Saturday

Trận Điện Biên Phủ và Hiệp Định Geneva

Hiệp Định Geneva lẽ ra kết thúc vào tháng 5/1954, nhưng vì vấn đề Điện Biên Phủ xảy ra ngoài dự đoán nên tình trạng trở nên phức tạp giữa các bên liên hệ, cùng những sự giằng co thương lượng, nên đến ngày 21/7/1954 Hiệp Định mới được ký. Tại sao có sự kiện trên? Phần trình bày sau đây dựa theo tài liệu “New Perspectives on Dien Bien Phu,” Pierre Asselin, Ph. D., in History at the University of Hawaii.

Tại Berlin có cuộc họp của phe đồng minh xảy ra từ 25/1/1954 tới 18/2/1954. Một trong những kết quả có phần hai bên Pháp và Bắc Việt ngồi lại để bàn về giải pháp hòa bình tại Đông Dương. Dự định cho ngày quan trọng để chính thức ngồi lại, đó là ngày 8/5/1954 tại Geneva. Chương trình dự trù xảy ra sau khi bàn thảo xong vấn đề hậu chiến tranh Triều Tiên. Những sắp xếp này đã được phe Bắc Việt ký văn bản đồng ý (The DRVN approved that arrangement). Và chính Hồ Chí Minh là nhân vật đã tuyên bố thúc đẩy vấn đề ngồi lại này.
After Ho Chi Minh announced that his government was prepared to arrive at a political solution of the conflict, French National Assembly deputy Pierre Mendès-France became a vocal advocate of negotiations 
Sau khi Hồ Chí Minh tuyên bố rằng chính phủ của ông ta đã sẵn sàng chuẩn bị để đi đến một giải pháp chính trị cho vấn đề xung đột, vị đại biểu Pháp là ông Pierre Mendès-France trở nên người vận động tán thành sự đàm phán này.
Nhưng rồi kể từ ngày có cuộc họp tại Berlin, phe cộng sản nói chung gồm Trung Cộng, Nga Sô, và Việt Cộng đã cùng nhau có những chương trình hành động với đầy âm mưu. Lúc đó bốn cường quốc gồm Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ John Foster Dulles, Anthony Eden đại diện nước Anh, Georges Bidault đại diện nước Pháp, và Vyacheslav Molotov đại diện Liên Sô. Ngay giai đoạn này Liên Sô còn ngồi chung với phe đồng minh sau khi chiến tranh Triều Tiên chấm dứt, nhưng sự đe dọa của làn sóng đỏ đã làm khối tự do quan tâm nhất là Hoa Kỳ.
Khi có những chương trình dự định như vậy thì Trung Cộng tăng cường giúp Bắc Việt một cách hùng hậu. Chỉ trong tháng 3/1954, Trung Cộng viện trợ 4,000 tấn vật liệu, 2,000 tấn thực phẩm dự trữ. Vật liệu đa phần là súng đạn. Trung cộng còn gởi nhiều nhà chuyên môn(technicians), cố vấn (advisors), toán dạy về trọng pháo (artillery crews) qua miền Bắc Việt Nam.
Chiến thuật của Pháp lúc này để đương đầu với phe cộng sản không phù hợp với đường lối của Hoa Kỳ, mặc dù Pháp đã gởi ông Paul Ely, một lãnh đạo trong bộ tham mưu, đến Washington để bàn về việc hỗ trợ của Hoa Kỳ.
Instead, on 8 April, the day Washington communicated news of its objection to Paris, American Secretary of State John Foster Dulles offered French Foreign Minister Georges Bidault two atomic bombs to save the outpost. The French government rejected the offer.
Thay vào, ngày 8/4, ngày mà Washington đã bàn tin là họ không bằng lòng lối của Pháp, Bộ Trưởng Ngoại Giao Mỹ , ông John Foster Dulles, đã đưa ra đề nghị đến thủ tướng Georges Bidault về hai trái bom nguyên tử để cứu nguy tiền đồn. Chính phủ Pháp bác bỏ đề nghị này.
Phải chăng Pháp vững tin vào lời hứa hẹn của Hồ Chí Minh là sẽ vào bàn hội nghị ngày 8/5 để bàn về giải pháp hòa bình? Ngày 7/5, không đầy 24 tiếng đồng hồ trước khi vào bàn họp, cộng sản đã ào ạt tấn công và Pháp thua trận tại Điện Biên Phủ! Rất nhiều trọng pháo của Trung Cộng ở vùng cao bao vây lòng chảo ( the heavy artillery provided by the PRC and deployed by the Viet-minh in the higher grounds surrounding the valley was highly significant). Trận tấn công biển người này phải kể có 33,500.00 dân công phụ giúp đạo quân. Chỉ trong khoảng 5 tháng, 1-5/54, tính ra những đội dân công đã đóng góp 5 triệu ngày làm việc.
Ngoại trưởng Dulles đã rất bất bình nên ông đi ra khỏi phòng họp trước khi bàn về việc Đông Dương với phe Bắc Việt. Ông làm ngay một buổi họp báo ngoài trời và tuyên bố rằng phe cộng sản đã có âm mưu sau ngày họp tại Berlin vào tháng 2, đó là bằng mọi cách họ phải đánh bại Pháp để làm thế thượng phong vào bàn hội nghị. Những tuyên bố của Hồ ngồi lại để tìm giải pháp hòa bình làm ông Mendès-France hăng say vận động xét ra chỉ là những lời nhử dụ.
To strengthen his bargaining position and improve the prospects of victory, Ho Chi Minh ordered Vo Nguyen Giap “to throw all available forces against the Expeditionary Corps” at Dien Bien Phu.
Để có cái thế mạnh hơn trong vai trò thương lượng của ông ta (Hồ Chí Minh) và tận dụng cơ hội về diễn cảnh sự chiến thắng, Hồ Chí Minh ra lệnh cho Võ Nguyên Giáp “hãy phóng ra tất cả những lực lượng đang có để chống lại Đoàn Quân Viễn Chinh” tại Điện Biên Phủ.
Chiến thắng để làm gì? Để chia đôi đất nước theo lệnh Nga Tàu. Sau khi hiệp định được chính thức ngày 21/7/1954 thì vào tháng 8 Hồ Chí Minh lại “hết lòng hết dạ” yêu cầu Pháp đừng ra khỏi miền Bắc mà hãy ở lại để điều hành những cơ sở, những hãng xưởng, những trường ốc,những nhà thương…
Hồ Chí Minh Mang Pháp Về Lần Thứ Ba:
https://truehochiminh.wordpress.com/2…ve-lan-thu-ba/
Tóm lại, tiến sĩ Pierre Asselin chuyên ngành lịch sử, ông đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về chiến tranh tại Việt Nam. Ông cho rằng người Tây phương đã hiểu sai về trận Điện Biên Phủ, suy đoán (speculated), và mệnh danh một cách sai lầm (erroneous assumptions). Để có cái nhìn trung thực về phối cảnh Điện Biên Phủ, tác giả đã trình bày rất chi tiết và mạch lạc, nhất là hiện tượng cuộc họp của tứ cường tại Berlin vào 2/1954 bàn về giải pháp hòa bình (peace talk) và những âm mưu diễn biến của phe cộng sau đó.
Bút Sử
20/7/2014

No comments:

Post a Comment