Saturday

Cuộc Chiến Tranh Ý Thức Hệ: 1946-1954

Sự thật về Hồ Chí Minh đã được phơi bày càng ngày càng nhiều qua những hệ thống thông tin rộng rãi. Người ta đã biết ông Hồ có nhiều vợ, ít nhất 2 người con. Chính ông và Đảng dựng Hồ thành một người làm thơ có tầm vóc, tạo ra ấn tượng “nhà văn hóa lớn“, nắn nót Hồ thành một người có hoài bảo, một thanh niên tuổi còn rất trẻ đã biết lên chiếc tàu Pháp ra đi “tìm đường cứu nước”, v..v. Tuy nhiên, có một số sự kiện lịch sử mà Đảng dựa vào nhiều nhất để tiếp tục tuyên truyền. Bài viết này khai thác thêm những sử kiện tạo nên cuộc Chiến Tranh Đông Dương đầu tiên và ý nghĩa của nó để mong soi sáng thêm dòng lịch sử cận đại .


Sau khi Phong Trào Quốc Dân Đòi Trả Tên Saigon phổ biến DVD “Sự Thật về Hồ Chí Minh” thì tại Việt Nam các báo Đảng phản ứng bằng những bài viết bôi lọ và xuyên tạc, cũng như các cán bộ nằm vùng tại hải ngoại tung bài trên mạng internet để chỉ trích. Đồng ý rằng không một bộ phim nào có thể đưa lên tất cả mọi mặt trên một vấn đề, kể cả các phim ngoại quốc, nhưng nhóm thực hiện phim đã được sự hưởng ứng cao độ từ các thành phần trong nhiều cộng đồng trên thế giới. Nhiều lần linh mục Nguyễn Hữu Lễ, đại diện cho Phong Trào, đã gợi ý rằng phim mục đích chánh dành cho người Việt trong nước và giới trẻ sinh sau đẻ muộn chưa biết gì về ông Hồ, hoặc có biết thì chỉ là tuyên truyền một chiều từ Đảng và Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam.
Khi lướt qua một số ý kiến, có thể là của giới trẻ trong nước về phim, người ta nhận thấy là thành phần chống lại phim nêu ra một vài luận điệu:
-Chấp nhận những gì phim trình bày là sự thật.
– Hồ Chí Minh phải theo cộng sản để được quốc tế cộng sản hỗ trợ sau khi cướp chính quyền, bởi vì chính phủ Mỹ đã không giúp Hồ Chí Minh.
-Dù sao thì Hồ Chí Minh cũng có công trong cuộc “kháng chiến giành độc lập.”
TẠI SAO HOA KỲ KHÔNG CHẤP NHẬN HỒ CHÍ MINH?
Sau khi Việt Minh cướp chính quyền Trần Trọng Kim 19/8/1945, Hồ Chí Minh ra công vận động ráo riết để mong Hoa Kỳ công nhận “chính phủ” ông sắp ra mắt trước công chúng. Việt Minh đã tổ chức những buổi xuống đường “hoan hô phái bộ đồng minh OSS” (Office of Strategic Services – Cơ Quan Tình Báo Hoa Kỳ) nhưng hoàn toàn thất bại. Rõ ràng nhất ngay ngày 2/9/1945, Mỹ đã không hiện diện tại Ba Đình, ngoại trừ 4 nhân viên của OSS đứng trong đám đông, nơi diễn ra đại lễ gọi là Hồ Chí Minh đọc “Tuyên Ngôn Độc Lập.”
On 23 September 1945, with the knowledge of the British Commander in Saigon, French forces overthrew the local DRV government, and declared French authority restored in Cochinchina (The Pentagon Papers, Gravel Edition, Bacground to the Crisis 1940-50, Boston: Beacon Press, 1971). – Vào ngày 23/9/1945, với hiểu biết sâu rộng của chỉ huy trưởng lực lượng quân đội Anh tại Saigon, quân Pháp đã đánh bại thành phần cộng sản tại địa phương (thuộc Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam – con đẻ của cộng sản miền Bắc), và Pháp tuyên bố tái lập quyền lực tại Đông Dương.
Sự kiện trên cho chúng ta thấy rằng, Pháp trong thế phải trở lại Đông Dương (theo chân Anh sau Thế Chiến Thứ 2 với nhiệm vụ giải giới tàn quân Nhật ở miền Nam chiếu theo hội nghị Potsdam) để đương đầu với làn sóng cộng sản, mà ngay lúc này Hồ Chí Minh đang nắm quyền lãnh đạo tại miền Bắc.
Vào 10/1945, Hoa Kỳ đề ra trong văn kiện về chính sách trước hiện trạng tại Việt Nam:
US has no thought of opposing the reestablishment of French control in Indochina and no official statement bv US GOVT has questioned even by implication French sovereignty over Indochina. However, it is not the policy of this GOVT to assist the French to reestablish their control over Indochina by force and the willingness of the US to see French control reestablished assumes that French claim to have the support of the population of Indochina is borne out by future events.(The Pentagon Papers) – Hoa Kỳ không có ý chống lại sự tái lập lực lượng của Pháp tại Đông Dương và không có một văn kiện chính thức nào từ chính phủ Hoa Kỳ đặt nghi vấn ngay cả không có ngầm ý gì về chủ quyền của Pháp tại Đông Dương. Tuy nhiên, đó không phải là chủ trương của chính phủ để hỗ trợ Pháp tái lập quyền hạn trên Đông Dương bằng vũ lực, và Hoa Kỳ muốn thấy Pháp đưa ra yêu sách là có sự ủng hộ của dân chúng vùng Đông Dương bằng những sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai.
Thái độ của Hoa Kỳ lúc này không chính thức 100% ủng hộ Pháp trở lại đương đầu với công sản, nhưng mặt khác thì đã mặc nhiên thoả thuận. Vấn đề phức tạp trong giai đoạn này là những năm từ 1941 đến 4/1945, Hoa Kỳ, Anh, và Pháp đã liên tiếp họp bàn về vấn đề trao trả độc lập cho các quốc gia bị thuộc địa, nhưng trước vấn đề Thế Chiến Thứ 2 và sự bành trướng của làn sóng đỏ mà đến đầu năm 1945 các thoả thuận cũng chưa kết thúc, mặc dù Anh-Pháp trong tinh thần đã bằng lòng trên cách giải quyết đó. Sau khi tổng thống F.D. Roosevelt qua đời vào 12/4/1945, trong hoàn cảnh bắt buộc mà tổng thống kế nhiệm,Truman, đã không tiếp tục “chính sách ép buộc các quốc gia có thuộc địa trao trả độc lập cho dân bản xứ” của cố tổng thống Roosevelt.
Một hội nghị tại San Francisco 25/4/1945 – 26/6/1945, quy tụ 50 quốc gia, bàn về nhiều vấn đề liên quan tới Thế Chiến Thứ 2 và giới hạn của 5 quyền lực trên thế giới, bàn về thực dân trao trả độc lập cho dân bản xứ, trong đó có đặt vấn đề phức tạp xảy ra tại Việt Nam. Tường trình của Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ, ông Stettinius: Bidault cảm thấy nhẹ nhõm khi được Hoa Kỳ xác nhận quyền tái lập lực lượng tại Đông Dương.Georges Bidault là Bộ Trưởng Ngoại Giao Pháp được thủ tướng Charles de Gaullechỉ định vào 25/8/1944 trong chính phủ lâm thời, sau khi nước Pháp được giải toả (Chính phủ Bidault, 6/1946, là cái gai của Hồ Chí Minh cũng là nguyên nhân cuộc chiến 1946-1954, sẽ chi tiết thêm ở phần sau).Từ các sử kiện trên cho thấy độ mềm dẽo và cứng rắn của Hoa Kỳ như thế nào đối với Anh-Pháp và với Hồ Chí Minh. Sự đoán trước và ngăn ngừa của phe Anh-Pháp-Hoa Kỳ đã xảy ra trong thực tế – thế lực đỏ của Staline ở Âu Châu và Hồ Chí Minh (với hỗ trợ của Mao) ở Đông Dương.
Although American OSS representatives were present in both Hanoi and Saigon and ostensibly supported the Viet Minh, the United States took no official position regarding either the DRV, or the French and British actions in South Vietnam. (The Pentagon Papers) – Mặc dù những đại diện của tình báo Hoa Kỳ OSS đã hiện diện tại Hà Nội và Saigon và bề ngoài có vẻ ủng hộ Việt Minh, Hoa Kỳ không có một vai trò gì đối với phe Hồ Chí Minh, hay những hoạt động của cánh Pháp-Anh.
Hoa Kỳ ra vẻ ủng hộ Việt Minh vì Hồ Chí Minh bắt đầu 4/1945 là nhân viên của OSS, làm công tác qua lại giữa ranh giới Trung Việt. Hoa Kỳ đã biết Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc, một quốc tế cộng sản đang hoạt động tại Đông Dương, nhưng vẫn xử dụng ông Hồ trong lúc chiến tranh với Nhật. Vào 3/1945, Charles Fenn, thuộc OSS, đã gặp Hồ tại Côn Minh cũng đã có những trao đổi trên vấn đề Hồ là một người cộng sản.
Sau khi tuyên bố “độc lập” và không được quốc gia nào công nhận, Hồ Chí Minh liên kết ngay với phe Pháp cộng, ký với đại diện Pháp Jean Sainteny Hiệp Ước Sơ Bộ ngày 6/3/1946, mang Pháp về với mục đích để Pháp công nhận, thứ đến Pháp chính thức cai trị Việt Nam bên cạnh chính phủ cộng sản của Hồ Chí Minh, và dùng bàn tay Pháp để tiêu diệt các đảng phái quốc gia chống cộng sản. Lập luận cho rằng Pháp về lúc này để thay thế quân Tưởng là không đúng trên nguyên tắc vì D’argenlieux và phe Tưởng, vào 2/1946, đã ký thoả thuận về ngày quân Tưởng rút khỏi miền Bắc. Cần lưu ý là Quốc Hội của nước Pháp ngay trong giai đoạn ngắn ngủi này do thành phần đảng Xã Hội và Cộng Sản nắm quyền, lãnh đạo của chính phủ lâm thời là Felix Gouin (26//1/1946- 24/6/1946) sau Charles de Gaulle.
From the autumn of 1945 through the autumn of 1946, the United States received a series of communications from Ho Chi Minh …pleading for U.S. recognition of the independence of the DRV…. But while the U.S. took no action on Ho’s requests, it was also unwilling to aid the French (The Pentagon Papers). Từ mùa thu 1945 tới mùa thu 1946, Hoa Kỳ nhận liên tiếp nhiều thông tin từ Hồ Chí Minh cầu xin Hoa Kỳ công nhận sự độc lập của Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa…Nhưng trong khi Hoa Kỳ không trả lời về những đòi hỏi của Hồ, đồng thời chính phủ cũng không có ý trợ giúp Pháp.
Mùa thu 1946 là giai đoạn Hồ Chí Minh gặp nhiều khó khăn về phương diện ngoại giao: đang bị Hoa Kỳ tiếp tục làm ngơ, còn chính phủ lâm thời Pháp thì đang ở giai đoạn bầu cử và phe cứng rắn chống cộng đã nắm quyền quốc hội.

Đến đây cũng đủ để chứng minh rằng ngay từ ngày quốc tế cộng sản Hồ Chí Minh trở về Vìệt Nam (1941) sau hơn 30 năm ở nước ngoài và một quãng dài ít nhất 25 năm hoạt động trọn thời gian cho quốc tế cộng sản, thế giới đã biết ý đồ của ông khi quay đầu trở lại Việt Nam. Lý luận cho rằng vì Hoa Kỳ không công nhận chính phủ của Hồ Chí Minh nên đường cùng ông phải theo cộng sản là một lập luận rất khập khểnh, không dựa vào những sự kiện xảy ra trong quá khứ. Hơn nữa, rất nhiều sách báo Đảng ca ngợi vai trò quốc tế cộng sản của ông Hồ.

CUỘC CHIẾN TRANH Ý THỨC HỆ
Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/1946, ký giữa 2 phe Pháp ( chính phủ Gouin thân cộng) và Hồ Chí Minh kéo dài đến tháng 5/1946 vẫn chưa đi đến kết quả cụ thể, vì chính phủ Pháp đang thay đổi thành phần lãnh đạo. Ngày 28/5/1946, Phạm Văn Đồng được lệnh hướng dẫn phái đoàn qua Pháp dự hội nghị Fontainebleau để mong chính thức hoá Hiệp Ước Sơ Bộ, nhưng thất bại hoàn toàn vì lập trường chống cộng của chính phủ vừa đắc cử do Georges Bidault lãnh đạo.
Ngay trước khi sang Pháp, 31/5/1946, Hồ Chí Minh viết một lá thư gởi dân miền Nam, trong đó có câu “Tôi xin hứa với đồng bào rằng HỒ CHÍ MINH không phải là người bán nước.” Tại sao ông Hồ phải nhắc tới 2 chữ “bán nước”? Thực ra thì Hồ đã bị dân miền Bắc gọi là “Hồ Chí Minh bán nước” sau vụ ký Hiệp Ước Sơ Bộ, nên có thể ông vẫn còn mang mặc cảm về hành động phản quốc này.
Hồ Chí Minh đến Pháp lúc này, nhưng đi riêng. Phái đoàn Phạm Văn Đồng trở về Việt Nam, và ông Hồ đã ở lại Pháp 4 tháng ra công vận động các bạn bè cũ thuộc cánh cộng sản và xã hội.
The night before Ho was to return to Vietnam, Salan said to him – and Ho must have known it was true – “We are going to fight each other, and it will be very difficult.” Indeed, Ho had told Sainteny and Marius Moutet, “If we have to fight, we will fight…You will kill ten of us and we will kill one of you, but you will be the ones who grow tired.” (Ho Chi Minh, by Pierre Brocheux, page 120) – Đêm trước khi Hồ trở về Việt Nam, Salan nói với ông ta – và Hồ đã biết đó là sự thật – “Chúng ta sẽ đánh nhau, và nó sẽ rất là khó khăn.” Thực vậy, Hồ đã nói với Sainteny và Marius Moutet, “Nếu chúng ta phải đánh nhau, chúng ta sẽ đánh….Các ông sẽ giết 10 người của chúng tôi và chúng tôi sẽ giết 1 người của các ông, nhưng các ông sẽ là những người trở nên mệt mỏi.”
Mẩu đối thoại này đã đi vào lịch sử để chứng minh thái độ của chính phủ Pháp (Georges Bidault lãnh đạo) đối với cộng sản. Tướng Salan đã thẳng thắn tuyên bố chiến tranh với phe Hồ Chí Minh qua một lý do đơn giản: Hồ Chí Minh là một quốc tế cộng sản, một đe doạ cho nền hoà bình và an ninh của thế giới tự do.
Biết mình bị tấn công, nhưng ông Hồ vẫn còn trong tâm trạng nương níu hy vọng vào một cái gì đó dù rất là mơ hồ. Giờ phút cuối cùng trong 4 tháng vận động, Hồ đã đến nhà ông Moutet vào quá khuya ngày 14/9/1946 để 2 bên ký một tạm ước modus vivendi, nội dung tương tự Hiệp Ước Sơ Bộ gồm 11 điều khoản chia chát quyền lợi hai bên. Moutet một đảng viên Đảng Xã Hội, thân cộng, là Bộ Trưởng Bộ Thuộc Điạ, ông ngượng ép ký văn bản này dù biết không giá trị. Đúng vậy, ngày 22/9/1946 Hồ tiếp tục công tác vận động bằng cách viết một lá thư cho một dân biểu quốc hội Pháp, thân cộng, là bà Sô Dít (cách viết của ông Hồ) yêu cầu bà giúp ông làm thế nào để chính phủ Pháp công nhận “độc lập” của “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa”.
Trong tâm trạng chuẩn bị cuộc chiến tranh khó tránh khỏi giữa Pháp và Việt Minh hay đúng hơn là cộng sản, không phải giữa Pháp và toàn dân Việt Nam, Hồ Chí Minh dùng thủ đoạn tuyên truyền, mục đích gây sục sôi lòng thù hận trong dân chúng để đứng lên chống Pháp. “Lời Kêu Gọi Toàn Quốc Kháng Chiến” của Hồ được tung ra ngay sau khi tuyên chiến xảy ra giữa Pháp và Việt Minh ngày19/12/1946. Đáng ghi nhận ở đây là một số không ít Việt Minh khi gia nhập vào hàng ngũ chống Pháp vì lòng yêu nước chứ không phải vì cộng sản.
Lời trong thư gửi cho bà Sô Dít đầy tính van xin: Chỉ cần nước Pháp công nhận nền độc lập của chúng tôi thì tức khắc nước Pháp sẽ tranh thủ được trái tim và tình cảm của tất cả người Việt Nam. Và chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng khối liên hiệp Pháp, một khối liên hiệp tự do, vững chắc và anh em. Gần 3 tháng sau, khi không được làm bạn với Pháp thì Pháp trở thành kẻ thù, văn phong của ông Hồ trở nên nặng nề, miệt thị: … có súng thì dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân cưú nước…Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước.
Lúc còn ở Pháp vào 13/9/1946, tướng Salan tuyên bố Pháp sẽ đánh Việt Minh, ông Hồ không gì hơn là chấp nhận, nhưng trong tư thế của một lãnh đạo cộng sản được huấn luyện thuần thành, mất hết tính quốc gia dân tộc, không còn nhân bản, dùng cứu cánh để biện minh cho phương tiện. Phương tiện đó là áp dụng chiến thuật “biển người’ để đạt mục đích là chiến thắng, vũ khí là mạng người dù phải hy sinh hằng triệu. Ông đã nói ra phương cách này trước mặt 2 viên chức cao cấp của Pháp, Sainteny và Moutet- 10 người Việt Nam đổi 1 mạng người Pháp Hồ vẫn quyết tâm chiến đấu tới cùng!
Trong “Why Vietnam” (page 4), tác giả Archimedes Patti,nguyên là trưởng cơ quan OSS, cũng đã ghi nhận tính vô nhân này của ông Hồ:
…that his government’s policy would be one of scorched earth to the end.“..that Vietnam from north to south would be reduced to ashes, even if it meant the life of every man, woman, and child...rằng chính sách của ông ta (Hồ) là một loại “tiêu thổ kháng chiến tới cùng.”…rằng Việt Nam từ bắc tới nam sẽ bị thiêu tan thành tro bụi, ngay cả kể luôn sự sống của mỗi người đàn ông, đàn bà, trẻ con, v.v..
Thật vậy, có thể nói trong cuộc chiến tranh phân chia lằn ranh quốc cộng từ 1946 -1975, những tang thương, chết chóc, điêu tàn đã chứng minh rõ mồn một về chủ trương của người cộng sản Hồ Chí Minh. Hiện tượng “Mỹ Lai” cũng là kết quả của chính sách “tiêu thổ kháng chiến” của Hồ mà Patti đề cập trên. Cộng sản chọn lựa những nơi như trường học, nhà thờ, nơi làng mạc quy tụ dân cư để đặt căn cứ lôi cuốn đối phương vào chiến trận, mục đích làm chết dân lành vô tội và dùng đó như cái cớ hay vũ khí tuyên truyền.
Ngày đó, người người từ Nam chí Bắc nghe theo ông Hồ vì lòng yêu nước, vì cứ tưởng Pháp trở lại thực dân và xâm lược. Họ đâu biết rằng khi ông Hồ nói “hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước” là ý ông muốn nói “đất nước của quốc tế cộng sản do đàn anh lãnh đạo.” Để rồi 40 năm sau ngày ông Hồ chết, đàn em vẫn trung thành thi hành theo chủ trương của lãnh tụ. Đàn anh Liên Sô không còn nữa thì còn đàn anh Trung Cộng.
Trong vài năm gần đây, vô số những hiện tượng và sự kiện xảy ra cho thấy Trung Cộng đã cầm quyền kiểm soát Việt Nam: Trung Cộng đã chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, đặt cơ sở và dân sự khai thác Bauxit vùng cao nguyên Trung phần, hàng hoá Trung Cộng tràn ngập thị trường Việt Nam, bàn tay Trung Cộng nằm trong các cơ quan truyền thông, báo chí,v.v..Và dĩ nhiên, thỉnh thoảng tổng bí thư Nông Đức Mạnh vẫn phải lên miền Bắc để được tuân thủ lệnh Bắc triều.
Ông Hồ luôn tạo ra hình ảnh Pháp thực dân và xâm lược bằng những bài viết bịa đặt tuyên truyền. Trên báo “Cứu Quốc” và sau này là “Nhân Dân”, ngay cả có bài viết của Hồ với những dòng “Đề nghị:-Mỗi ngày nên đăng một cái “bảng vàng,” kể một việc oanh liệt trong cuộc kháng chiến. Mục đích cốt để nâng cao chí kháng chiến của dân, tuy dùng cách ‘sùng bái anh hùng.’ Chớ nói tếu quá.” Vô số những câu chuyện “anh hùng” thêu dệt từ trí tưởng tượng của Hồ Chí Minh và các văn công khác như Trần Huy Liệu, Tố Hữu, Chế Lan Viên… Sau này người ta mới biết Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu, Tạ Thị Kiều…là những nhân vật “anh hùng” do các cán bộ văn hóa “sáng tạo”.
Khi hô hào toàn dân chống Pháp, và dưới sự cai trị độc tài bưng bít thông tin, những gì xảy ra trên thế giới đều bị che giấu. Hồ Chí Minh đã viết khá chi tiết về năm 1946 cùng những hiện tượng xảy ra trong năm đó, về 4 tháng ở bên Pháp làm gì và gặp gỡ ai, nhưng ông Hồ đã cố tình không nhắc đến vụ Pháp trả độc lập cho Syria và Lebanon 1946, trong khi đó ông lại nhớ ghi ngày Philippines được trả độc lập vào 4/7/1946 và vụ Hoa Kỳ thử bom nguyên tử tại Bikini Atoll vào mùa hè 1946.
Tác giả Brocheux khi ghi nhận “dụng ý” của ông Hồ để người đọc đưa ra những nhận xét chi tiết hơn. Ngay lúc Việt Minh có chiến tranh với Pháp thì trên thế giới lần lượt các nước được thực dân trả lại độc lập. Thế nên nếu Hồ loan tin Pháp đã trả độc lập cho Syria và Lebanon thì dĩ nhiên người ta phải nghĩ Pháp cũng phải trả độc lập cho Việt Nam, đâu cần có cuộc chiến tranh chống Pháp. Hồ Chí Minh ghi ra vụ thử nguyên tử để làm đề tài tuyên truyền Hoa Kỳ chế vũ khí giết người và tạo ra chiến tranh; ngụy tạo hơn nữa, Hồ còn rêu rao là nhờ phong trào chống Pháp giành độc lập của Việt Minh mà Hoa Kỳ đã trao độc lập cho Philippines.
Ý thức của dân chúng, nói chung, về cộng sản độc tài và tự do dân chủ thì non kém, trình độ dân trí còn thấp nên những mê hoặc mà ông Hồ và tập đoàn tạo ra dần dà ăn sâu vào não trạng người dân, nên hầu hết mới không thấy rằng Pháp tiếp tục ở lại tái chiếm Việt Nam để đương đầu với làn sóng cộng sản lan tràn, vì Hồ Chí Minh là một lãnh tụ thuộc khối quốc tế cộng sản, mối đe dọa cho toàn vùng Đông Dương và ngay cả nước Pháp lúc đó. Tài liêu cho thấy Charles de Gaulle nhiều lần “đe dọa” (black mail) Hoa Kỳ hãy nên hỗ trợ mạnh mẽ hơn về việc Pháp tái chiếm Đông Dương, nếu không thì ngay tại nước Pháp sẽ có tai hoạ cộng sản.
Tổng thống Richard Nixon, tác giả No More Vietnams, 1985 (trang 31):
An obsessive fear of associating with European colonial powers blinded successive American administrations to a very simple fact: Communism, not colonialism, was the principal cause of the war in Indochina – Một nỗi lo ám ảnh khi liên kết với quyền lực của thực dân Âu Châu đã làm đui mù chính phủ Mỹ một cách liên tiếp về một sự việc rất là đơn giản: Chủ Nghĩa Cộng Sản, không phải Chủ Nghĩa Thực Dân, là nguyên nhân chính của cuộc chiến tranh tại Đông Dương.
Thật vậy, chính trị gia Nixon hiểu sâu sắc về bản chất cộng sản, những bước đi qua của ông là bài học đáng gía cho tổng thống Reagan những năm sau này. Ông Nixon đã nhìn thấy một Hồ Chí Minh thật, một Hồ với nhiều màu sắc, nhiều bộ mặt, một người cộng sản xem nặng việc phục vụ quyền lợi quốc tế nhiều hơn là quốc gia. Ông đã nhận ra rằng nhiều người còn nhìn Pháp khi đánh nhau với phe cộng sản Hồ Chí Minh là hành động “thực dân”. Một sai lầm to lớn mà Nixon nhấn mạnh cần làm sáng tỏ, và nguyên do là những tuyên truyền từ phe cộng đỏ. Cũng vì lý do này đã làm phức tạp thêm sự tiến hành trong cuộc chiến, bởi vì nó đã cho phép những những người cộng sản làm mờ đi vấn đề đang đương đầu.
Nixon nhận xét rằng cuộc chiến tự nó đã khơi nguồn từ trong ước muốn thúc đẩy của Hồ Chí Minh. Đó là ông Hồ muốn có toàn quyền lực độc tài trên đất nước Việt Nam, và chiến tranh kéo dài làm hao tổn vật lực cùng nhân lực. Xảy ra như vậy cũng do Trung Cộng hỗ trợ hùng hậu cho Viêt Minh, đồng thời phe Hồ và Võ Nguyên Giáp dốc toàn lực trong cuộc chiến thiêu thân.
No More Vietnams (trang 32): There is almost nothing in Ho’ s biography to indicate that he placed nationalism above communism. -Trong tiểu sử của Hồ hầu như không có gì để cho thấy rằng ông ta đặt chủ nghĩa dân tộc lên trên chủ nghĩa cộng sản.
Cả đời Hồ Chí Minh, tất cả ý chí, nghị lực, việc làm đều nhằm mục đích phụng sự cho quốc tế cộng sản. Ông xem nhẹ dân tộc, nặng tình với chủ nghĩa cộng sản đúng như tổng thống Nixon đã nhận xét trên.

Hình trên (VN Magazine,8,2006): Hồ (center) and General Vo Nguyen Giap (right) receive advice from Communist China during the French – Indochina War (1949-54). On the wall are portraits of Mao Tse tung and Ho. – Hồ (giữa) và Tướng Võ Nguyên Giáp (mặt) nhận chỉ đạo từ Trung Cộng trong cuộc chiến Đông Dương với Pháp (1949-1954). Trên tường là hình của Mao Trạch Đông và Hồ.
Hồ Chí Minh chỉ được Pháp công nhận trong giai đoạn Hiệp Ước Sơ Bộ ký 6/3/1946, nhưng rồi từ 9/1946 trở về sau “chinh phủ” của ông Hồ coi như bị “thả lỏng.” Mao Trạch Đông nắm quyền Trung quốc vào cuối 1949, liền sau đó, 1/1950, Mao tuyên bố công nhận “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” của Hồ. Ngoài quân sự, Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp còn nhận chỉ thị từ cố vấn Trung Cộng như tài liệu ghi trên. Thành phần hy sinh trong chủ trương“biển người” của ông Hồ: (T. Lomperis, From People’s War to People’s Rule (1996): French dead: 92,707, Viet Minh: 500,000, Civilians: 250,000).
Tóm lại, cuộc chiến 1946-1954 bắt nguồn từ tham vọng bành trướng chủ nghĩa cộng sản của Hồ Chí Minh, hay nói cách khác, đó là cuộc chiến tranh ý thức hệ giữa cộng sản độc tài và đa nguyên dân chủ.
Bút Sử
14/12/2009

No comments:

Post a Comment