Hội Nghị Fontainebleau
HCM và Sainteny tại phi trường tại Pháp, ngồi chờ máy bay. Sainteny có nhiệm vụ hộ tống Hồ từ Biarritz tới Paris để dự hội nghị tại Fontainebleau. HCM tỏ ra rất lo sợ mà Sainteny đã ghi ra trong sách hồi ký của ông ta
Linh mục thiên cộng Cao Văn Luận đã từng sống bên Pháp vào thập niên 40, 50. Năm 1965, ông có viết cuốn “Bên Giòng Lịch Sử 1940-1965”. Nhận thấy ông đã trình bày không trung thực những gì đã xảy ra trong giai đọan Hồ Chí Minh qua Pháp vào 1946, nên bài viết này xin đưa ra những phản biện cùng những minh chứng từ các tài liệu lịch sử về Hồ Chí Minh.
Ngày Cát-To-Duy-Ê ( 14/ 7) 1946: Cụ Hồ thành Quốc Khách của Pháp.
Khi viết câu này, tác giả ngụ ý cho rằng nước Pháp tiếp đón Hồ Chí Minh trọng thể. Thật ra thì trong tiếng Pháp gọi là “protocole”, một nguyên tắc bắt buộc phải có khi tiếp đón bất cứ vị nguyên thủ nào của một nước (lúc này ông Hồ đại diện miền Bắc Việt Nam).
Tấm hình trên cho của Getty Images cho thấy Hồ bị Bidault cho ra đứng hàng ghế phía sau, không được ngang hàng với các lãnh tụ đứng chung với Bidault ngay ngày Lễ Độc Lập của Pháp 14/7/1946. Đây phải chăng là một hình thức “tuyên chiến” gián tiếp với người quốc tế cộng sản đang làm náo loạn tại Việt Nam?Hồ Chí Minh có được các lãnh đạo nước Pháp tôn trọng không ? Thái độ của họ đối với Hồ như thế nào? Đó mới là vấn đề quan trọng mà ông Cao Văn Luận cần trình bày với lý lẽ chứ không thể viết suông, hay áp đặt, đổ tội, lên án người khác rồi thôi.
Nhờ những cuộc vận động khôn khéo, dần dà cụ Hồ trở thành thượng khách của chính phủ Pháp, của nước Pháp.
Ông Hồ vận động gì? Tại sao phải vận động? Đúng ra thì phải giải nghĩa là Hồ Chí Minh bắt đầu qua Pháp từ ngày 31/5/1946. Hồ bắt tay ngay vào việc “vận động” nghĩa là tìm gặp những thành phần thuộc Đảng Xã Hội và Đảng Cộng Sản, những bạn bè ông quen trước đây vào thập niên 20 khi ông gia nhập Đảng Cộng Sản Pháp. Ông muốn họ làm mọi cách để quốc hội và chính phủ Pháp chấp nhận ông, nghĩa là tuyên bố nhìn nhận “Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” mà ông đã dựng lên từ 2/9/1945 nhờ công cướp chính quyền do ông lãnh đạo. Việc này nằm trong nội dung của Hiệp Ước Sơ Bộ mà Hồ đã ký với Sainteny vào 6/3/1946.
Đang ở Pháp vào tháng 6/1946, Hồ biết thành phần quốc hội lúc đó được dân bầu chọn đa phần là phe hữu nên việc chấp nhận Hiệp Ước Sơ Bộ tại Hội Nghị Fontainebleau khó đạt kết quả, mặc dù trong hiệp ước đó mời gọi và cho đặc quyền đặc lợi để Pháp hợp tác cùng Hồ cai trị Việt Nam. Nó thất bại vì thống đốcd’Argenlieu (trách nhiệm cả Đông Dương) thấy ra âm mưu “nhuộm đỏ” của Hồ trong hiệp ước khi có điều khỏan “thống nhất ba kỳ“ . Trước khi bay qua Pháp để dự hội nghị Fontainebleau, d’Argenlieu đã có mặt tại Hội Nghị Đà Lạt. Hội Nghị này mục đích ông không chỉ bàn riêng hai nước Bắc Việt và Pháp mà ông quy tụ các nước khác như Miên, Lào, và Nam Việt Nam để họ có ý kiến. Tại Fontainebleau thì Phạm Văn Đồng, đại diện phái đòan, đã không hề đề cập tới hai nước láng giềng khi muốn Pháp trở thành liên hiệp với Việt Nam. Việc thất bại của Hội Nghị Fontainebleau là chuyện không tránh khỏi.
Quan trọng hơn cả là chính phủ lãnh đạo bởi Georges Bidault vào lúc này đã thẳng thắn chống Hồ Chí Minh vì Hồ là một lãnh đạo thuộc khối đệ tam quốc tế cộng sản.
… ông Bidault là một người có tinh thần thực dân và khinh miệt người Việt Nam lộ liễu. Trong việc sắp xếp chỗ ngồi trong ngày quốc khánh Pháp, cụ Hồ đòi ngồi ngang hàng với ông Bidault, nhưng ông Bidault nhất định không chịu như vậy. Cuối cùng ban nghi lễ phải sắp nhiều khán đài gần nhau, nhưng cái cao cái thấp, hơn kém nhau vài phân. Cụ Hồ được sắp ngồi cũng tạm gọi là ngang hàng với ông Bidault trên khán đài riêng, thấp hơn khán đài ông Bidault vài phân, nhưng ở xa thì thấy ngang nhau.
Vụ này xảy ra ngay ngày lễ Quốc Khánh của nước Pháp,14/7/1946. Tác giả Cao Văn Luận kể lại không sai, nhưng người ta thấy hình trên ông Hồ đứng khá xa hàng ghế danh dự. Đó cũng nói lên sự không tôn trọng chút nào của thủ tướng Bidault đối với người cộng sản Hồ Chí Minh – ngồi ngang hàng với một tên cộng sản sừng sỏ có hơn 30 năm họat động với Nga Tàu, một tay sai đắc lực của Nga Tàu, đối với ông như thế là mất danh dự và nhục thể quốc gia ông đang đại diện chăng? Hơn nữa, tại nước Pháp của ông hiện lúc đó Đảng Cộng Sản và Xã Hội, nói chung là phe tả, đang hòanh hành mà ông là đối thủ của họ. Thái độ cứng rắn và khinh thường đối phương của Bidault là dấu hiệu cho ông Hồ biết là công việc của các ông cộng sản Việt Nam đang họp bàn tại Fontainebleau chẳng đi đến đâu mà chỉ có hậu quả tệ hại.
Vì vậy cụ Hồ muốn mang về nước ít ra một thỏa ước nào minh bạch hơn là một bản thông cáo không có giá trị gì hết. Cụ chỉ còn trông cậy vào một con đường: ký với Bộ Pháp Quốc Hải Ngoại, tức là bộ Thuộc Địa Pháp, một thỏa ước kiểu đó. Dĩ nhiên đây là một thiệt thòi nhục nhã cho Chính phủ Việt Minh: quốc trưởng một quốc gia, dù nhỏ bé không thể nào hạ mình ký kết với một bộ trưởng, lại là bộ trưởng bộ Thuộc Địa.
Làm như vậy đương nhiên cụ Hồ nhận chịu cho Việt Nam làm xứ thuộc địa, chấp nhận uy quyền của thực dân Pháp và riêng cụ trở thành bề dưới của Marius Moutet, bộ trưởng bộ Thuộc Địa Pháp.
Làm như vậy đương nhiên cụ Hồ nhận chịu cho Việt Nam làm xứ thuộc địa, chấp nhận uy quyền của thực dân Pháp và riêng cụ trở thành bề dưới của Marius Moutet, bộ trưởng bộ Thuộc Địa Pháp.
Bề nào thì Hồ Chí Minh và tập đòan kể cả linh mục Cao Văn Luận vẫn bị coi là thành phần cõng rắn cắn gà nhà, vì bảo vệ quyền lợi Đảng mà sẵn sàng làm thân nô lệ ngọai bang. Ông Luận lên án Hồ Chí Minh điểm này nhưng tại sao lại bằng lòng cho ông Hồ vận động muốn Pháp chấp nhận Hiệp Ước Sơ Bộ? Hiệp Ước này nếu thực hiện thì đúng là một hành động phản quốc, bán nước, vì đó không gì hơn là muốn Pháp tiếp tục cai trị bên cạnh chính phủ Việt Minh, cùng nhau chia chát quyền lợi trên dân tộc Việt Nam. Sau vụ ký hiệp ước này, dân chúng gọi ông là “Hồ Chí Minh bán nước” mà chính Hồ cũng nhiều lần tự phân giải trong lý lẽ khó chấp nhận được.
Ông Bidault và quốc hội trên nguyên tắc quyền hành còn rộng hơn bộ trưởng thuộc địa Moutet, thế mà họ đã tẩy chay phái đoàn PhạmVăn Đồng, nghĩa là yêu sách của phe Hồ Chí Minh muốn Pháp tiếp tục ở Việt Nam cai trị đã không có kết quả gì hết, thì ông Moutet với cái văn bản Modus Vivandi ký với Hồ, 14/9/1946, chỉ là một xảo kế mang về gạt dân trong nước để cầm cự và câu giờ.
Tác giả đã mâu thuẫn ở nhiều điểm khi lập luận cho rằng Hồ Chí Minh “chấp nhận uy quyền của thực dân Pháp và riêng cụ trở thành bề dưới của Marius Moutet.”
Linh mục Luận biết chính phủ Pháp đã không muốn làm theo yêu cầu của Hồ Chí Minh là cùng Pháp hợp tác cai trị Việt Nam thì lấy tư cách gì để Hồ Chí Minh được làm “bề dưới” của Marius Moutet, chỉ là một bộ trưởng? Ông Hồ khi ký Hiệp Ước Sơ Bộ với Sainteny (lúc đó quốc hội do Pháp cộng nắm quyền) là đương nhiên Hồ nhận chịu cho Việt Nam làm xứ thuộc địa rồi; nhưng trên thực tế thì không phải vậy. Nói đúng hơn thì sau thế chiến 2, Pháp đã không còn xem vấn đề thuộc địa là hàng đầu nữa, mà theo chính sách chung của thế giới, và của cố tổng thống Hoa Kỳ Roosevelt, Pháp lúc này hầu như đã trả lại tất cả chủ quyền và độc lập cho các nước bị Pháp thuộc địa trước kia. Nếu chính phủ Pháp cộng còn tồn tại thì dĩ nhiên sẵn sàng chấp nhận nội dung Hiệp Ước Sô Bộ, và tại Fontainebleau chính thức hoá nó để cùng phe Hồ cai trị Việt Nam, không phải thực dân mà công tác mới là nhuộm đỏ Đông Dương.
Bởi vì lo ngại tình thế đó có thể xảy ra tại Việt Nam nên phe de Gaule, Bidault, d’Argenlieu đã vận động và hành động đúng lúc để phe cánh hữu nắm chính quyền. Nếu tại Việt Nam xảy ra hiện tượng Pháp cộng, Việt cộng hoành hành thì miền Nam không thể tránh khỏi nhuộm đỏ, sau đó lan dần cả Miên, Lào, Thái Lan…Nhưng phe cánh hữu bên Pháp không phải họ chỉ lo Đông Dương bị nhuộm đỏ mà nơi bị nhuộm đỏ trước là ngay tại nước Pháp. Làn sóng đỏ của Stalin tại Âu Châu còn khủng khiếp nhiều lần hơn của Hồ Chí Minh.
Cái lo của d’ Argenlieu khi đọc xong Hiệp Ước Sơ Bộ ký ngày 6/3/1946 đã làm ông tức tốc có thái độ với phe Hồ. Thống đốc d’ Argenlieu đã tỏ ý không chấp nhận hiệp ước đầy âm mưu thâm độc này tại Hà Nội khi gặp Hồ Chí Minh ngày 19/5/1946. Trong hiệp ước ghi việc “thống nhất ba kỳ” có nghĩa là , theo ông d’ Argenlieu, giao trọn miền Trung và Nam cho cộng sản. Vụ Hồ ra lệnh bắt dân treo đèn, hoa giăng đầy đường rồi tuyên bố là dân ủng hộ Hồ Chí Minh đến độ làm lễ sinh nhật trịnh trọng đến thế, cũng có thể là cách Hồ đo lường phản ứng của d’ Argenlieu. Cuối cùng thì sự cứng rắn của ông thống đốc trước sau như một.
Khi chạm trán với Phạm Văn Đồng tại hội nghị Fontainebleau, d’ Argenlieu và họ Phạm đã có cuộc công kích sôi nổi mà sách báo viết về lịch sử đã ghi nhận. Phe Hồ còn bị phe thủ tướng mới nhiệm chức Bidault chống đối ra mặt, và hành động này linh mục Luận cho là “khinh miệt người Việt Nam lộ liễu.”, mà ông không dám viết là khinh miệt ông Hồ lộ liễu.
Có phải hành động đúng mức và kip thời của d’ Argenlieu tại Việt Nam đã đánh động và ảnh hưởng luôn tới sự chọn lựa những đại biểu quốc hội vào 6/1946? Nhiều sách sử ghi lại nội dung cuộc họp tại Fontainebleau bàn về nội bộ nước Pháp và một số vấn đề khác, cố tình bỏ qua chuyện Hiệp Ước Sơ Bộ của phe Hồ là hợp lý. Phe cánh hữu đã thành công đạp đổ phe tả thì không ai muốn mất thời giờ bàn về những chương trình của phe tả.Việc chính trường Pháp có khủng hỏang trong giai đọan tháng 6 này xảy ra khi các khối Đảng Xã Hội, Đảng Cộng Sản, và Mặt Trận Bình Dân (Bidault) đang tranh giành đã làm Hồ Chí Minh khi qua Pháp phải chờ đợi, và Sainteny được lệnh làm hộ tống viên cho Hồ. Ngày 2/6/1946, Đảng phái phe tả đã không nắm đa số ghế trong quốc hội.
Sự thành công của phe hữu, tức Bidault, đã làm Hồ Chí Minh mất ăn mất ngủ, lộ hẳn nét âu lo mà tác giả linh mục Cao Văn Luận cũng đã diễn tả trong sách. Ông Luận rất hối tiếc là mục đích Hồ ở lại 4 tháng bên Pháp để vận động cố gắng lôi kéo chính phủ Pháp về phe tả để cùng Hồ nằm trong “liên hiệp Pháp” cai trị Việt Nam đã hoàn toàn thất bại; nhưng tác giả nhấn mạnh ở điểm ông cho rằng Hồ Chí Minh không cần Pháp công nhận (recognize) mà cái quan trọng nhất là Pháp giúp ông để “thống nhất ba kỳ” mà trong hiệp ước đã đề ra. Đây nói ra ý đồ bất chánh là muốn biến cả nước Việt Nam thành chư hầu quốc tế cộng sản càng sớm càng tốt mà d’ Argenlieu đã tiên đoán.
Trở lại vụ quá khuya Hồ Chí Minh tới nhà bộ trưởng Marius Moutet, trước khi trở về Việt Nam, ký ngay trên đầu giường bản văn mà một số sách báo Đảng gọi là “tạm ước 14 tháng 9, 1946”. Đây chỉ là cái cớ mà chính Hồ cũng xác nhận là “tạm ước còn hơn là không có điều ước gì cả” khi bị báo chí quốc tế phỏng vấn. Thật ra thì đó là cách để câu giờ rồi dùng nó như sự xoa diụ những làn sóng phẫn nộ trong dân chúng bắt đầu từ ngày Hồ ký hiệp ước với Sainteny mà ông ta bị cái nhãn hiệu là “Hồ Chí Minh bán nước”. Mặt khác, phe cánh Hồ tương kế tựu kế để đối phó với chính phủ Pháp.Trong vài ngày cuối tại Pháp, những nhân vật lãnh đạo như tướng Salan, đại sứ Sainteny, bộ trưởng Moutet đã nói thẳng cho Hồ biết là nước Pháp không tha cho Hồ và chiến tranh sẽ xảy ra một ngày không xa.
Sau vụ thất bại, phe Hồ đã ra một thông báo. Các khối chính đảng trong nước đã nắm tình hình tại hội nghị Fontainebleau nên Hồ rất lo sợ sự chống đối. Việc này làm Hồ và tập đòan lo ngại, mà ông Luận cho là “các phần tử quá khích rục rịch nổi lên chống lại Việt Minh khi hay tin hội nghị Fontainebleau thất bại…” Sau vụ ký Hiệp Ước Sơ Bộ, phe quốc gia có ông Vũ Hồng Khanh cũng tìm cách rời bỏ “chính phủ liên hiệp” vì thấy ra âm mưu của Hồ; hơn nữa, có tài liệu cho thấy Vũ Hồng Khanh bị lợi dụng, trong thế bị ép buộc ký chung với Hồ Chí Minh (phe Việt Minh bỏ phiếu chọn Vũ Hồng Khanh, sách Con Rồng Việt Nam của cựu quốc trưởng Bảo Đại). Nguyễn Tường Tam cũng được Hồ chọn đi theo phái đoàn Phạm Văn Đồng qua Pháp dự hội nghị Fontainebleau, nhưng ông Tam đã nhận ra con người thật của Hồ nên tẩu thoát qua Tàu.
Chiến tranh xảy ra. Kẻ bị tấn công là lãnh tụ quốc tế cộng sản Hồ Chí Minh và tập đoàn cộng sản, không phải dân chúng Việt Nam. Lời kêu gọi “toàn quốc kháng chiến chống Pháp thực dân xâm lược” của Hồ Chí Minh, rất tiếc có hiệu quả khi toàn dân lúc đó, nói theo ông Hồ Chí Minh, là 95% mù chữ. Mù chữ Việt Nam thì làm sao biết được những gì xảy ra trên thế giới, làm sao hiểu ra bản chất của chủ nghĩa và con người cộng sản, và hơn hết là Hồ Chi Minh mờ mờ ảo ảo, ẩn hiện trong lớp áo “yêu nước” một “cộng sản quốc gia” đã làm rất nhiều người bị lầm lẫn, bị lôi cuốn vào quỹ đạo độc hại không lối thoát.
Bút Sử
No comments:
Post a Comment