Thursday

Quyết Chí Làm Ra Cuộc Chiến Tranh

Phần sau đây trích ra từ  bài viết “Ho Chi Minh and The OSS” của giáo sư AClaude G. Berube  ( Berrube teaches at the United States Naval Academy.)
OSS Deer Team members pose with Viet Minh leaders Ho Chi Minh and Vo Nguyen Giap during training at Tan Trao in August 1945. Deer Team members standing, l to r, are Rene Defourneaux, (Ho), Allison Thomas, (Giap), Henry Prunier and Paul Hoagland, far right. Kneeling, left, are Lawrence Vogt and Aaron Squires. (Rene Defourneaux)On July 30, the remainder of the Deer Team parachuted in, consisting of the assistant team leader, Lieutenant René Defourneaux, Staff Sgt. Lawrence R. Vogt, a weapons instructor, photographer Sergeant Aaron Squires and a medic, Pfc Paul Hoagland. 
Vào 30/7 (1945) thành phần còn lại của đội Deer hạ dù xuống, họ gồm có phụ tá hướng dẫn viên của đội, Trung Úy René Defourneaux, Trung Sĩ Lawrence R. Vogt, một huấn luyện viên về vũ khí, nhiếp ảnh viên Trung Úy Aaron Squires, và một nhân viên cứu thương Paul Hoagland.
The first person that Defourneaux met when he reached the drop zone was a “Mr. Van,” General Giap, who seemed to be in charge. Ho was not around much, but when Defourneaux saw him, his first impression was of a sick old man clearly suffering from some disease. In one of the ironies of history, the Vietnam War, at least with the Communists under Ho Chi Minh, might never have happened if the Americans hadn’t arrived when they did.

Người đầu tiên Defourneaux gặp khi ông tới khu vực hoạt động là “Ông Van,” Tướng Giáp, người có vẻ như nắm trách vụ tại đây. Hồ không hiện diện nhiều, nhưng khi Defourneaux gặp ông ta, điều cảm nhận đầu tiên của Defourneaux là Hồ là một ông già bệnh hoạn, rõ ràng ông ta đang đau đớn từ một căn bệnh gì đó. Một trong những điều trớ trêu của lịch sử là, Chiến Tranh Việt Nam, ít nhất với những người cộng sản dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, chiến tranh đã có thể không xảy ra nếu những người Mỹ đã không đến. 
Ý tác giả cho rằng Hồ Chí Minh(HCM) bệnh rất nặng, nếu không có những người Mỹ kịp thời cứu chữa thì Hồ sẽ chết, mà HCM chết thì không thể xảy ra chiến tranh Việt Nam
“Ho was so ill he could not move from the corner of a smoky hut,” Defourneaux said. Ho didn’t seem to have much time to live; Defourneaux heard it would not be weeks but days. “Our medic thought it might have been dysentery, dengue fever, hepatitis,” he recalled. “While being treated by Pfc Hoagland, Ho directed his people into the jungle to search for herbs. Ho shortly recovered, attributing it to his knowledge of the jungle.”
“Hồ bệnh rất nặng, ông ta không thể di chuyển từ góc của một túp lều ám khói,” Defourneaux nói. Hồ được xem như không còn bao nhiêu thời gian để sống; Defourneaux nghe rằng cái chết của Hồ đến không phải đếm bằng tuần lễ mà là đếm từng ngày.  Ông nói tiếp là “Người cứu thương của chúng tôi nghĩ đó có thể là bệnh kiết lỵ, bệnh sốt xuất huyết, bệnh viêm gan. Khi được chữa trị bởi ông Hoagland, Hồ bảo những người của ông ta vào rừng tìm dược thảo. Hồ lấy lại sức khỏe thời gian ngắn sau đó, cho là có sự hiểu biết của ông ta về khu rừng núi.”
Thoát khỏi được bệnh thì chương trình của HCM là gì? Dựa vào đoạn film ngắn sau đây để phân tách những chi tiết lịch sử (events) gắn liền với chiến lược của Hồ.

Lúc này đã bước vào tháng 8/1945. Hồ tuyên bố dù có đốt cháy hết dãy trường sơn cũng phải làm, ý nói bằng mọi giá phải tạo ra chiến tranh. Vấn đề là chiến tranh với ai, với mục đích gì? Xem phần trình bày sau đây.
Trở lại những vấn đề của thế giới, những họp hành của phe đồng minh sau thế chiến thứ 2 đang sắp chấm dứt.
The Potsdam Conference was held at Cecilienhof, the home of Crown Prince Wilhelm, in Potsdam, occupied Germany, from 17 July to 2 August 1945. Participants were the Soviet Union, the United Kingdom, and the United States. (Wikipedia)
Hội Nghị được tổ chức tại Cecilienhof, thuộc Potsdam nơi Đức chiếm đóng, xảy ra từ 17 tháng 7 tới 2 tháng 8, 1945. Thành viên gồm Liên Sô, Anh Quốc, và Hoa Kỳ.
Lúc  này chưa có vụ 2 trái bom nguyên tử, nhưng phe đồng minh coi như cuộc chiến đang kết thúc  và làm việc dọn dẹp chiến trường. Kết quả cuộc hội nghị này gồm gì? Riêng về việc phân công cho quân đội Anh về miền Nam dẹp tàn quân Nhật thì đồng thời cũng cho phép quân Pháp giúp Anh tại Saigon. Tại sao phải có sự cần thiết của quân Pháp lúc này? Pháp đã bị Nhật đảo chánh và chính thức rời Việt Nam vào 3/1945, đã xé Hòa Ước 1884, vua Bảo Đại đã tuyên bố độc lập…, nhưng tại sao Pháp lại gián tiếp trở lại vào 9/1945?
Đây là việc cũng hết sức khó giải quyết trong vai trò của Hoa Kỳ. Lý do là sau vụ dẹp bọn fascist Đức Ý Nhật thì thế giới tự do phải đương đầu với làn sóng cộng sản đang bành trướng nơi nơi. De Gaulle đã nhiều lần đánh cáp cho Tổng Thống Truman là bằng mọi cách Hoa Kỳ phải giúp nước Pháp trở lại Đông Dương để dẹp cộng sản. Nếu cộng sản nắm Đông Dương cũng có nghĩa là nước Pháp cũng bị lọt vào tay cộng sản, thế nên phải nhờ Hoa Kỳ giúp Pháp để cộng sản không có cơ hội hợp tác với HCM lúc này. Pháp sau vụ Đức đóng chiếm đã gần như kiệt quệ về nhiều mặt.
Hoa Kỳ không chính thức ra công văn cho Pháp trở lại, bởi thế giới có thể hiểu lầm là Pháp trở lại Việt Nam để thực dân nữa, nên việc Pháp qua hội nghị Potsdam cùng hợp tác với quân đội Anh lãnh đạo bởi tướng Douglas Gracey đã có những hiện tượng “ngoạn mục” xảy ra nếu nhìn không thấu đáo thì hơi “khó hiểu.”
In September 1945, Gracey led 20,000 troops of the 20th Indian Division to occupy Saigon (Wikipedia) – Vào tháng 9, 1945, tướng Gracey chỉ huy 20,000 quân thuộc sư đoàn 20th Indian đến đóng tại Saigon.
Một số người Việt trí thức miền Nam thành lập tổ chức chống Pháp rất ngạc nhiên khi chứng kiến cảnh tướng Gracey giúp quân đội Pháp ra khỏi nhà tù (Nhật nhốt), và sau đó quân Pháp gây chiến với Việt cộng. Trận 23/9/1945 rất sôi nổi, Pháp đã đánh và bắt nhốt Việt cộng tại Saigon. Sau đó vài ngày, 26/9/1945, thì Trung Tá Peter Dewey bị Việt cộng nã đạn bắn chết trên đường ông lái xe về văn phòng OSS (tình báo Hoa Kỳ). Có nhận xét cho rằng cộng sản cố ý sát hại ông Dewey vì đã thấy ra vai trò của Hoa Kỳ Anh Pháp là một, chứ không phải Việt cộng bắn lầm vì tưởng Dewey là người Pháp. Trung Tá Tình Báo Peter Dewey là người Mỹ đầu tiên bị Việt cộng giết tại Việt Nam.
Trở lại sự toan tính của HCM. Khi nằm lăn lóc vì bệnh kiết lỵ trong căn lều ám khói xập xệ trong rừng, Hồ cũng đã nắm bắt mọi tình hình thế giới đang xảy ra, nhất là sự sắp xếp của đồng minh trong hội nghị Potsdam. Lúc này Liên Sô vẫn còn ngồi chung với phe đồng minh Anh Hoa Kỳ nên việc nhận tin tức từ phe cộng sản là chuyện dễ dàng.
Hồ đã nhận ra rất rõ là Anh Hoa Kỳ đã cho Pháp “tái chiếm” dù chưa chính thức. Khi vào tháng 8 Hồ đã nảy ra ý định làm chiến tranh, bằng mọi cách phải đánh Pháp khi Pháp trở lại, dù có đốt cháy hết dãy trường sơn. Ý này đồng nghĩa là thiêu đốt hết người Việt vẫn phải làm. Hồ hiểu rõ Pháp trở lại là để dẹp làn sóng cộng sản của Hồ, nhưng cái mánh tâm lý của ông ta là làm cho dân hận thù Pháp nên phải tuyên truyền rằng Pháp trở lại thực dân nữa, và có như thế thì HCM mới được sự hậu thuẫn của nhiều tầng lớp.
Ý tưởng “thiêu đốt” của HCM được thể hiện rõ rệt khi ông ta gặp Archimedes Patti, chỉ huy trưởng cơ quan tình báo Hoa Kỳ OSS.
Sau vụ 2 trái bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki, HCM có buổi nói chuyện qua lại với ông Archimedes Patti. Patti có thuật lại trong quyển sách của ông, Why Vietnam?, rằng Hồ cứ xoay câu chuyện vào việc muốn Hoa Kỳ ủng hộ việc làm của nhóm ông là muốn cho Việt Nam “độc lập.” Thái độ  nôn nóng của Hồ là  dấu hiệu cho hiện tượng quan trọng sắp xảy ra. Patti viết buổi nói chuyện này vào trước ngày 15 tháng 8, 1945 (Japan tuyên bố đầu hàng vô điều kiện). Như vậy, sau buổi gặp Patti vài ngày sau, tức 17/8/1945, là phe Việt Minh cướp cờ vàng 3 sọc đỏ tại Nhà Hát Lớn và dựng cờ đỏ lên, ngày hôm sau, 19/8/1945, họ đã tổ chức một buổi xuống đường rất quy mô gọi là “cướp chính quyền” của chính phủ Trần Trọng Kim.
Ho was silent for a moment, then in a soft voice but with deep conviction said that if the French intended to return to Viet Nam “as imperialists to exploit, to maim and kill my people,” he could assure them “and the world” that Viet Nam from north to south would be reduced to ashes, even if it meant the life of every man, woman, and child, and that his government’s policy would be one of “scorched earth to the end.” (page 4, Why Vietnam?)
Hồ im lặng một chút, rồi trong một giọng nói nhẹ nhưng với sự tin tưởng mạnh mẽ, nặng sâu rằng nếu người Pháp cố ý trở  lại Việt Nam “như là  những tên đế quốc để bốc lột, để làm tổn hại và giết dân tôi,” thì ông ta cam đoan với họ “và toàn thế giới” là Việt Nam từ bắc xuống nam sẽ trở thành tro bụi, ngay cả điều đó có nghĩa sự sống của mỗi đàn ông, mỗi phụ nữ, và trẻ con, và rằng chính sách của chính phủ của ông ta là một loại “tiêu thổ tới cùng.”
Chắc chắn HCM thừa hiểu Pháp tái chiếm để dẹp làn sóng cộng sản, nhưng ông ta quỷ quyệt chơi chữ, nào là “đế quốc”, nào là “bốc lột”, mà Patti để vào ngoặc kép. Thế giới cũng thừa biết rằng 3/1945 Pháp đã trao độc lập lại cho vua Bảo Đại và chính vua đã tuyên bố  độc lập, xé Hòa Ước 1884, vai trò của Pháp giai đoạn này không phải là thực dân mà là phải đương đầu với làn sóng đỏ. Theo chủ trương của tổng thống Hoa Kỳ Franklin Roosevelt buộc các nước có thuộc địa phải trao độc lập lại cho bản xứ, nên Pháp cũng đã làm chuyện đó.
Riêng phần Việt Nam, chính phủ Hoa Kỳ đã gửi một giác thư cho Pháp vào 7/1945 ghi rõ 5 điều trong đó có khoản Pháp trao quyền độc lập hoàn toàn lại cho Việt Nam sau những sắp xếp, người đại diện nhận thư là đại sứ Pháp Jean Sainteny. Những chương trình của Hoa Kỳ và Pháp đối với Việt Nam này đã bị HCM “bỏ quên.” Những viên chức chính phủ Pháp gồm các ông Léon Pignon( phụ tá đại sứ Sainteny), tướng Alessandri có đặt câu hỏi cho Hồ rằng như vậy thì ông nghĩ sao về Giác Thư (memorandum) vào 7/1945 mà ông đã nhận được khi ở Côn Minh,  trong đó Hoa Kỳ gửi cho Pháp và hai bên đã thỏa thuận trên nguyên tắc Pháp trao trả độc lập hoàn toàn cho Việt Nam trong vòng 5 năm (không thể ra đi một cách nhanh chóng vì còn nhiều vấn đề giải quyết). HCM làm ra vẻ ngạc nhiên như không biết gì hết.
Cũng nên nhớ là 3/1945, khi gặp nhân viên tình báo Charles Fenns HCM từ chối mình là người cộng sản khi bị Fenn hỏi.
Tổng Thống Roosevelt qua đời 12/4/1945, ông Harry Truman lên thay thế làm tổng thống. Dưới thời Truman thế giới đã có những biến  chuyển khó lường. Việc tại Hội Nghị Potsdam, Hoa Kỳ và Anh đã cho phép Pháp giúp quân đội Anh tại Saigon để dẹp tàn quân Nhật, những thật ra là dẹp đám Việt Cộng và chỉ có người Pháp mới kinh nghiệm hơn người Anh. HCM đã đoán không sai khi nói chuyện với ông Patti là Pháp sẽ trở lại, nhưng trên thực tế thì trở lại vào 9/1945 một cách gián tiếp, chưa chính thức. Cần nhấn mạnh là chính phủ Pháp lúc  này thuộc thành phần bảo thủ, không thiên tả, không cộng sản.
Đến đầu năm 1946, vào khoảng tháng 1-6/1946 thì quốc hội Pháp  lọt vào tay Đảng Xã Hội và Đảng Cộng Sản, thế nên Hồ mới có cơ hội mang Pháp cộng sản về Hà Nội qua Hiệp Ước Sơ Bộ ký ngày 6/3/1946, mà người viết đã từng trình bày trong các bài viết trước. Trước hành động Hồ quyết tâm theo đường lối của Nga Tàu là nhuộm đỏ Việt Nam và Đông Dương mà Pháp bắt buộc phải tái chiếm chính thức vào 12/1946 sau khi phe bảo thủ chiếm đa số trong quốc hội.
Hình trên từ cuốn sách “Ho Chi Minh and his Vietnam” của tác giả Jean Sainteny, nguyên đại sứ Pháp 1945, người khá thân với HCM thuộc Đảng Xã Hội. Phần ghi dưới hình: Từ một mệnh lệnh bí mật trụ cột Hồ Chí Minh đã phóng ra cuộc chiến tranh thống khổ. Phía đằng sau Hồ là hình của Nikolai Lenin và Josef Stalin, hai người thầy của HCM. 
Tóm lại chủ trương làm ra cuộc chiến dù có đốt cháy hết dãy trường sơn, dù có thiêu đốt hết dân tộc Việt Nam, từ đàn ông, đàn bà, trẻ con,  đất nước từ bắc chí nam thành tro bụi, Hồ quyết tâm phóng ra cuộc chiến. Tất cả chỉ để phục vụ cho quyền lợi quốc tế, và chính cá nhân ông ta nằm trong quỹ đạo quốc tế đó, chứ không phải đất nước và con người Việt Nam.
Bút Sử
8/2017 -8/1945
72 năm HCM cướp chính quyền
Sources: Why Vietnam?, Archimedes Patti, 1980; historynet.com; film Chan Dung Mot Con Nguoi; Ho Chi Minh and his Vietnam, Jean Sainteny, 1972.

No comments:

Post a Comment