Tội Bán Nước của Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh viết: ” Theo như tạm ước ký ngày 15-9 vừa qua giữa chính phủ Pháp và chính phủ Việt Nam thì hai bên phải đình chỉ mọi cuộc xung đột. Về phần tôi, tôi sẽ hết sức mình để cho điều khoản này cũng như các điều khoản khác được thi hành một cách trung thực…Tôi mong rằng về phía những người bạn Pháp của tôi, họ cũng sẽ hành động như vậy…Chỉ cần nước Pháp công nhận nền độc lập của chúng tôi thì tức khắc nước Pháp sẽ tranh thủ được trái tim và tình cảm của tất cả người Việt Nam. Và chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng khối liên hiệp Pháp, một khối liên hiệp tự do, vững chắc và anh em…Tán thành tinh thần bốn bể là anh em, cho nên tôi yêu mến…” Lá thư đề ngày 22 tháng 9 năm 1946, tức chỉ 7 ngày sau khi tạm ước được ký.
Trên thực tế thì tạm ước Modus Vivendi ký ngày 14/9/1946 rạng ngày 15/9/1946 giữa Hồ Chí Minh và bộ trưởng thuộc địa Marius Moutet không phải giữa chính phủ Pháp và chính phủ Hồ Chí Minh, bởi vì Moutet chỉ là một viên chức của Bộ Thuộc Địa, không phải đại diện của quốc hội Pháp. Hồ Chí Minh trong 4 tháng ở bên Pháp (từ 2/6 đến 18/9/1946) đã vận động ngoại giao với các thành phần, nhất là các phe nhóm thuộc các đảng phái thân cộng như các ông Sainteney, Leclerc, Raymond Aubrac, Moutet…Hồ Chí Minh khi viết lá thư này đã tự đưa ra mâu thuẫn. Nếu chính phủ Pháp đã ký tạm ước một cách danh chánh ngôn thuận thì tại sao ông còn phải viết thư cầu cứu bà Sô Dít? Thật ra, ông Hồ tạo ra hiện tượng này là để “câu giờ” (đúng như sách báo Đảng đã viết). Mặt khác, khi trở lại Hà Nội, ông mang về cái “tạm ước” giả tạo này để làm tiếng vang trong dân chúng, cho người ta tưởng như đó là thật – Việt Minh đã nằm trong liên hiệp Pháp rồi.
Đến đây có lẽ người ta tự hỏi: Nhật đã đảo chánh Pháp vào 3/1945. Pháp đã ra khỏi Việt Nam và quốc trưởng Bảo Đại đã tuyên bố Việt Nam độc lập trước quốc dân. Nhưng rồi không lâu, Nhật rút khỏi Việt Nam và đầu hàng quân đội liên hiệp dẫn đầu bởi Hoa Kỳ, ngày 19/8/1945, quốc tế cộng sản Nguyễn Aí Quốc (Hồ Chí Minh) lãnh đạo tập đoàn Việt Minh cướp chính quyền. Việt Minh lúc này vẫn còn lên án Pháp đồng thời đổi qua thân Hoa Kỳ (xanh vỏ đỏ lòng). Khi không lợi dụng được Hoa Kỳ mặc dù cố gắng rất nhiều, Hồ đổi chiến thuật và quay qua thân Pháp (chính phủ thân cộng Pháp) để mong được sự công nhận và hỗ trợ. Như vậy Hồ lấy lý do gì để biện hộ cho tội thân Pháp thay vì chống Pháp? Thế mà bấy lâu nay hằng triệu cuốn sách của Đảng lúc nào cũng cho là Hồ có công chống Pháp giành độc lập.
Ngay từ đầu, nếu Hồ Chí Minh không ký Hiệp Ước Sơ Bộ ngày 6/3/1946 với Pháp (thân cộng) mang Pháp về tàn sát đồng bào, sát hại những thành phần chống Pháp như Quốc Dân Đảng, thì đâu có chiến tranh xảy ra, đâu có hằng chục ngàn thanh niên miền Bắc phải bị thiêu thân trong trận chiến 1946-1954. Bộ đội Việt Minh đâu biết rằng chính phủ Pháp khi đã có chiến tranh với Việt Minh là sự tuyên chiến giữa hai phe cộng sản và không cộng sản. Hồ Chí Minh khéo léo lợi dụng lòng yêu nước của toàn dân để hô hào kháng chiến chống Pháp “xâm lược.” Nhưng hãy tự hỏi, chính ông Hồ đã viết thư yêu cầu bà Sô Dít giúp ông làm mọi cách để mong Pháp trở lại kia mà? Ông Hồ mong Pháp và chính phủ của ông được nằm trong “liên hiệp Pháp” cùng Pháp hợp tác có lợi đôi bên kia mà. Trở lại với ngày Hồ từ Pháp trở về. Nếu ông Hồ khi về nước nói ngay ra là chính phủ Pháp đã thay đổi thành phần, đã quay lưng lại chống cộng sản thì rất nguy hiểm cho tập đoàn của ông. Lúc này các thành phần quốc gia đang có thái độ chống đối mạnh mẽ từ sau vụ Hồ Chí Minh ký hiệp ước Sơ Bộ ngày 6/3/1946 với phe chính phủ Pháp thân cộng, mang 15 ngàn quân về chiếm đóng, đồng thời dùng Pháp để tiêu diệt các đảng phái quốc gia. Nếu người quốc gia biết chính phủ Pháp lúc này chống cộng sản thì chắc chắn là một lợi thế cho công cuộc đương đầu với tập đoàn cộng sản.Trong phái đoàn qua Pháp dự hội nghị Fontainebleau do Phạm Văn Đồng hướng dẫn có một đại diện các khối chính đảng quốc gia. Nhóm này có tên Liên Việt, gồm toàn cán bộ cộng sản, ngoại trừ một vài người và cụ chủ tịch Huỳnh Thúc Kháng.
Mục đích của Việt Minh là để làm lắng dịu sự chống đối của các khối quốc gia trong nước, ngay cả tại miền Nam. Vì sợ âm mưu bị tiết lộ, nên Hồ Chí Minh phải đi theo ngã riêng qua Pháp là vậy. Trong “Hồ Chí Minh – Chiến Sĩ Cách Mạng Quốc Tế” tác giả Phan Ngọc Liên và Trịnh Vương Hồng, trang 312:” Nội các Phêlic Goanh vừa đổ, ở Pari chẳng còn chính phủ để đón tiếp Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. ..” Chính sách này cũng xác nhận nội các của chính phủ dẫn đầu bởi Félix Gouin đã không còn nắm quyền nước Pháp, mà Gouin là phe thân cộng đã giúp Hồ Chí Minh mang Pháp về Việt Nam cai trị tiếp qua Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/1946. Theo tài liệu tình báo của OSS, vào 1946, Hoa Kỳ đã có những tài liệu mà họ gọi là “tam giác” giữa Félix Gouin, Nga, và Hồ Chí Minh.
Một sử liệu khác. Ban Giảng Huấn Việt Tộc, trụ sở tại Paris, Pháp, tài liệu ghi về “Biến Cố 19-8-45” có đoạn: “Ngay tối hôm đó, 2 giờ sáng ngày 14/9/1946, Hồ Chí Minh đích thân đến tư thất ông Bộ Trưởng Moutet để xin ký: ưng thuận các điều khoản của người Pháp đưa ra. Ông Moutet tiếp trong bộ quần áo ngủ, và hiệp định được ký trên đầu giường của ông và bà Bộ Trưởng Moutet. Trước khi ra đi thì Hồ chủ tịch có nói với một câu: Tôi đã ký bản án tử hình cho dân tộc tôi….Về dữ kiện này, những ai ở Paris có thể tìm kiếm trong các thư viện, những báo chí thời đó như Figaro, Le Monde hay Paris Match…thì sẽ thấy rõ như ban ngày.”
Như vậy tài liệu trên đã chứng minh rõ tâm địa của ông Hồ.Ông vì quyền lợi của quốc tế cộng sản và của phe cánh mà có hành động phản quốc như trên. Trong tạm ước Modus Vivendi cũng như hiệp ước Sơ Bộ trước đó, nội dung tương tự giống nhau, cũng là những điều khoản chia chát quyền lợi giữa Pháp thân cộng và Việt cộng. Lúc này là giai đoạn ông Hồ rất cần đồng minh làm thế che chở sau khi ông bị Hoa Kỳ bỏ rơi, mặc dù ông tốn nhiều công sức trước ngày 2/9/45 yêu cầu Hoa Kỳ nhìn nhận. Bản chất và bản thân của ông Hồ và tập đoàn là cộng sản, nhưng vì quyền lợi của Đảng mà ông lèo lái nghiêng ngả, khi thì chạy theo phe này, khi thì nạp mình cho phe khác, mập mờ ẩn ẩn hiện hiện…Rõ ràng nhất là việc ông bằng lòng với Pháp thân cộng mang 15 ngàn quân Pháp về Hải Phòng rồi tiến lên Hà Nội để đánh lại các đảng phái quốc gia.
Người Pháp đã ra đi sau vụ Nhật đảo chánh Pháp vào 3/1945. Pháp trở lại Việt Nam. Máy bay Mỹ chở Sainteney về Hà Nội ngay sau khi Nhật đầu hàng và Việt Minh cướp chính quyền 2/9/1945. Tại sao Mỹ giúp Pháp trở lại VN ngay lúc này? Nguyên Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ, MacNamara, trong cuốn In Retrospect, trang 31, ông viết: “I knew that Ho Chi Minh had declared Vietnam’s independence after Japan’s surrender but that the United States had acquiesced to France’s return to Indochina for fear that a Franco-American split would make it harder to contain Soviet expansion in Europe.” Dịch nghĩa câu trên: “Tôi biết rằng Hồ Chí Minh đã tuyên bố Việt Nam độc lập sau khi Nhật đầu hàng nhưng Hoa Kỳ đã thừa nhận sự trở lại Đông Dương của Pháp bởi vì Hoa Kỳ lo sợ rằng sự tách rời của Pháp và Mỹ có thể sẽ khó khăn hơn để ngăn chặn sự bành trướng của Liên Sô tại Âu Châu.” Như vậy luận điệu cho rằng Pháp trở lại Việt Nam để thiết lập chế độ thực dân là không tưởng và không có bằng chứng gì cụ thể. Ông McNamara cho rằng Pháp cần thiết trở lại Đông Dương, làm bàn chắn, và có sự liên kết thừa nhận của Hoa Kỳ cũng chỉ vì để kiềm hãm làn sóng đỏ của thế giới cộng sản. Hơn nữa, sau thế chiến thứ hai, các nước có thuộc địa bị thế giới ràng buộc phải trả lại độc lập cho bản xứ. Pháp đã trả độc lập cho Lebanon và Syria vào 1946 trước khi xảy ra cuộc chiến với Việt Minh 12/1946. Vai trò của Pháp trong lúc này không phải là thực dân hay xâm lược.
Trong tình hình tranh tối tranh sáng này, tại miền Nam thì De Gaulle cử Leclerc về phụ trách quân đội, còn D’argenlieu làm Thượng Sứ kiêm Tham Mưu Trưởng lực lượng Pháp ở Đông Dương. Như trình bày trên, vai trò của Pháp lúc này không phải với tư cách thực dân mà với nhiệm vụ khác hơn, bởi vì trong giai đoạn này các nước thuộc địa trong vùng đang có phong trào đòi độc lập. D’argenlieu lại là người của De Gaulle, được coi như không phải là phe ủng hộ độc tài cộng sản. Thế nên đã có một trận ấu đả giằng co giữa Phạm Văn Đồng và D’argenlieu tại hội nghị Fontainebleau khi hai bên không đồng ý các điều khoản trong hiệp ước Sơ Bộ. D’argenlieu nhất quyết không để Nam Kỳ bị lọt vào tay Hồ Chí Minh như trong hiệp ước đề ra gọi là “thống nhất ba kỳ. “Sử Địa 12ab,” 1974, nhà xuất bản Trường Thi, Saigon, trang 78, có ghi: “Ngay khi khai mạc Đồng chỉ trích nẩy lửa D’argenlieu. Hai bên bàn cãi hoàn toàn mâu thuẫn.”
Nước Pháp lúc này nằm trong giai đoạn vô cùng lủng củng. Chính phủ lâm thời 6/1944-1/1947 do 5 người thay phiên nhau lãnh đạo (Chairmen): Charles de Gaulle 6/1944-1/1946; Félix Gouin 1/1946-6/1946; Georges Bidault 6/1946-11/1946; Vincent Auriol 11/1946-12/1946; Leon Blum 12/1946-1/1947. Ngay lúc ký Hiệp Ước Sơ Bộ thì phe thân cộng Felix Gouin, nhưng đến 6/1946 phe chống cộng lên nắm quyền lãnh đạo bởi Georges Bidault, và đây là giai đoạn khốn đốn của Hồ Chí Minh, cũng là thời điểm mở màn cho cuộc chiến tranh Đông Dương từ 1946-1954.
Sách báo cộng sản, nhất là các bài và câu hỏi hướng dẫn học sinh sinh viên, khi viết tại sao Hồ Chí Minh ký Hiệp Uớc Sơ Bộ mang Pháp về cai trị lần hai, đã xuyên tạc lịch sử một cách trắng trợn. Họ cho rằng đó là “một biện pháp đúng đắn và sáng tạo, nhằm giúp ta tạm hòa với Pháp, nhanh chóng đuổi nhanh 20 ngàn quân Tưởng về nước…” Thật ra, sau khi thế chiến thứ hai kết thúc có hội nghị Posdam do Hoa Kỳ, Anh, Trung Hoa đồng ý về việc buộc Nhật phải đầu hàng, và việc giải giới quân Nhật tại Việt Nam: Anh đảm nhiệm ở miền Nam, còn quân Trung Hoa (Tưởng Giới Thạch) lo liệu ở miền Bắc.
Cộng sản cho rằng ông Hồ mang Pháp về là để thay thế quân Tưởng vì cho rằng quân Tưởng sẽ “xâm lăng” miền Bắc để cai trị. Kế hoạch thâm hiểm này được ghi ra trong phần 2 của hiệp ước Sơ Bộ – “Việt Nam sẵn sàng thân mật tiếp đón quân đội Pháp thay thế quân đội Trung Hoa theo những hiệp ước quốc tế đã ký kết.” Trên thực tế thì chưa có sử liệu nào ghi rõ rệt mục đích Pháp về Việt Nam để thay thế quân đội Trung Hoa, chỉ thấy ông Hồ và Pháp thân cộng đặt ra trong Hiệp Uớc Sơ Bộ mà thôi. Cũng như trong phần 1, hiệp ước ghi, trích từ “Sử Địa 12ab“: “Pháp công nhận Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là một quốc gia tự do, có chính phủ riêng, quân đội riêng, tài chánh riêng trong liên bang Đông Dương và trong liên hiệp Pháp. Pháp thừa nhận kết quả cuộc trưng cầu dân ý về sự thống nhất ba kỳ.” Lại cũng là luận điệu của người làm ra hiệp ước theo ý của họ. Cuộc trưng cầu dân ý về sự thống nhất ba miền xảy ra hồi nào và ở đâu? Người dân miền Nam có biết chút gì về vấn đề thống nhất này không? Chắc chắn là không. Miền Nam đã có chính phủ tự trị. Bác sĩ Nguyễn Văn Thinh được bầu làm chủ tịch lâm thời Cộng Hòa Nam Kỳ, không liên hệ gì với phe cánh cộng sản của Hồ Chí Minh. Như trình bày trên, ông D’argenlieu đã chống đối kịch liệt khi biết Hồ đã ghi ra như thế trong Hiệp Uớc Sơ Bộ.
Trở lại việc Hồ Chí Minh ký tạm ước Modus Vivendi, đêm 14 tháng 9, 1946 (có sách ghi tạm ước 14/9/1946 hay 15/9/1946 tính theo ngày Việt Nam), ông ta đã tự thú nhận trước mặt Moutet là “Tôi đã ký bản án tử hình cho dân tộc tôi!” Tại sao Hồ Chí Minh biết mình là kẻ có tội, xem vận mạng dân tộc như một trò chơi mà vẫn cứ làm? Ngay lúc Hồ thoát ra câu nói ấy, chắc chắn ông đã mường tượng hình ảnh đau thương của đồng bào ông, cảnh tượng chiến tranh kinh hoàng, chết chóc xảy ra… Hồ Chí Minh vẫn một mực đi theo con đường đã chọn. Người quốc tế cộng sản Hồ Chí Minh không thể toàn mạng nếu không phục tùng chỉ đạo của đàn anh Nga Tàu. Kỷ luật sắt ông đã nằm lòng sau nhiều năm được huấn luyện làm người cộng sản. Hơn nữa, ông đang lãnh đạo một tập đoàn, và treo vào cổ dân miền Bắc một chế độ ngoại lai với đầy mỹ từ cao đẹp, trong đó có không ít người ủng hộ, dựa vào giáo điều từ Marx, Lenin, Stalin, Mao, ông không ngần ngại làm kẻ sát nhân để đạt được mục đích.
1. Hồ Chí Minh biết tạm ước này chỉ là một cách “câu giờ” mang về che mắt dân chúng và các thành phần “liên hiệp” người quốc gia. Nếu tạm ước thật sự có giá trị thì kết quả cũng vẫn là chiến tranh, bởi vì đó là một hình thức cấu kết với ngoại bang, cỗng rắn cắn gà nhà. Chính Hồ cũng tự mình nói tạm ước là bản án tử hình cho dân tộc ông mà ông đã ký, bởi ông không thể trở thành người quốc gia yêu nước, mà ông phải dùng bất cứ phương tiện gì dù tàn độc đến đâu để thực hiện mục tiêu đề ra (cứu cánh biện minh cho phương tiện). Cứu cánh hay mục đích đó là nhuộm đỏ miền Bắc, và sau đó cả nước Việt Nam, cùng tiến lên nhuôm đỏ cả Đông Dương và toàn thế giới để đến đại đồng…
2. Trên thực tế thì quốc hội Pháp đang được nắm quyền bởi phe không thân cộng (cộng sản gọi là phe hữu) nên dù muốn dù không Hồ Chí Minh vẫn là kẻ đối nghịch với Pháp, nên chiến tranh không thể tránh khỏi. Lúc này khối cộng sản tại Đông Âu đang hoành hành và là mối đe dọa khủng khiếp cho khối tự do. Việc Mỹ ủng hộ và cung cấp súng đạn cho Pháp đánh cộng sản tại Á Châu là điều cần thiết.
Ngày 19 tháng 12, 1946, Hồ Chí Minh viết“Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.” Ông viết: ” Không! chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.” Đây là một sự ngụy biện trắng trợn. Hồ không dám nói ra sự thật tại sao Pháp lại chống ông ta, và nguyên do của cuộc chiến tranh này. Ông lại ngụy biện với chiêu bài Pháp “xâm lược” để nung đúc lòng tòan dân đứng lên kháng chiến. Ông kêu gọi toàn dân “hy sinh tất cả” ngụy dưới từ yêu nước để lùa toàn dân vào cuộc chiến, nhất là rất nhiều thanh niên đã mất mạng trong cuộc chiến 1946-1954, với chiến thuật biển người.
Tóm lại cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất tại Việt Nam xảy ra từ 12/1946- 5/1954 phải gọi là cuộc chiến giữa hai phe cộng sản và quốc gia, trong đó khối cộng sản, bắt đầu xuất hiện trên chiến trường sau thế chiến thứ hai, là mối đe dọa của phe tự do. Vì quyết tâm thực hiện mục tiêu của quốc tế cộng sản đề ra mà Hồ Chí Minh đã tạo ra nguyên nhân của cuộc chiến. Sau đó Hồ lại dùng chiêu bài “chống Pháp” để lùa người yêu nước vào lò lửa chiến tranh thì phải dùng bạo lực, phải tạo chiến tranh. Bài học này có phải được rút tỉa từ những kinh nghiệm lịch sử của phe cộng sản. Lenin cướp chính quyền bên Nga?, và liền sau đó lãnh đạo Bolshevic của Lenin đã ký với Đức hiệp ước Brest – Litovst, sẵn sàng nhượng bộ một số đất đai cho Đức để mong sự hỗ trợ sau này. Có quan niệm cho rằng Hiệp Uớc Sơ Bộ 6/3/1946 có mục tiêu tương tự: làm cho Pháp thân cộng chính thức công nhận “chính phủ” vừa cướp được, và từ đó đặt nền móng cho chế độ, song song với việc giúp sức của Pháp; nhưng cuối cùng thì sự liên kết đã tan rã vì quốc hội Pháp từ 6/1946 đã thay đổi thành phần tức do phe chống cộng lãnh đạo.
Không gì chứng minh trung thực cho bằng lấy lời của Hồ Chí Minh về tội bán nước. “Hồ Chí Minh – Chiến Sĩ Cách Mạng Quốc Tế” trang 310 ghi: “Các loại kẻ thù của cách mạng trong và ngoài nước đều mong muốn chính quyền cách mạng sụp đổ, song nhân dân tuyệt đối tin tưởng Đảng và Nhà nước, vì cuộc đời chiến đấu, hy sinh của Người đã đảm bảo cho lòng tin vững chắc này như Người nói: “Tôi Hồ Chí Minh, suốt đời cùng đồng bào chiến đấu cho độc lập của Tổ quốc, không bao giờ bán nước.”” Tại sao Hồ Chí Minh tự biện hộ cho mình là không bao giờ bán nước? Thế thì có phải tiếng đồn trong dân gian đã lan rộng về hành động phản quốc của ông?
Bút Sử
No comments:
Post a Comment