Hồ Chí Minh với bí danh Hồ Quang
Rời Moscow bằng đường xe lửa vào khoảng đầu mùa thu 1938, Hồ Chí Minh lúc này còn bí danh là Nguyễn Ái Quốc (NAQ) trên đường hướng về vùng đông để đến Trung Quốc. Giai đoạn từ 1938 đến 1940, ông ta có thêm tên là Hồ Quang. Phần tài liệu sau đây ghi nhận tại sao NAQ đổi tên là Hồ Quang và những gì trải qua khi NAQ làm công tác trong khối quốc tế cộng sản.
Ho Chi Minh by Wiilam J. Duiker. Tại Tây An (Xian), NAQ gặp Wu Xuiquan đại diện Hồng Quân (cộng sản Trung Hoa) tại điểm tiếp xúc (contact point), nơi tiếp đón người từ Liên Sô. Wu hộ tống NAQ đến Diên An (Yan’an) qua những chặng đường gian nan cùng nhiều đoàn người khác. Trong số những đoàn người có quân Trung Hoa Quốc Gia/Quốc Dân Đảng (Kuomingtang troops). NAQ phải giả dạng người bảo vệ đoàn xe ngựa chở hàng.
Tại sao NAQ lại lo sợ khi gặp đoàn quân Quốc Dân Đảng? Bởi vì họ là thù địch với phe cộng sản.
Đang đối phó với Nhật xâm chiếm Trung Hoa nên hai bên bề mặt phải cùng hợp tác. Tại Diên An vào 1938 tràn ngập Hồng Quân (200,000 PLA troops), đại đa số phải ở trong những nhà hầm (caves). Là một nhân vật quốc tế cộng sản quan trọng, NAQ được sắp xếp ở một phòng trong một villa khá rộng mà sau này Mao Trạch Đông chiếm cứ. Cũng tại Diên An, NAQ gặp khá nhiều người cộng sản Trung Hoa mà ông ta đã biết trước đây tại Moscow.
Sau khi tại Diên An hai tuần lễ, NAQ trên đường về hướng nam cùng đoàn quân bộ hành cộng sản cầm đầu bởi chỉ huy trưởng Ye Jianying. Sự nguy hiểm không phải chỉ từ người Nhật, mà còn những người khác nữa (from elsewhere). Ở đây, tác giả Duiker muốn nói đến quân Quốc Dân Đảng của phe Tưởng Giới Thạch, và thành phần cộng sản phe Leon Trotsky đang là thù địch với Stalin cấp lãnh đạo của NAQ.
Although the united front between the CCP and Chiang Kai-shek’s Nationalist Government had been in operation for over a year, the truce was a fragile one, and was not always observed with scrupulous care by the local Kuonintang authorities ( page 231)
Mặc dù có sự liên minh giữa Đảng Cộng Sản Trung Hoa (CCP-Chinese Communist Party) và Chính Phủ Quốc Gia Tưởng Giới Thạch trong hơn một năm, sự ngưng chiến là điều mỏng manh, và người thẩm quyền trong quân đội Trung Hoa Quốc Gia không phải lúc nào cũng quan sát kỹ lưỡng.
Cũng vì lý do hai bên còn xung đột âm ỉ mà NAQ phải đổi tên họ. Hơn nữa, NAQ là người Việt Nam thủ lãnh của Đảng Cộng Sản Đông Dương.
To disguise his identity, Quoc adopted the Chinese name Hu Guang and posed as the orderly of a senior officer traveling with the group. According to Communist sources, during the course of their journey government troops periodically harassed the caravan until nearby PLA units forced them to withdraw (page 231)
Để ngụy trang không bị nhận dạng, Quốc nhận mình là người Trung Hoa với tên Hồ Quang và với vị trí là sĩ quan trực nhật thâm niên đang cùng đi với đoàn người. Theo những nguồn tài liệu Cộng Sản, trong quá trình các chặng đường, quân chính phủ thường hay sách nhiễu đoàn người cho đến khi đến gần những đơn vị của Hồng Quân thì họ bị ép phải rời khỏi.
Vào tháng 7/1939, NAQ dạn dĩ viết một văn bản “báo cáo” về Trung Ương Đảng ở Liên Sô. Trong thư đề nghị nên mềm dẻo với thành phần tư bản, không liên kết với khối Trotsky và triệt hạ thế đứng của họ, ủng hộ Mặt Trận Bình Dân (Popular Front) tại Pháp, và phải giữ liên hệ chặt chẽ với Đảng Cộng Sản Pháp.
Trong “Năng Động Hồ Chí Minh” của Thép Mới,(trang 13), thì ghi là ” Theo đồng chí Nguyễn Khánh Toàn sau này cũng đến làm việc ở Diên An, Bác Hồ ở Diên An ngụ tại “nhà hầm” khu vườn táo.” Điều này ngược lại với giáo sư Duiker là NAQ ở tại khu Vườn Táo villa rộng 7 phòng – Quoc was housed in the Apple Garden (Tao Yuan), a relatively spacious seven-room villa later to be occupied by CCP Chairman Mao Zedong,( page 230).
Đến Côn Minh vào 4/1940. NAQ lấy tên là Già Trần và gặp mặt Phạm Văn Đồng cùng Võ Nguyên Giáp. Già Trần viết một lá thư đến giới chức tại Diên An giới thiệu Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp đến đó để học về quân sự và chỉ huy. Giấy giới thiệu ký tên Hồ Quang và cử anh Cao Hồng Lĩnh là người đã từng đến Diên An đưa đường cho hai anh lên đó (trang 21).
Sau khi hợp tác với phe Quốc Dân Đảng, Hồng Quân của cộng sản Trung Hoa đổi tên thành Bát Lộ Quân.
Năm 2003, Bảo Tàng Hồ Chí Minh tại Hà Nội cho ra cuốn sách “Những Tên Gọi, Bí Danh, Bút Danh của Chủ Tịch Hồ Chí Minh” có ghi phần Hồ Quang. Tất cả gồm 174 tên họ, cộng thêm hơn 30 tên chưa vào danh sách vì đang nghiên cứu. Hồ Quang là tên thứ 76, (trang 50):
76. Hồ Quang, 1938. Bí danh của Nguyễn Ái Quốc khi Người hoạt động ở Trung Quốc từ cuối năm 1938 nhờ mối liên hệ giữa Đảng Cộng Sản Liên Xô và Đảng Cộng Sản Trung Quốc, mùa thu năm 1938, từ Matxcơva Người đi Trung Quốc. Tại Lan Châu thủ phủ tỉnh Cam Túc (tây bắc Trung Quốc), văn phòng giải phóng quân đã chuẩn bị cho Người quân phục phù hiệu Bát Lộ Quân, quân hàm thiếu tá và giấy tờ mang tên Hồ Quang.
Bút Sử
Sources: Ho Chi Minh, William J. Duiker, 2000; Năng Động Hồ Chí Minh, Thép Mới, 1990; Những Tên Gọi, Bí Danh, Bút Danh của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, 2003.
Ho Chi Minh by Wiilam J. Duiker. Tại Tây An (Xian), NAQ gặp Wu Xuiquan đại diện Hồng Quân (cộng sản Trung Hoa) tại điểm tiếp xúc (contact point), nơi tiếp đón người từ Liên Sô. Wu hộ tống NAQ đến Diên An (Yan’an) qua những chặng đường gian nan cùng nhiều đoàn người khác. Trong số những đoàn người có quân Trung Hoa Quốc Gia/Quốc Dân Đảng (Kuomingtang troops). NAQ phải giả dạng người bảo vệ đoàn xe ngựa chở hàng.
Tại sao NAQ lại lo sợ khi gặp đoàn quân Quốc Dân Đảng? Bởi vì họ là thù địch với phe cộng sản.
Đang đối phó với Nhật xâm chiếm Trung Hoa nên hai bên bề mặt phải cùng hợp tác. Tại Diên An vào 1938 tràn ngập Hồng Quân (200,000 PLA troops), đại đa số phải ở trong những nhà hầm (caves). Là một nhân vật quốc tế cộng sản quan trọng, NAQ được sắp xếp ở một phòng trong một villa khá rộng mà sau này Mao Trạch Đông chiếm cứ. Cũng tại Diên An, NAQ gặp khá nhiều người cộng sản Trung Hoa mà ông ta đã biết trước đây tại Moscow.
Sau khi tại Diên An hai tuần lễ, NAQ trên đường về hướng nam cùng đoàn quân bộ hành cộng sản cầm đầu bởi chỉ huy trưởng Ye Jianying. Sự nguy hiểm không phải chỉ từ người Nhật, mà còn những người khác nữa (from elsewhere). Ở đây, tác giả Duiker muốn nói đến quân Quốc Dân Đảng của phe Tưởng Giới Thạch, và thành phần cộng sản phe Leon Trotsky đang là thù địch với Stalin cấp lãnh đạo của NAQ.
Although the united front between the CCP and Chiang Kai-shek’s Nationalist Government had been in operation for over a year, the truce was a fragile one, and was not always observed with scrupulous care by the local Kuonintang authorities ( page 231)
Mặc dù có sự liên minh giữa Đảng Cộng Sản Trung Hoa (CCP-Chinese Communist Party) và Chính Phủ Quốc Gia Tưởng Giới Thạch trong hơn một năm, sự ngưng chiến là điều mỏng manh, và người thẩm quyền trong quân đội Trung Hoa Quốc Gia không phải lúc nào cũng quan sát kỹ lưỡng.
Cũng vì lý do hai bên còn xung đột âm ỉ mà NAQ phải đổi tên họ. Hơn nữa, NAQ là người Việt Nam thủ lãnh của Đảng Cộng Sản Đông Dương.
To disguise his identity, Quoc adopted the Chinese name Hu Guang and posed as the orderly of a senior officer traveling with the group. According to Communist sources, during the course of their journey government troops periodically harassed the caravan until nearby PLA units forced them to withdraw (page 231)
Để ngụy trang không bị nhận dạng, Quốc nhận mình là người Trung Hoa với tên Hồ Quang và với vị trí là sĩ quan trực nhật thâm niên đang cùng đi với đoàn người. Theo những nguồn tài liệu Cộng Sản, trong quá trình các chặng đường, quân chính phủ thường hay sách nhiễu đoàn người cho đến khi đến gần những đơn vị của Hồng Quân thì họ bị ép phải rời khỏi.
Vào tháng 7/1939, NAQ dạn dĩ viết một văn bản “báo cáo” về Trung Ương Đảng ở Liên Sô. Trong thư đề nghị nên mềm dẻo với thành phần tư bản, không liên kết với khối Trotsky và triệt hạ thế đứng của họ, ủng hộ Mặt Trận Bình Dân (Popular Front) tại Pháp, và phải giữ liên hệ chặt chẽ với Đảng Cộng Sản Pháp.
Trong “Năng Động Hồ Chí Minh” của Thép Mới,(trang 13), thì ghi là ” Theo đồng chí Nguyễn Khánh Toàn sau này cũng đến làm việc ở Diên An, Bác Hồ ở Diên An ngụ tại “nhà hầm” khu vườn táo.” Điều này ngược lại với giáo sư Duiker là NAQ ở tại khu Vườn Táo villa rộng 7 phòng – Quoc was housed in the Apple Garden (Tao Yuan), a relatively spacious seven-room villa later to be occupied by CCP Chairman Mao Zedong,( page 230).
Đến Côn Minh vào 4/1940. NAQ lấy tên là Già Trần và gặp mặt Phạm Văn Đồng cùng Võ Nguyên Giáp. Già Trần viết một lá thư đến giới chức tại Diên An giới thiệu Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp đến đó để học về quân sự và chỉ huy. Giấy giới thiệu ký tên Hồ Quang và cử anh Cao Hồng Lĩnh là người đã từng đến Diên An đưa đường cho hai anh lên đó (trang 21).
Sau khi hợp tác với phe Quốc Dân Đảng, Hồng Quân của cộng sản Trung Hoa đổi tên thành Bát Lộ Quân.
Năm 2003, Bảo Tàng Hồ Chí Minh tại Hà Nội cho ra cuốn sách “Những Tên Gọi, Bí Danh, Bút Danh của Chủ Tịch Hồ Chí Minh” có ghi phần Hồ Quang. Tất cả gồm 174 tên họ, cộng thêm hơn 30 tên chưa vào danh sách vì đang nghiên cứu. Hồ Quang là tên thứ 76, (trang 50):
76. Hồ Quang, 1938. Bí danh của Nguyễn Ái Quốc khi Người hoạt động ở Trung Quốc từ cuối năm 1938 nhờ mối liên hệ giữa Đảng Cộng Sản Liên Xô và Đảng Cộng Sản Trung Quốc, mùa thu năm 1938, từ Matxcơva Người đi Trung Quốc. Tại Lan Châu thủ phủ tỉnh Cam Túc (tây bắc Trung Quốc), văn phòng giải phóng quân đã chuẩn bị cho Người quân phục phù hiệu Bát Lộ Quân, quân hàm thiếu tá và giấy tờ mang tên Hồ Quang.
Bút Sử
Sources: Ho Chi Minh, William J. Duiker, 2000; Năng Động Hồ Chí Minh, Thép Mới, 1990; Những Tên Gọi, Bí Danh, Bút Danh của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, 2003.
No comments:
Post a Comment