dõi gắt gao qua những hoạt động đòi độc lập cho quê nhà.
Cũng nên  nhắc lại là ông Phan Chu Trinh và ông Phan Văn Trường không tán thành hoạt động của nhóm Việt Nam yêu nước, vì các ông ấy cho nhóm thanh niên là trẻ con (trang 32)
Trần Dân Tiên viết câu trên gợi ra mâu thuẫn, đồng thời đưa ra kết luận cho vấn đề. Cũng vì tin tưởng người  trẻ Nguyễn Tất Thành mà các ông Trinh và Trường đã giao phó nhiệm vụ trình 8 yêu điểm trong hội nghị Versailles, 1919. Trong văn thư 8 điểm, nhóm 5 người này ký tên chung là Nguyễn Ái Quốc (một bút danh cho cả nhóm). Thế nhưng từ sau ngày hội nghị, Thành tự nhận mình là Nguyễn Ái Quốc để hoạt động cho khối cộng sản. Thế thì các ông Trinh và Trường không tán thành là chuyện dễ hiểu. Sau này những cây viết của Đảng, ngay cả HCM, cướp công của ông Phan Văn Trường cho rằng chính HCM viết 8 điểm ấy.
Mọi người cười, nhưng không phải mỉa mai, mà là cười cảm tình với một đồng chí non, chưa hiểu được vấn đề (trang 47)
Việc ngu ngơ này không thể được che giấu vì báo giới đã viết ra. Lúc này Thành với danh xưng Nguyễn Ái Quốc dự  hội quốc tế và chọn lựa vào các khối. Nguyễn đã không biết thế nào là quốc tế cộng sản đệ nhị, đệ tam gì cả, thế rồi ông ta chọn đệ tam. Mọi người cười vì Nguyễn đã không có căn bản về lý thuyết và lịch sử của các Đảng mà lại dám ghi danh làm thành viên hoạt động. Bởi bản chất đó mà sau này Stalin rất khinh thường HCM, cho rằng Hồ chỉ biết làm và vâng lời thôi, chẳng có sáng kiến hay lý luận gì cả- a communist troglodyte – người cộng sản ngu dốt (Ho Chi Minh A Biography, Pierre Brocheux, page 145).
 Đế quốc Anh cho rằng ông Nguyễn là tay sai của Liên Xô. Vì vậy những nhà cầm quyền Anh cũng cho ông là kẻ thù số một và cố bắt cho được ông … Ông đã bị giam ở nhà tù Hương Cảng (trang 82).
 Thế giới không cộng sản cho rằng cộng sản như loài cỏ dại, loài trùng độc sinh ra trong hoàn cảnh hoang tàn của chiến tranh. Liên Sô ra đời sau Thế Chiến Thứ Nhất (1914-1918). Nước Anh cho rằng Nguyễn Ái Quốc lúc đó là tay sai của Liên Sô, mà Liên Sô đã trở thành loài trùng độc rồi. Cộng sản Tàu và Việt Nam xuất hiện trong hoàn cảnh hoang tàn của Thế Chiến Thứ Hai (1939-1945). Trần Dân Tiên ghi quá vắn tắt về vụ bị bắt, lại “quên” ghi lúc cảnh sát Hongkong xông vào căn phòng khoảng 2 giờ sáng ngày 6/6/1931, Nguyễn Ái Quốc lúc đó tự nhận là T.V. Wong, ngủ chung với một người phụ nữ tên Lý Sâm, sau mới biết chính là Lý Ưng Thuận vợ của Hồ Tùng Mậu (Ho Chi Minh, William Duiker, page 200).
Và  một tướng cướp già bị bắt vì bị bạn tố giác. Người này độ sáu mươi tuổi, hòa nhã, mưu trí và gan góc, giỏi chữ Trung Quốc, làm được thơ (trang 87).
photo (77)

Tướng cướp già này là ông Già Lý, cũng là tác giả cuốn Ngục Trung Nhật Ký mà học giả Lê Hữu Mục đã đưa ra dẫn chứng trong cuốn “ Hồ Chí Minh Không Phải Là Tác Giả Ngục Trung Nhật Ký”, 1990. Năm 1960, Ban Tuyên Giáo của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã tung ra tập thơ cho rằng tác giả là HCM sáng tác  từ 1942-1943 khoảng thời  gian Hồ bị nhốt tại các nhà giam của phe Tưởng Giới Thạch. Hình bìa của tập thơ gốc ghi là 29.8.1932 – 10.9.1933, nghĩa là trùng vào giai đoạn Nguyễn Ái  Quốc ở tù tại Hongkong, và Nguyễn cũng có qua lại với Già Lý như ghi trên.
So sánh tập thơ chính gốc, và tập thơ của Đảng (cách 10 năm sau) một số nét chữ tay giống nhau nhưng khác năm.
BVAT 9 f94a9a41bee3490510f22b345210918a4cce6b3a
Già Lý là một nhân vật có trình độ mặc dù mang danh tướng cướp làm chủ một khu rừng. Ông chỉ cướp kẻ giàu mà thôi  Lý khá ác với người giàu, nhưng rất tử tế với người nghèo. Vì vậy Lý được nhân dân trong vùng vừa yêu vừa sợ (trang 88).

Khi ông Nguyễn đã bí mật khời khỏi Hương Cảng, những tờ báo này phao tin là ông Nguyễn đã chết trong nhà thương (trang 90)Luật sư thiên tả người Anh, Loseby, đã bằng mọi cách giúp Nguyễn ra khỏi tù và trốn thoát, trong lúc các phe Pháp, Tưởng Giới Thạch đang theo dõi Nguyễn gắt gao. Việc đăng tin Nguyễn Ái Quốc chết trong tù do báo Pháp tại Đông Dương đưa ra rất có thể là do từ nguồn của Loseby để bảo vệ sự an toàn cho Nguyễn khi trốn tránh.
Ngày 16 tháng 8 năm 1945, những đội du kích Việt minh xuất phát…Chính phủ Trần Trọng Kim càng tan rã hơn nữa. Ngày 19 tháng 8 năm 1945, khởi nghĩa thắng lợi (trang 109, 110). Trần Dân Tiên lại “quên” ghi ngày 17/8/1945 Việt minh cướp cờ vàng 3 sọc đỏ của chính phủ Trần Trọng Kim thay vào cờ đỏ.
17 thang 8 1945 vietminh cuop chinh quyen17/8/1945                                                                      
19 thang 8 vietminh to chuc bieu tinh            19/8/1945
Ngày 17-8, Tổng Hội Công Chức họp mít tinh đòi Nhật trả độc lập thật sự trước Nhà Hát Lớn ở Hà Nội. Trong khi các diễn giả hô hào dân chúng, các phần tử Việt Minh hạ cờ chính phủ Trần Trọng Kim, kêu gọi dân chúng ủng hộ mặt trận, biểu tình tuần hành. Ngày 19-8, cũng tại công trường Nhà Hát Lớn, một cuộc biểu tình vĩ đại được Việt Minh tổ chức. Ngày hôm sau, Việt Minh chiếm cứ các công sở (Việt Sử 12ab, nxb Trường Thi Saigon, Ban Giáo Sư Sử Địa, 1974, trang 74).
(Ban Giáo Sư Sử Địa gồm trên 21 vị,trong đó có giáo sư Trần Gia Phụng hiện đang cư ngụ tại Canada)
Thật vậy, bản Tuyên ngôn độc lập là kết quả của những bản yêu cầu gửi cho hội nghị Véc Xây mà cụ Hồ đã viết năm 1919 (trang 116).
Trần Dân Tiên lại “quên” nữa rồi. Xin nhắc lạịý kiến đưa yêu cầu do ông Nguyễn đề ra nhưng lại do luật sư Phan Văn Trường viết, vì lúc bấy giờ ông Nguyễn chưa viết được tiếng Pháp (trang 32).
Bọn phản động như đảng phái Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam được Quốc dân đảng Trung quốc giúp đỡ, âm mưu phá hoại tổng tuyển cử…Hồ Chủ Tịch nói với đồng bào Nam bộ: “Nếu chúng ta không thể tổng tuyển cử công khai thì chúng ta tuyển cử bí mật.” (trang 127,128)
 Nguyễn Hải Thần và Nguyễn Tường Tam thuộc phe cánh quốc gia nên chống ý đồ của HCM nên Hồ tỏ ra gay gắt. Hơn nữa, HCM bảo là phải bầu cử bí mật. Tình hình lúc đó tại Saigon và các tỉnh miền Nam có những biến động giữa các phe nhóm. Anh Pháp trong vai trò tước khí giới Nhật nhưng lại tấn công Việt Minh, Việt Minh đánh Pháp, quốc gia theo Pháp đánh Việt Minh,các đảng phái quốc gia đánh Việt Minh…
Quân Anh thấy bối rối: nhiệm vụ chính thức của họ là giải giáp quân Nhật, nhưng thực tế, họ giúp Pháp đánh Việt Nam (trang 132).
Trần Dân Tiên cố tình áp đặt 2 chữ “Việt Nam” vào trang sách. Lịch sử cho thấy rõ quân Anh giúp Pháp đánh Việt Minh chứ không phải mọi người Việt Nam. Người Pháp biết phân biệt ai theo Việt Minh , ai không theo. Pháp đã có kinh nghiệm nhiều năm tại Việt Nam. Hội nghị quốc tế sau thế chiến 2 đã phân công cho Anh về miền Nam tước khí giới quân Nhật, nhưng trên thực tế đồng thời Anh thả cửa nhà tù cho Pháp chạy ra đánh Việt Minh.
Paratroopers under Cedile’s control  secured the release of innocent Vietnamese from jail  next day (Britain in Vietnam, prelude to disaster, 1945-46, Peter Neville, 2007, page 82) – Những lính dù dưới sự chỉ đạo của Cedile đã thả an toàn những người Việt Nam vô tội ngày hôm sau. 
Hồ Chủ Tịch và Chính phủ ta không muốn chiến tranh, chỉ muốn Tổ quốc được độc lập và thống nhất, muốn hòa bình để tránh cho nhân dân khỏi khổ và xây dựng lại nước Việt nam nghèo nàn vì gần một thế kỷ sống dưới sự thống trị của thực dân Pháp. Vì  vậy  Chủ tịch ký với đại diện của nước Pháp, ông Xanh tơ ni (Sainteny), bản hiệp định ngày 6 tháng 3 (trang 132).
Đây là giai đoạn quan trọng trong lịch sử cận đại Việt Nam sau ngày HCM xuất hiện với chủ nghĩa cộng sảnCâu văn tối nghĩa  trên cho thấy sự mờ ám giấu diếm ý đồ đen tối. Nhiều năm dưới ách thuộc địa của Pháp, và nhiều người đã hy sinh để giành độc lập, mà lúc này Hồ không muốn chiến tranh, chỉ muốn Tổ quốc được độc lập và thống nhất đồng nghĩa là bắt tay với Pháp và nằm trong Liên Hiệp Pháp (cộng sản), còn chuyện độc lập là không bao giờ có mà chỉ là được một số quyền hạn Pháp  ban cho. Tóm tắt, 3/1946 quốc hội nước Pháp bị lọt vào 2 đảng Xã Hội và Cộng Sản. Hai bên HCM và Pháp cộng sản đã làm ra Hiệp Ước Sơ Bộ ký ngày 6/3/1946, không ngoài mục đích chính là nhuộm đỏ cả 3 miền Việt Nam và Hồ phải lệ thuộc Pháp về chính trị, kinh tế, và quân sự như trong hiệp ước đã ghi. HCM chỉ được một cái lợi là nước Pháp lúc đó công nhận chính phủ của Hồ.
HCM Bán Nước Lần Thứ Nhất:https://mousekeymakehistory.wordpress.com/2013/09/14/ho-chi-minh-ban-nuoc-lan-thu-nhat/
Cuối cùng Chủ tịch kết thúc bằng những lời cảm động: “Hồ Chí Minh không và sẽ không bao giờ là một người bán nước”. (trang 133)
 Tại sao lại có 2 chữ “bán nước” trong câu nói của HCM?  Trên thực tế thì sau vụ Hồ mang Pháp cộng về Hà Nội, người dân đã lên án HCM khắp nơi trên đường phố rằng “Hồ Chí Minh bán nước” . Hiện tượng này đã có nhà báo Jean Lacouture chứng kiến và ghi lại trong cuốn “Ho Chi Minh A Political Biograhy”.
Nhưng, cũng ngày hôm đó, đô đốc Đác-giăng-li-ơ bí mật nói với bọn thực dân Pháp: “Những nhượng bộ mà Pháp đã ký trong hiệp định, Pháp sẽ dùng phương pháp khác để giành lại”…Quả thật, cao ủy Pháp đã không từ một hành động nào để phá hoại hiệp định mồng 6 tháng 3. (trang 133)
 Thống đốc Đông Dương d’Agenlieu thuộc phe của de Gaulle chống cộng sản. Dẹp cộng sản ở Đông Dương cũng là để giúp nước Pháp thoát vòng cộng sản mà de Gaulle đã từng đánh cable cho tổng thống Truman yêu cầu Hoa Kỳ giúp Pháp tái chiếm Đông Dương để dẹp làn sóng đỏ ( Britain in Vietnam, 1945-46, Peter Neville, page 55).
Ngày 31 tháng 5 năm 1946, Hồ Chủ Tịch cùng phái đoàn Việt nam lên đường sang Pa ri. Phái đoàn này đáng lẽ do Nguyễn Tường Tam, bấy giờ là bộ trưởng Bộ Ngoại giao, lãnh đạo. Nhưng ngay hôm trước khi đi, “bộ trưởng” Tam đã bỏ trốn (trang 135).
 Phái đoàn Phạm Văn Đồng và Phái đoàn HCM phải sang Paris dự hội nghị Fontainebleau để bàn về Hiệp Ước Sơ Bộ vì chưa được chính thức hóa. Nguyễn Tường Tam, người quốc gia, sau khi biết rõ HCM chính là một quốc tế cộng sản sừng sỏ và có hành động ký hiệp ước bán nước cho Pháp nên ông Tam lật đật bỏ trốn. Trên thực tế là vậy.
Một ngày sau khi Chủ tịch nước Việt nam dân chủ cộng hòa sang Pháp, đô đốc Đắc-giăng-li-ơ, cao ủy Pháp, tổ chức chính phủ bù nhìn Nam kỳ và tuyên bố “Nam kỳ tự trị”. (trang 135)
 Hồ xuyên tạc gọi chính phủ miền Nam là bù nhìn thì đã có nhiều người gọi chính phủ của HCM là ăn cướp, ngay cả trong các bài bản của cộng sản còn viết là “từ ngày ta cướp chính quyền”. Việc d’Argenlieu vận động tách Nam Kỳ ra khỏi hệ thống Bắc Trung Nam thành khu tự trị, vì tình hình nguy ngập đang xảy ra trong giai đoạn đó. Ngay ngày sau đó, 2/6/1946, nước Pháp có bầu cử quốc hội. Nếu Đảng Xã Hội và Cộng Sản thắng cử lần nữa thì coi như Hiệp Ước Sơ Bộ được thông qua, và việc “thống nhất 3 kỳ” thành sự thật. D’Agenlieu  cũng như  khối  chống cộng hay tư bản nói chung không muốn miền Nam bị lọt vào tay cộng sản (kể từ 9/3/1945, Pháp không còn là thực dân). Rất may, Phong Trào Quần Chúng Cộng Hòa thắng cử quốc hội ngày 2/6/1946. HCM bối rối tìm đường khác cứu nguy.
Vì muốn hòa bình và muốn ngăn trở những sự khiêu khích của thực dân phản động, Hồ chủ tịch ký với chính phủ Pháp bản tạm ước 14 tháng 9, hai mươi bốn giờ trước khi Chủ tịch rời nước Pháp (trang 135).
 Biện luận khó có thể chấp nhận. Nhiều dẫn chứng cho thấy chính HCM đã ra công “nài nỉ” chính phủ mới đắc cử, thủ tướng Bidault, công nhận chính phủ cộng sản của Hồ trong vòng 4 tháng ở Pháp, nhưng cuối cùng thì Hồ bị tuyên chiến (Ho Chi Minh A Biography, Pierre Brocheux, 2007, page 120).

Với lời lẽ rất là ôn hòa trong tư thế muốn hợp tác với chính phủ Bidault, nhưng HCM không có một hy vọng nào, ngay cả vào Ngày Lễ Kỷ Niệm Độc Lập của Pháp, 14/7/1946, Hồ còn bị dời ghế xuống hàng phía sau không cho ngang hàng với các lãnh đạo khác (Hình trên: AP Photo, HCM đọc cảm tưởng tại Tòa Thị Chánh Pháp ngày 4/7/1946)
Tạm ước 14/9/1946 Hồ ký với Marius Moutet, không phải chính phủ Pháp. Moutet là Bộ Trưởng Thuộc Địa trên đà đang mất vị thế, và chính Moutet cũng than phiền về vụ quá nửa đêm HCM gõ cửa vào nhà  ép Moutet ký tên vào bản văn không giá trị, ký ngay trên đầu giường trong bộ đồ ngủ. Báo chí Pháp đặt câu hỏi thì HCM trả lời rằng ông không muốn về tay không (Ho Chi Minh and His Vietnam, Jean Sainteny, 1970, page  87). Ngay cả Hồ cũng biết hành động tội lỗi của mình nên sau khi vừa ký xong, Hồ nói với Moutet rằng “tôi vừa ký bản án tử hình của tôi – I have just signed my death warrant” (Ho Chi Minh and His Vietnam, page 88). Những điều khoản trong tạm ước 14/9 này cũng là muốn Pháp trở về Việt Nam hợp tác với Hồ, cũng trong tinh thần giống như Hiệp Ước Sơ Bộ là bán nước Việt Nam cho Pháp. Sau vụ này, Hồ bị nhiều người Việt tại Pháp xuống đường biểu tình phản đối ngay trên đường Hồ tới Toulon để lên tàu về Việt Nam. Có phải HCM rất xứng đáng mang danh “tội đồ dân tộc”!
Sự Khác Biệt Giữa Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/1946 và Tạm Ước 14/9/1946:http://truehochiminh.wordpress.com/2014/10/12/su-khac-biet-giua-hiep-uoc-so-bo-631946-va-tam-uoc-1491946/
Tối 19 tháng 12, quân đội Pháp bắt đầu liên tiếp tấn công Hà nội và những thành phố khác (trang 138). Đây là lúc chính thức phe Pháp đang nắm quyền lực tại Pháp (thủ tướng Bidault) và Đông Dương (d’Argenlieu) tái chiếm Đông Dương để dẹp làn sóng đỏ.
Trần Dân Tiên tức HCM  cho ra đời cuốn “Những Mẩu Chuyện…” vào mùa xuân 1948, lúc đang chiến tranh với Pháp và ở vào tình thế bị dồn nén phải hoạt động trong rừng.   Năm 1948, Mao chưa chiếm hết lục địa, Stalin thì đang bận rộn ở Đông Âu. Sách phổ biến đầu tiên tại Trung Hoa 1948, sau đó tại Pháp 1949, và sau này in sách tiếng Việt tại Việt Nam vào 5/1975, 2005.
Bút Sử
January 14, 2015
Sources: Những Mẩu Chuyện về Đời Hoạt Động của Hồ Chủ Tịch, Trần Dân Tiên, 1948; Britain in Vietnam, Prelude to Disaster, 1945-1946, Peter Neville, 2007; Ho Chi Minh A Biography, Pierre Brocheux, 2007; Ho Chi Minh A Life, William Duiker, 2000; Ho Chi Minh A Political Biography, Jean Lacouture, 1968; Ho Chi Minh and His Vietnam, Jean Sainteny, 1970; Hồ Chí Minh Không Phải Là Tác Giả Ngục Trung Nhật Ký, Lê Hữu Mục, 1990; Wikipedia; Sử Địa 12ab,Ban Giáo Sư Sử Địa, nxb Trường Thi Saigon, 1974.

No comments:

Post a Comment