Các “Cháu” của Hồ Chí Minh
Trong suốt quãng đời hoạt động của Hồ Chí Minh (HCM), ông có rất nhiều “cháu gái”, và ông cũng được thế giới biết đến qua những “cơn hôn” từ trong nước ra đến hải ngoại. Báo Life (Aug 5, 1957) đăng tin HCM tại Poland và tặng danh là người cộng sản hôn nhiều nhất (the kissingest communist). Quanh ông thường có những “cháu gái” và phụ nữ trẻ mà Đảng Cộng Sản Việt Nam hãnh diện trưng bày những hiện tượng này.
Trên trang Congannghean.vn vào 2010 có đăng bài “Hồ Chí Minh và Sự Nghiệp Giải Phóng Phụ Nữ” của tác giả Nguyễn Minh Châu. Trong đó có nhắc tới việc HCM hỏi thăm các “cháu gái” nhân lúc các “cháu” từ Nam ra Bắc thăm “Bác.”
Khi đoàn phụ nữ miền Nam vượt Trường Sơn ra thăm Bác, các chị được Bác đón tiếp thân tình. Thấy các chị gầy, xanh, hốc hác, Bác hỏi: “Các cháu kinh nguyệt có đều không?”.
Các chị xúc động đến ứa nước mắt. Một chị nhẹ nhàng thưa với Bác như đứa con nói riêng với mẹ: “Thưa Bác! do điều kiện ăn uống, vệ sinh kham khổ, thiếu thốn nên chúng cháu… rất thất thường”. (Congannghean.vn)
Vào giai đoạn HCM với bí danh Nguyễn Ái Quốc (NAQ) hoạt động cho quốc tế cộng sản, và được lệnh công tác bí mật tại Hongkong với tên người Tàu Tống Văn Sơ vào 1931. Lúc này có 8 cán bộ nữ làm việc với ông tại căn phố làm trụ sở thuộc thành phố Kowloon.
Trong số đó Nguyễn Ái Quốc vui mừng nhận ra một vài “cháu” của Người thuộc lớp đầu tiên ở Quảng Châu (Đồng Chí Hồ Chí Minh, E. Cô-bê-lép, trang 164)
Tác giả E Cô-bê-lép (một quốc tế cộng sản người Nga) đóng ngoặc kép chữ “cháu”. Trong một vài cháu này có “cháu” Lý Tam (sách William Duiker là Lý Sâm).
At 2 am on June 6, British police arrived at Quoc’s apartment in the crowded residental quarter of Kowloon. There they found a man in a second-floor flat in company with a young Vietnamese woman. The man claimed to be a Chinese by the name T.V.Wong while the woman identified herself as his niece Ly Sam (HCM, William Duiker, page 200) – Vào 2 giờ sáng ngày 6/6, cảnh sát Anh đến căn phố của Quốc tại một khu đông dân cư ở Kowloon. Tại đó họ khám phá ra một người đàn ông trong căn phòng lầu 2 cùng với một phụ nữ trẻ người Việt Nam. Người đàn ông nhận mình là người Tàu tên T.V. Wong đồng thời người phụ nữ tự khai là cháu của ông Wong tên là Lý Sâm
Tên chỉ huy chỉa súng lục vào vào những người Việt Nam ở trong phòng, hô lớn: Giơ tay lên, đứng im tại chỗ! Cũng may, lúc này chỉ có hai người ở nhà. Đó là Nguyễn Ái Quốc và Lý Tam – một cô gái 17 tuổi. (Đồng Chí Hồ Chí Minh, E Cô-bê-lép, trang 167)
Có lẽ tác giả Cô-bê-lép dùng hai chữ “cũng xui” cho NAQ thì đúng hơn. Có thể cho rằng giai đoạn này NAQ có chỉ dấu phiêu lưu rõ rệt về mặt tình cảm với phụ nữ. Trước đó vài tháng, vừa dứt khoát với người vợ Tàu có làm đám cưới hẳn hoi là Tăng Tuyết Minh, ông ta quay qua luyến ái với Nguyễn Thị Minh Khai, người phụ nữ trẻ được gửi qua Hongkong làm phụ tá cho NAQ vào 1930.
4/1931, NAQ viết thư lên văn phòng cấp trên FEB (Far Eastern Bureau) để xin phép cưới Nguyễn Thị Minh Khai, nhưng bị từ chối vì thời gian tính. Lúc này NAQ 41 tuổi, Minh Khai 21 tuổi.
Nguyễn Thị Minh Khai
Tác giả cuốn “Ho Chi Minh A Life,” giáo sư William Duiker quả quyết rằng Hồ và Minh Khai có sự liên hệ tình dục, dựa vào những tài liệu ông thu thập (sexual relationhip, intimate relationship). (C-SPAN interview, William Duiker, 2001, time: 1:08)
In a letter to Quoc in April, Nolens replied that he needed to know the date of the marriage two months in advance (HCM, William Duker, page 199) – Trong lá thư viết cho Quốc vào tháng 4, ông Noulens (FEB) trả lời rằng ông ta cần biết ngày cưới trước 2 tháng.
Vào 1935, tại Moscow, nhân đại hội đảng cộng sản quốc tế lần 7, Minh Khai cũng có tên trong thành phần tham dự và ghi danh là vợ của Lin (bí danh của NAQ lúc đó). Sau đó, cũng tại Moscow, Minh Khai làm đám cưới với Lê Hồng Phong.
Một cháu nổi bật vào giai đoạn NAQ trở về Việt Nam. Đó là Nông Thị Ngác. Theo tài liệu của Wikipedia:
Tờ báo Xuân Phụ Nữ năm Đinh Sửu 1997 xuất bản trong nước một bài viết có tựa đề “Cô Học Trò Nhỏ của Bác Hồ” được tác giả Thiên Lý viết theo lời kể của chính Nông Thị Trưng có đoạn: “Tháng 7 năm 1941, được tin (chính quyền) châu Hà Quảng đưa lính cơ tới bắt, ngay đêm ấy tôi trốn ra rừng, rồi được Châu uỷ đem qua Bình Mãng (Trung Quốc) lánh nạn tại nhà một đảng viên Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Một hôm đồng chí Lê Quảng Ba và Vũ Anh đến đón tôi từ Trung Quốc về Pác Bó gặp Bác.
Về Pắc Bó đã nửa đêm, anh Đại Lâm người giữ trạm đầu nguồn đưa ngay chúng tôi đi gặp “ông Ké”. Lội ngược suối càng đi nước càng sâu, khi đến thác thứ ba, anh Đại Lâm thổi sáo, từ trên thác có thang tre thả xuống. Trèo thang lên, thấy một cái lán dựng ngay trên bờ suốị. Trong lán có ông cụ ngồi đọc sách. Tôi chắp tay “Cháu chào cụ ạ”. Ông cụ nhìn lên hai mắt rất sáng, ân cần bảo: “Cháu đến rồi à, cháu ngồi xuống đây nói chuyện. ” Tôi nhìn xuống sàn, thấy toàn cây to bằng bắp chân. Cụ bảo hai lần tôi mới dám ngồi. Cụ tỉ mỉ hỏi gia cảnh, rồi khuyên tôi: “Từ nay cháu đã có một gia đình lớn là gia đình cách mạng, đừng luyến tiếc gia đình nhỏ nữa. Cháu cặm cụi làm ăn cũng không đủ để nộp sưu thuế đâu. Mình lấy lại được nước rồi từng gia đình sẽ được đàng hoàng. Từ nay ai hỏi thì cháu nói mình là cháu chú Thu, tên Trưng”. Bác đặt tên ấy là muốn tôi noi theo gương bà Trưng.”
Vở này ta tặng cháu yêu taTỏ chút lòng yêu cháu gọi làMong cháu ra công mà học tậpMai sau cháu giúp nước non nhà
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Nguyên thì bài thơ được viết năm 1944 và có tên“Tặng cháu Nông Thị Trưng“.
(trích từ Wikipedia)
Nông Thị Trưng
Người ta gọi ông Ké, Già Thu, nhưng với Nông Thị Trưng thì phải gọi là “Chú Thu” xưng “cháu.” Cuộc tình lăm ly này có kết quả là Nông Đức Mạnh mà bằng chứng rõ nhất qua lời thú nhận gián tiếp của Mạnh trong sách của Duiker, tái bản lần nhì 2001 với ghi “note” chính xác hơn lần xuất bản đầu tiên năm 2000.
Nong Duc Manh has denied these rumors, but he concedes that his mother, a member of the Tay ethnic minority, served as Ho’s servant after the latter’s return to Vietnam during the early 1940s…(Ho Chi Minh A Life, William Duiker, 2001, notes 14, page 670) – Nông Đức Mạnh từ chối những tin đồn này, nhưng ông ta thừa nhận là mẹ của ông, một thành viên của cộng đồng thiểu số người Tầy, đã phục vụ như là một người chăm sóc cho ông Hồ sau khi ông ta trở về Việt Nam trong giai đoạn đầu thập niên 1940.
“Cháu” Trưng này rất được Hồ yêu chuộng và cũng là một cán bộ năng nổ. Giai đoạn HCM có quyền thế, bà cũng được cử làm chánh án tỉnh Cao Bằng.
Nhưng rồi có một “cháu” vô cùng bất hạnh khi HCM trong giai đoạn trở thành lãnh tụ uy quyền. Đó là nàng Nông Thị Xuân. Theo một số nhận xét trong vụ Xuân bị thủ tiêu bởi vì nàng này “dám” đòi làm vợ của Hồ Chủ Tịch sau khi hai người có một con trai, sinh năm 1956, sau này tên Nguyễn Tất Trung, khi mà được tuyên truyền trong dân gian rằng cả đời Hồ chỉ biết lo cho dân cho nước không nghĩ tới chuyện vợ con.
(theo tài liệu trong video Sự Thật về HCM)
Xuân bị tay sai của HCM là Trần Quốc Hoàn đập đầu chết rồi tạo ra tai nạn xe đụng. Những vụ giết người bịt miệng nhan nhản xảy ra trong chế độ cộng sản nói chung. Bản chất của người cộng sản HCM rất tiêu biểu, bởi không ác độc thì không phải là cộng sản, và chính họ cũng chủ trương rằng cứu cánh biện minh cho phương tiện cho dù phương tiện đó có tàn ác đến đâu cũng được.
Các “cháu” còn quàng khăn đỏ đang còn mờ mịt chưa biết đâu là sự thật. Các “cháu” đã qua thời khăn đỏ đang thấy ra một số sự thật về một người mà tất cả đều bị bắt buộc gọi là Bác. Hãy mạnh dạn từ bỏ sự liên hệ ô nhục. HCM là một người Việt Nam tồi tệ, một kẻ vong bản, bán nước cầu vinh, kẻ đã tạo ra Đảng Cộng Sản Việt Nam với chủ trương lừa dối, và Đảng đã và đang đưa đất nước qua nhiều hệ lụy.
Bút Sử
08/2015
Sources: Ho Chi Minh, A Life, William Duiker, 2001; Đồng Chí Hồ Chí Minh, E Cô-bê-lép, 1985; Congannghean.vn; Công Lý Đòi Hỏi, Nguyễn Minh Cần, 1997; Wikipedia, Video Sự Thật về Hồ Chí Minh, 2009; Youtube.com; pictures from Internet.
Trên trang Congannghean.vn vào 2010 có đăng bài “Hồ Chí Minh và Sự Nghiệp Giải Phóng Phụ Nữ” của tác giả Nguyễn Minh Châu. Trong đó có nhắc tới việc HCM hỏi thăm các “cháu gái” nhân lúc các “cháu” từ Nam ra Bắc thăm “Bác.”
Khi đoàn phụ nữ miền Nam vượt Trường Sơn ra thăm Bác, các chị được Bác đón tiếp thân tình. Thấy các chị gầy, xanh, hốc hác, Bác hỏi: “Các cháu kinh nguyệt có đều không?”.
Các chị xúc động đến ứa nước mắt. Một chị nhẹ nhàng thưa với Bác như đứa con nói riêng với mẹ: “Thưa Bác! do điều kiện ăn uống, vệ sinh kham khổ, thiếu thốn nên chúng cháu… rất thất thường”. (Congannghean.vn)
Vào giai đoạn HCM với bí danh Nguyễn Ái Quốc (NAQ) hoạt động cho quốc tế cộng sản, và được lệnh công tác bí mật tại Hongkong với tên người Tàu Tống Văn Sơ vào 1931. Lúc này có 8 cán bộ nữ làm việc với ông tại căn phố làm trụ sở thuộc thành phố Kowloon.
Trong số đó Nguyễn Ái Quốc vui mừng nhận ra một vài “cháu” của Người thuộc lớp đầu tiên ở Quảng Châu (Đồng Chí Hồ Chí Minh, E. Cô-bê-lép, trang 164)
Tác giả E Cô-bê-lép (một quốc tế cộng sản người Nga) đóng ngoặc kép chữ “cháu”. Trong một vài cháu này có “cháu” Lý Tam (sách William Duiker là Lý Sâm).
At 2 am on June 6, British police arrived at Quoc’s apartment in the crowded residental quarter of Kowloon. There they found a man in a second-floor flat in company with a young Vietnamese woman. The man claimed to be a Chinese by the name T.V.Wong while the woman identified herself as his niece Ly Sam (HCM, William Duiker, page 200) – Vào 2 giờ sáng ngày 6/6, cảnh sát Anh đến căn phố của Quốc tại một khu đông dân cư ở Kowloon. Tại đó họ khám phá ra một người đàn ông trong căn phòng lầu 2 cùng với một phụ nữ trẻ người Việt Nam. Người đàn ông nhận mình là người Tàu tên T.V. Wong đồng thời người phụ nữ tự khai là cháu của ông Wong tên là Lý Sâm
Tên chỉ huy chỉa súng lục vào vào những người Việt Nam ở trong phòng, hô lớn: Giơ tay lên, đứng im tại chỗ! Cũng may, lúc này chỉ có hai người ở nhà. Đó là Nguyễn Ái Quốc và Lý Tam – một cô gái 17 tuổi. (Đồng Chí Hồ Chí Minh, E Cô-bê-lép, trang 167)
Có lẽ tác giả Cô-bê-lép dùng hai chữ “cũng xui” cho NAQ thì đúng hơn. Có thể cho rằng giai đoạn này NAQ có chỉ dấu phiêu lưu rõ rệt về mặt tình cảm với phụ nữ. Trước đó vài tháng, vừa dứt khoát với người vợ Tàu có làm đám cưới hẳn hoi là Tăng Tuyết Minh, ông ta quay qua luyến ái với Nguyễn Thị Minh Khai, người phụ nữ trẻ được gửi qua Hongkong làm phụ tá cho NAQ vào 1930.
4/1931, NAQ viết thư lên văn phòng cấp trên FEB (Far Eastern Bureau) để xin phép cưới Nguyễn Thị Minh Khai, nhưng bị từ chối vì thời gian tính. Lúc này NAQ 41 tuổi, Minh Khai 21 tuổi.
Nguyễn Thị Minh Khai
Tác giả cuốn “Ho Chi Minh A Life,” giáo sư William Duiker quả quyết rằng Hồ và Minh Khai có sự liên hệ tình dục, dựa vào những tài liệu ông thu thập (sexual relationhip, intimate relationship). (C-SPAN interview, William Duiker, 2001, time: 1:08)
In a letter to Quoc in April, Nolens replied that he needed to know the date of the marriage two months in advance (HCM, William Duker, page 199) – Trong lá thư viết cho Quốc vào tháng 4, ông Noulens (FEB) trả lời rằng ông ta cần biết ngày cưới trước 2 tháng.
Vào 1935, tại Moscow, nhân đại hội đảng cộng sản quốc tế lần 7, Minh Khai cũng có tên trong thành phần tham dự và ghi danh là vợ của Lin (bí danh của NAQ lúc đó). Sau đó, cũng tại Moscow, Minh Khai làm đám cưới với Lê Hồng Phong.
Một cháu nổi bật vào giai đoạn NAQ trở về Việt Nam. Đó là Nông Thị Ngác. Theo tài liệu của Wikipedia:
Tờ báo Xuân Phụ Nữ năm Đinh Sửu 1997 xuất bản trong nước một bài viết có tựa đề “Cô Học Trò Nhỏ của Bác Hồ” được tác giả Thiên Lý viết theo lời kể của chính Nông Thị Trưng có đoạn: “Tháng 7 năm 1941, được tin (chính quyền) châu Hà Quảng đưa lính cơ tới bắt, ngay đêm ấy tôi trốn ra rừng, rồi được Châu uỷ đem qua Bình Mãng (Trung Quốc) lánh nạn tại nhà một đảng viên Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Một hôm đồng chí Lê Quảng Ba và Vũ Anh đến đón tôi từ Trung Quốc về Pác Bó gặp Bác.
Về Pắc Bó đã nửa đêm, anh Đại Lâm người giữ trạm đầu nguồn đưa ngay chúng tôi đi gặp “ông Ké”. Lội ngược suối càng đi nước càng sâu, khi đến thác thứ ba, anh Đại Lâm thổi sáo, từ trên thác có thang tre thả xuống. Trèo thang lên, thấy một cái lán dựng ngay trên bờ suốị. Trong lán có ông cụ ngồi đọc sách. Tôi chắp tay “Cháu chào cụ ạ”. Ông cụ nhìn lên hai mắt rất sáng, ân cần bảo: “Cháu đến rồi à, cháu ngồi xuống đây nói chuyện. ” Tôi nhìn xuống sàn, thấy toàn cây to bằng bắp chân. Cụ bảo hai lần tôi mới dám ngồi. Cụ tỉ mỉ hỏi gia cảnh, rồi khuyên tôi: “Từ nay cháu đã có một gia đình lớn là gia đình cách mạng, đừng luyến tiếc gia đình nhỏ nữa. Cháu cặm cụi làm ăn cũng không đủ để nộp sưu thuế đâu. Mình lấy lại được nước rồi từng gia đình sẽ được đàng hoàng. Từ nay ai hỏi thì cháu nói mình là cháu chú Thu, tên Trưng”. Bác đặt tên ấy là muốn tôi noi theo gương bà Trưng.”
Vở này ta tặng cháu yêu taTỏ chút lòng yêu cháu gọi làMong cháu ra công mà học tậpMai sau cháu giúp nước non nhà
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Nguyên thì bài thơ được viết năm 1944 và có tên“Tặng cháu Nông Thị Trưng“.
(trích từ Wikipedia)
Nông Thị Trưng
Người ta gọi ông Ké, Già Thu, nhưng với Nông Thị Trưng thì phải gọi là “Chú Thu” xưng “cháu.” Cuộc tình lăm ly này có kết quả là Nông Đức Mạnh mà bằng chứng rõ nhất qua lời thú nhận gián tiếp của Mạnh trong sách của Duiker, tái bản lần nhì 2001 với ghi “note” chính xác hơn lần xuất bản đầu tiên năm 2000.
Nong Duc Manh has denied these rumors, but he concedes that his mother, a member of the Tay ethnic minority, served as Ho’s servant after the latter’s return to Vietnam during the early 1940s…(Ho Chi Minh A Life, William Duiker, 2001, notes 14, page 670) – Nông Đức Mạnh từ chối những tin đồn này, nhưng ông ta thừa nhận là mẹ của ông, một thành viên của cộng đồng thiểu số người Tầy, đã phục vụ như là một người chăm sóc cho ông Hồ sau khi ông ta trở về Việt Nam trong giai đoạn đầu thập niên 1940.
“Cháu” Trưng này rất được Hồ yêu chuộng và cũng là một cán bộ năng nổ. Giai đoạn HCM có quyền thế, bà cũng được cử làm chánh án tỉnh Cao Bằng.
Nhưng rồi có một “cháu” vô cùng bất hạnh khi HCM trong giai đoạn trở thành lãnh tụ uy quyền. Đó là nàng Nông Thị Xuân. Theo một số nhận xét trong vụ Xuân bị thủ tiêu bởi vì nàng này “dám” đòi làm vợ của Hồ Chủ Tịch sau khi hai người có một con trai, sinh năm 1956, sau này tên Nguyễn Tất Trung, khi mà được tuyên truyền trong dân gian rằng cả đời Hồ chỉ biết lo cho dân cho nước không nghĩ tới chuyện vợ con.
(theo tài liệu trong video Sự Thật về HCM)
Xuân bị tay sai của HCM là Trần Quốc Hoàn đập đầu chết rồi tạo ra tai nạn xe đụng. Những vụ giết người bịt miệng nhan nhản xảy ra trong chế độ cộng sản nói chung. Bản chất của người cộng sản HCM rất tiêu biểu, bởi không ác độc thì không phải là cộng sản, và chính họ cũng chủ trương rằng cứu cánh biện minh cho phương tiện cho dù phương tiện đó có tàn ác đến đâu cũng được.
Các “cháu” còn quàng khăn đỏ đang còn mờ mịt chưa biết đâu là sự thật. Các “cháu” đã qua thời khăn đỏ đang thấy ra một số sự thật về một người mà tất cả đều bị bắt buộc gọi là Bác. Hãy mạnh dạn từ bỏ sự liên hệ ô nhục. HCM là một người Việt Nam tồi tệ, một kẻ vong bản, bán nước cầu vinh, kẻ đã tạo ra Đảng Cộng Sản Việt Nam với chủ trương lừa dối, và Đảng đã và đang đưa đất nước qua nhiều hệ lụy.
Bút Sử
08/2015
Sources: Ho Chi Minh, A Life, William Duiker, 2001; Đồng Chí Hồ Chí Minh, E Cô-bê-lép, 1985; Congannghean.vn; Công Lý Đòi Hỏi, Nguyễn Minh Cần, 1997; Wikipedia, Video Sự Thật về Hồ Chí Minh, 2009; Youtube.com; pictures from Internet.
No comments:
Post a Comment