Saturday

Thủ Đoạn Sửa Nội Dung Hình Ảnh hay Sai Sót?

Thủ Đoạn Sửa Nội Dung Hình Ảnh hay Sai Sót?

Từ những hình ảnh và phim chụp trong ngày 2/9/1945 được tạo dựng sửa đổi với mục đích tuyên truyền, còn nhiều hình ảnh khác cũng đã bị thay đổi nội dung, nhất là trong những hiện tượng xảy ra có tầm quan trọng trên vấn đề nói lên tội bán nước hại dân của Hồ Chí Minh(HCM). Phần trình bày sau đây với minh chứng, so sánh, và nhận xét.

Một tấm hình gây nhiều rối rắm nhất liên quan tới hiện tượng sau vụ HCM ký với đại sứ Pháp Jean Sainteny Hiệp Ước Sơ Bộ ngày 6/3/1946,. Sau ngày này thì xảy ra những lần hội họp giữa phe HCM và Thống Đốc Đông Dương Thierry d’Argenlieu tại Việt Nam. Những hình ảnh chụp vào tháng 3 tại Việt Nam, tháng 6, và trong khoảng từ tháng 7 -9, 1946, tại Pháp.
    
hình 1                                                          hình 2

hình 3 (Ho Chi Minh, William Duiker, 2000, page 426)
Hình giữa: Trên đường đến nước Pháp để tham dự hội nghị Pháp Việt tại Fontainebleau, Hồ Chí Minh ở một thời gian ngắn tại vùng nghỉ mát thuộc thành phố Biarritz để chờ kết quả cuộc bầu cử và sự hình thành của chính phủ mới tại Paris. Những người trong phái đoàn và Hồ Chi Minh đi tản bộ dọc bờ biển.
Hình dưới: Vào những ngày đầu tháng 6, 1946, đại diện nước Pháp, ông Jean Sainteny, hộ tống Hồ Chí Minh từ Biarritz đến Paris để dự hội nghị hòa bình tại Fontainebleau. Tại đây Hồ và Sainteny chờ máy bay đến tại phi trường ở Paris. Sainteny, trong hồi ký của ông ta, ghi rằng Hồ Chí Minh tỏ ra lo sợ một cách khủng khiếp về vấn đề đang xảy ra (occasion: cuộc bầu cử diễn ra mà Đảng Cộng Sản Pháp đã mất ghế).
Như trên, người ta có thể thấy HCM và Jean Sainteny trong hình 1, hình 2, hình 3 được chụp tại một chỗ với 3 kiểu khác nhau. Theo lời ghi của Duiker thì hình chụp tại Paris dựa theo hồi ký của Sainteny.

hình 4 ( Ho Chi Minh and His Vietnam, Sainteny, page 66)
Cùng một hình như hình 1, trong sách hồi ký của đại sứ Pháp Jean Sainteny có hình này. Sách được dịch từ Pháp ra Anh ngữ, ghi ở dưới hình là tại Vịnh Hạ Long (lại ghi là Along Bay thay vì Halong Bay):
Tác giả Jean Sainteny và Hồ Chí Minh trên đường đến Vịnh Hạ Long. Lên tàu Catalina ngày 24/3/1946. (Ho Chi Minh and His Vietnam, translated by Herma Briffault, 1972, Henry Regnery Company, Chicago, Illinois, page 66)

hình 5 (Ho Chi Minh and His Vietnam, Sainteny, page 66)
Cũng trong sách của Sainteny hình 5 được giải thích như sau:
Trên tàu Emile Bertin tại Vịnh Hạ Long, ngày 24/3/1946. Từ trái sang phải: Hồ Chí Minh, Jean Sainteny, Tướng Leclerc, và Thống Đốc Thierry d’Argenlieu. Đối với máy chụp hình (chỉ thấy lưng): Nguyễn Tường Tam, Bộ Trưởng Ngoại Giao của Việt Namn Dân Chủ Cộng Hòa (Ho Chi Minh and His Vietnam, Jean Sainteny, 1972, page 66)
Hình 4, HCM đội nón, mặc áo 4 túi, cầm gậy; Sainteny mặc áo choàng màu sáng. Hình 5: HCM đầu trần, nón cầm trên tay, chống gậy; Sainteny mặc bộ “suite” màu đen, trong là áo sơ mi trắng với cà vạt màu đậm.
Sách ghi hai hình trên (hình 4, hình 5) được chụp cùng ngày 24/3/1946 tại Vịnh Hạ Long. Cùng ngày cùng nơi, tại sao Sainteny mặc trang phục khác nhau trong 2 tấm hình? Chẳng lẽ vừa từ trong máy bay bước ra ngoài rồi bước đến boong tàu Emile Bertin, Sainteny đã cởi bỏ áo choàng? Hơn nữa, khí hậu miền Bắc vào cuối tháng 3 trang phục bộ “suite” như Sainteny là hợp thời, không cần phải mặc áo choàng.
Như trình bày ở phần trên, hình 3 trong sách William Duiker thì ghi rằng hình chụp tại phi trường trong thành phố Paris. Tác giả William đề là trong hồi ký của Sainteny, Sainteny ghi nhận HCM trên gương mặt tỏ ra vô cùng lo lắng khi đang bàn về Đảng Cộng Sản Pháp không còn nắm quyền quốc hội vì đã thất cử ngày 2/6/1946 vừa qua. Tháng 6 tại Paris, Sainteny mặc áo choàng cũng là hợp lý. Ba ông trong phái đoàn HCM cũng mặc áo choàng trong hình 3.
Sách của giáo sư Duiker tái bản năm 2001 cũng cùng nội dung, nhưng có thêm phần phỏng vấn Nông Đức Mạnh có phải là con của HCM và Nông Thị Ngác, sách dầy 695 trang. Sách dịch của bà Herma Briffault gồm 193 trang đơn giản. Vấn đề ở đây là ông Duiker dựa vào hồi ký Sainteny ghi ra cùng những hình ảnh, và bà Herma Briffault dịch sách Sainteny từ Pháp ra Anh. Sự sai sót cố tình hay vô ý để lại sự nhận xét cho người đọc.

hình 6 (Ho Chi Minh and His Vietnam, Sainteny, page 66)
Hồ Chí Minh và Jean Sainteny sau buổi họp với Georges Bidault (thủ tướng của chính phủ mới đắc cử) vào tháng 7, 1946. (Ho Chi Minh and His Vietnam, Jean Sainteny, 1972, page 66)
Nhận xét: Cũng có thể phe tả đã cố tình che giấu những hình ảnh tại Pháp trong nỗi lo sợ của HCM vì Hồ bị phe chính phủ mới lãnh đạo bởi thủ tướng Georges Bidault tỏ thái độ chống cộng rõ rệt. HCM khi ở Pháp gần 4 tháng, nhiều lần biểu hiện rất bối rối một cách khác thường – tương lai rất gần Pháp trở về tái chiếm chính thức để dẹp làn sóng đỏ do Hồ gây ra, và việc này đã xảy ra trên thực tế bắt đầu từ 12/1946.
Khi máy bay sắp đáp tại Le Bourget, những người ra đón HCM gồm các phe cộng sản và xã hội, đẫn đầu là ông Marius Moutet, Bộ Trưởng Thuộc Địa.
Trong hồi ký, Sainteny ghi:
I looked at my guest. All the blood had gone from his face. His eyes shone, and he was so tight in the throat that although he obviously wanted to say something to me he could not get the words out. When the plane came to rest on the runway, he clutched my shoulder hard, “Whatever you do, don’t leave me,” he said. “There are so many people here!”(Ho Chi Minh, A Political Biography, Jean Lacouture, 1968, page145)
Tôi nhìn ngay người khách của tôi (HCM). Hết cả máu đã biến mất trên gương mặt ông ta. Mắt ông ta trợn lên, và cổ họng của ông căng cứng lại mặc dù ông rất muốn nói một điều gì với tôi nhưng không lời nào ra được. Khi máy bay hạ cánh, ông ta nắm chộp vai tôi thật mạnh nói “Dù thế nào, xin đừng bỏ tôi. Tại đây nhiều người quá!”

hình 7 (hình trên báo cộng sản)
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Hải ngoại Pháp Marius Moutet ký bản tạm ước Việt – Pháp ngày 14-9-1946.Tạm ước 14/9/1946: Hòa để tiến. Bài đã được xuất bản.: 12/09/2011 09:00 GMT+7 , Tác giả: Vũ Khoan.http://tuanvietnam.vietnamnet.vn
Bài viết của ông Vũ Khoan (có phải là người từng giữ chức Phó Thủ Tướng phụ trách kinh tế của nhà nước cộng sản?) về tạm ước 14/9/1946 có hình và phụ đề như trên. Thật ra thì hình trên không thể là Moutet. Ông Marius Moutet thì già hơn Bidault, tóc bạc trắng cả đầu.
9ab69fed-5df0-4fb5-a089-26474c92c093_zps15abd37d
Một chứng minh không thể chối cãi. Cũng tại chỗ này, khung cảnh này, một tấm hình khác được chụp ghi rõ vào ngày 4/7/1946, Hồ Chí Minh, chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, ký tên vào sổ lưu niệm khách đến viếng Tòa Thị Chánh tại Paris.
(Vietnam A Complete Photographic History, Michael Maclear and Hall Buell, 2003, page 10)
Hình tại Tòa Thị Chánh chụp ngày 4/7/1946 xảy ra ban ngày có nhiều người tham dự.  Ngược lại, tạm ước Modus Vivendi ký giữa HCM và Marius Moutet lúc khoảng 1 giờ khuya ngày 14/9/1946 (rạng ngày 15) khi HCM sắp sửa về lại Việt Nam.
hình 8, Hồ Chí Minh (left) Marius Moutet (right) 1946
Tạm ước không giá trị này Moutet ký một cách miễn cưỡng mà HCM bộp chộp ép buộc Moutet ký trong hoàn cảnh hết sức bi đát của ông ta. Trong nước các đồng chí của Hồ và thành phần người quốc gia đối lập càng lúc càng chống đối sau vụ Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/1946. Hồ không muốn về tay không mà mang cái tạm ước 14/9/1946 này về “câu giờ” cũng như làm dịu bớt thành phần đang phẫn nộ trước khi chiến tranh với Pháp trong thế bị Pháp tấn công.
“Don’t let me go back empty handed,” he kept saying; “arm me against my own extremists.” The discussions reached their climax on September 13 and 14. On the evening of the 14th, Moutet went home, feeling quite disheartened. At about midnight he received a telephone call. It was Ho Chi Minh…Moutet felt too weak to endure any more at present. “I’ll see you tomorrow,” he said, for the sake of peace and quiet. But an hour later the telephone rang again: “I’m on my way to you, all ready to sign…” (Ho Chi Minh, A Political Biography, Jean Lacouture, 1968, page 154).
“Đừng để tôi về tay không,” ông ta (HCM) tiếp tục nói; “bảo vệ tôi chống lại những kẻ cực đoan thuộc phía chúng tôi.” Những bàn luận đến hồi kết thúc vào ngày 13 và 14 tháng 9. Vào buổi chiều ngày 14, Moutet về nhà, ông cảm thấy khá chán nãn. Vào khoảng nửa đêm ông nhận một điện thoại. Đó là Hồ Chí Minh… Moutet cảm thấy quá mệt mỏi không thể chịu một cái gì đến nữa ngay lúc này. Ông trả lời: “Tôi sẽ gặp ông ngày mai,” với lý do ông chỉ muốn được yên ổn. Nhưng một tiếng đồng hồ sau điện thoại lại reo: “Tôi đang trên đường đến gặp ông, tất cả đã sẵn sàng để ký tên…”
Có những sách còn diễn tả ông Moutet ký tạm ước Modus Vivendi 14/9/1946 ngay tại đầu giường ngủ của ông trong đêm quá khuya đó. Ông Vũ Khoan dù có muốn cho người đọc thấy tạm ước đó ký một cách danh chánh ngôn thuận thì cũng vẫn là một hành động bán nước của HCM, bởi trong tạm ước này có những điều khoản tương tự như Hiệp Ước Sơ Bộ. Người ta không khai thác nội dung tạm ước 14/9/1946 vì nó không có giá trị pháp lý.
Tóm lại, chúng ta cần phải cẩn thận khi đọc những nguồn tin. Cộng sản quan niệm rằng trồng người phải trồng 100 năm. Chính sách tuyên truyền, tạo dựng, xuyên tạc lịch sử mỗi ngày cứ lải nhải, dù đó là sai nhưng nghe mãi đến độ chấp nhận như thật. Ngay cả thành phần người quốc gia cũng vậy, đã có những quan niệm đi theo chiều hướng tạo dựng lịch sử của phe cộng một cách vô tình.
Bút Sử
Jan 07, 2014
Sources: Ho Chi Minh and His Vietnam, Jean Sainteny, translated by Herma Briffault, 1972; Ho Chi Minh, A Political Biography, Jean Lacouture, 1968; Ho Chi Minh, William Duiker, 2000; tuanvietnam.vietnamnet.vn; Vietnam A Complete Photographic History, Michael Maclear and Hall Buell, 2003;  Getty Images.

No comments:

Post a Comment