Ông ta (Hồ Chí Minh) quả quyết với họ (người Pháp) “và cả thế giới” rằng Việt Nam từ bắc tới nam sẽ trở thành tro bụi, ngay cả nếu nó có nghĩa cuộc sống của mỗi người đàn ông, đàn bà, và trẻ con, và rằng chính sách của chính phủ ông ta là một loại “tiêu thổ tới cùng.” Câu nói này từ người mà ông ta là sư tổ của loại ngoại giao lưu manh gian hùng. Tôi biết, đó không là một đe dọa vu vơ, và tôi vẫn nhớ mãi nó tới bây giờ một cách sinh động. Những dòng ghi trên được dịch ra từ cuốn “Why Vietnam”, tác giả Archimedes Patti (page 4), nguyên chỉ huy trưởng tình báo OSS của Hoa Kỳ về buổi đối thoại với Hồ Chí Minh (HCM) tại Hà Nội vào đầu tháng 8, 1945. Như vậy HCM đã đoán biết Pháp quay đầu trở lại tái chiếm Đông Dương, ngay lúc này Hồ đã chuẩn bị chiến tranh.
Archimedes Patti
Ngay lúc này Việt Minh đã có ý đồ cướp chính quyền trong tình hình Nhật đang bại trận trước đồng minh. Phe Anh-Pháp đã thấy ra vai trò của HCM nên đã có những lo ngại và họ đánh tiếng với Hoa Kỳ. Harry Truman khi còn là Phó Tổng Thống, những vấn đề quan trọng về mặt ngoại giao đã do Tổng Thống Franklin Roosevelt và các bộ phận làm việc. Roosevelt qua đời 12/4/1945 là lúc mà tình hình thế giới có những biến chuyển quan trọng, sau đó Harry Truman lên làm tổng thống. Riêng về vấn đề Đông Dương, Truman đã biết ý định của Pháp muốn tái chiếm mặc dù bị Nhật mới vừa đảo chánh vào 3/1945.
President Harry Truman
Truman knew a lot about modern history, but Roosevelt had largely kept him out of the decision-making loop in Washington (as was the case with most vice-presidents). But, importantly, Truman ‘felt no sense of personal crusade against colonialism and found no written directives left by his predecessor’. He was left though with old prejudices in the US foreign policy-making machine. ‘Dammit,’ the newly installed President is reported as remarking in exasperation, ‘why doesn’t anybody ever tell me the truth? The State Department has always been telling me de Gaulle is stupid.’ Nevertheless under Truman, Francophobia in Washington was on the wane.
( Britain in Vietnam, Peter Neville, page 56)
( Britain in Vietnam, Peter Neville, page 56)
Truman biết rất nhiều về lịch sử cận đại, nhưng Roosevelt phần lớn đã không cho ông dự vào những quyết định tại Washington (cũng như hầu hết các phó tổng thống khác). Nhưng, quan trọng là ông Truman không cảm thấy có ý vận động chống lại chủ nghĩa thực dân và không tìm thấy hướng dẫn nào để lại từ người trước ông. Ông được để lại qua những thành kiến cũ trong bộ máy về chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ. ‘Dammit’, ông Tổng Thống mới nhậm chức được tường trình là phê bình về sự quá độ và không trung thực. ‘tại sao không có ai nói cho tôi biết sự thật? Bộ Ngoại Giao thì luôn nói với tôi rằng de Gaulle là ngu xuẫn.’ Dù sao dưới thời Truman, Nỗi Ám Ảnh về Nước Pháp tại Washington là coi như bị xóa mờ.
…some obvious blackmail by General de Gaulle. The French leader told the Americans ‘if you are against us in Indochina, this would cause terrific disappointment in France and might drive France into communist hands. ‘We do not want to become communist,’ de Gaulle warned, ‘but I hope you do not push us into it.’ It was perhaps rather early to play the ‘Red Menace’ card when Japan was still undefeated in the spring of 1945. (Britain in Vietnam, Peter Neville, page 55)
...một vài thư dọa từ Tướng de Gaulle. Lãnh đạo người Pháp nói với người Mỹ ‘nếu quý vi chống chúng tôi tại Đông Dương, việc này có thể sẽ gây bất mãn khủng khiếp tại nước Pháp và có thể đưa nước Pháp vào bàn tay những người cộng sản. ‘Chúng tôi không muốn trở thành cộng sản,’ de Gaulle báo cho biết,’ nhưng tôi hy vọng quý vị không đẩy chúng tôi vào hoàn cảnh đó.’ Có lẽ ngay lúc đó còn sớm để chơi bài “Mối Đe Dọa Đỏ” khi Nhật chưa bị thua trận vào mùa xuân 1945.
Vào mùa xuân thì có lẽ khoảng tháng 4 của 1945, nhưng de Gaulle đã đoán Nhật sẽ phải thua và ra khỏi Việt Nam, là cơ hội cho Việt Minh cướp chính quyền nên mới có những lo ngại và đánh tiếng với Hoa Kỳ trở về Việt Nam tái chiếm. Cũng có thể vì sự qua lại nhiều lần giữa de Gaulle và Truman trong giai đoạn này nên Truman hiểu ra thêm sự thật về vai trò của Pháp tại Đông Dương lúc này, và không chống lại những hành động của Pháp. Ông đã chửi đổng “Dammit” vì trước đó chính phủ Roosevelt đã có những hiểu sai lầm về nước Pháp.
Như ghi trên, gần đến ngày Nhật đầu hàng đồng minh vào đầu tháng 8, 1945, có buổi nói chuyện giữa HCM và Patti, Hồ đã thể hiện rằng Pháp sẽ trở về tái chiếm Đông Dương. Bằng mọi giá HCM sẽ làm ra chiến tranh với Pháp dù người Việt Nam từ trẻ em đến đàn ông, đàn bà trở thành tro bụi. Những lời nói tàn ác của HCM làm tác giả bị ám ảnh mãi, chính Patti đã phải cho HCM là tên sư tổ của lối ngoại giao gian hùng (lường gạt).
Tại sao Hồ biết Pháp trở về Đông Dương? Trên thực tế thì HCM đã biết Pháp trở về vì qua hội nghị Potsdam diễn ra từ 17/ 7 đến 2/8/1945, cho phép Pháp theo chân quân đội Anh về miền Nam dẹp tàn quân Nhật. Sự tái chiếm một cách gián tiếp chưa chính thức này của Pháp đã xảy ra những hiện tượng quan trọng đi vào lịch sử.
Ngày 23/9/1945 cuộc tấn công (coup) của Pháp đối với Việt Minh tại Saigon cho thấy tướng Anh Douglas Gracey đã hợp tác với Pháp để làm ra.
General Douglas Gracey (Wikipedia)
On release from their confinement, the French troops went on the attack, occupying police stations and attacking any Vietnamese they found in the street. By early on 23 September, all the police stations, the Central Post Office and the Surete buildings were back in French hands as the Town Hall. Gracey was disgusted by the level of French violence on 23 September although paratroopers under Cedile’s control secured the release of innocent Vietnamese from jail the next day. It was true, however, that Gracey had co-operated with the French in staging their coup on 23 September and in the early stages. (Britain in Vietnam, Peter Neville, page 82)
Khi được thả ra từ nơi giam, quân Pháp liền tấn công, chiếm các trạm cảnh sát và tấn công bất cứ người Việt nào trên đường phố. Đầu ngày 23/9, tất cả những trạm cảnh sát, Sở Bưu Chính, và những building vào lại tay của người Pháp. Gracey thì phẫn nộ bởi sự bạo động ngày 23/9 mặc dù những người lính dù dưới sự chỉ huy của Cedile đã an toàn thả ra ngày hôm sau những người dân Việt vô tội bị bắt nhốt. Đó là thật, dù rằng tướng Gracey đã hợp tác với người Pháp để làm ra ngày 23/9, và cũng như những bước trước đó.
Người dân miền Nam khi nghe phong thanh tin Pháp trở về tái chiếm, nhất là sau vụ 23/9/1945, thì cứ cho rằng Pháp trở lại thực dân tiếp (Viêt Minh tuyên truyền). Xin nghe lời thuật lại của bà Lê Thị Anh về vụ gặp tướng Gracey:
My uncle, Le Van Thuan, was a doctor who worked with a woman doctor named Nguyen Ngoc Suong. They were not communists. Dr. Suong spoke English, so she and my uncle were members of the delegation that went to see General Gracey. The delegation wanted the British to recognize us as the legal government and not help the French to retake Vietnam.
I still remember waiting in Dr. Suong’s home. When she came back from the meeting with Gracey she was crying. She said, “The British say it’s not possible. General Gracey said that we have to negotiate with the French for our independence. The British are going to help the French reestablish order. We have no choice but to take arms and fight.
(To Bear Any Bruden, Al Santoli, page 33, Words from Le Thi Anh)
(To Bear Any Bruden, Al Santoli, page 33, Words from Le Thi Anh)
Cậu của tôi, Lê Văn Thuận, là một bác sĩ ông làm việc với một nữ bác sĩ tên Nguyễn Ngọc Sương. Họ không phải cộng sản. Dr. Sương nói tiếng Anh, bà và cậu tôi là thành viên của đoàn đại biểu đến gặp ông Tướng Gracey. Phái đoàn muốn người Anh công nhận chúng tôi là một chính phủ hợp pháp và không giúp người Pháp tái chiếm Việt Nam.
Tôi vẫn nhớ là chờ đợi tại nhà Dr. Sương. Khi bà trở lại từ buổi gặp mặt với ông Gracey, bà khóc. Bà nói “Người Anh nói không thể được. Tướng Gracey nói rằng chúng ta phải thương lượng với Pháp về độc lập của chúng ta." Người Anh đang sắp giúp người Pháp thiết lập lại chế độ. Chúng tôi không còn lựa chọn nhưng phải dùng vũ khí và chống lại.
Trên cho thấy người dân nói chung bị tập đoàn cộng sản miền Bắc lường gạt nặng nề. Theo cộng sản vì họ nghĩ rằng Pháp trở về tái chiếm để thực dân tiếp, nghe theo cộng sản vì cho rằng Việt Minh yêu nước đánh Pháp thực dân. Bà Lê Thị Anh là một nạn nhân điển hình.
Khi trên bước đường để cướp chính quyền thì HCM rất muốn Hoa Kỳ công nhận nên cầu cạnh bằng mọi cách. Vào 3/1945 khi gặp ông Charles Fenn (OSS của Hoa Kỳ), Hồ yêu cầu cho gặp tướng Claire Chennault. Khi gặp Chennault HCM chỉ xin tấm hình của ông tướng với chữ ký ở phía sau. Tấm hình này được chuyển vào Nam để khoe rằng Mỹ là “đồng minh” với Việt Minh mục đích lôi cuốn thêm người theo cộng sản.
Ho had a photograph of the American General Chennault, with the general’s autograph addressed to him, which Ho reproduced to show everyone. And even more important, Ho had several photographs of an American OSS (Office of Strategic Services) team providing weapons and training to Ho’s guerrillas in North Vietnam.We had been shown those photographs by Ho’s communist agents in the south. (To Bear Any Burden, Al Santoli, page 34, Words from Le Thi Anh)
Hồ có một tấm hình của Tướng Mỹ Chennault, với chữ ký của ông ta tặng mà Hồ làm ra thêm để cho mọi người xem. Và quan trọng nữa, Hồ có nhiều hình của toán tình báo Hoa Kỳ OSS, họ cung cấp vũ khí và huấn luyện quân kháng chiến của Hồ ở miền Bắc. Chúng tôi được thấy những hình đó do những cán bộ của Hồ ở trong Nam cho xem.
From “Uncle Ho Uncle Sam” host Kirk Douglas; Viet Minh treo hình tướng Mỹ Chennault trong rừng hang Pac Bo kế bên cờ đỏ sao vàng.
Phe HCM còn tuyên truyền rằng Hoa Kỳ là “đồng minh” huấn luyện cán bộ Việt Minh để đánh Nhật. Việc này được Major Allison Thomas kể lại:
My mission was to train and arm a number of guerrillas in order to help downed Americans pilots, and cut the railroad linking Vietnam to China. But it was not for the purpose of supporting Ho Chi Minh. We never did that.” (To Bear Any Burden, Al Santoli, page 35)
Bổn phận của tôi là huấn luyện và tập súng một số người kháng chiến để giúp những phi công Mỹ bị rớt, và chặn đường xe lửa giữa Việt Nam và Tàu. Nhưng đó không phải là mục đích để ủng hộ Hồ Chí Minh. Chúng tôi đã không bao giờ làm việc đó.
HCM lờ mờ ẩn hiện không bao giờ dám công khai mình là cộng sản, và dĩ nhiên Anh, Pháp, Hoa Kỳ đều biết ông ta là ai. Vào đầu năm 1946 thì nước Pháp lọt vào tay các đảng thiên tả: Xã Hội và Cộng Sản. Lúc này là cơ hội ngàn vàng của HCM. Hồ đã liên lạc chặt chẽ với Pháp cộng sản bắt đầu từ 2/1946 để bàn kế hoạch đi đến nhuộm đỏ cả nước Việt nam. Bấy giờ không còn nói tới thực dân mà là thế giới của đệ tam quốc tế cộng sản. HCM bằng lòng nằm trong Liên Hiệp Pháp (phe cộng sản bên đất mẹ, không phải phe ở Đông Dương), Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa của HCM không có độc lập mà được “tự do” trong khuôn khổ do Pháp cho phép…Sau đó 2 bên ký Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/1946 để đi đến sự liên kết một cách lệ thuộc Pháp cũng như mọi chi phối khác, nhất là “thống nhất 3 kỳ” thành một nước cộng sản.
Dù có sự liên kết giữa 3 nơi Pháp cộng, Nga, Ho Chi Minh ở Bắc Việt, nhưng Việt Minh vẫn không dám lộ hẳn âm mưu.
In the beginning of 1946, we received some visitors from Hanoi. We hoisted a red banner to please them because we knew that they were communists. But when they came they said, “Put that banner down immediately. If the allies, the U.S. see it we might have to fight for many decades.” We didn’t understand because we thought that Ho was an ally of the U.S. And because Stalin was an ally of the U.S. too. (To Bear Any Burden, Al Santoli, page 36, Words from Lê Thị Anh)
Vào thời gian đầu của năm 1946, chúng tôi đã tiếp đón một số khách từ Hà Nội. Chúng tôi đã kéo lên một biểu ngữ đỏ để làm họ vui lòng bởi vì chúng tôi biết rằng họ là những người cộng sản. Nhưng khi họ tới họ nói “Hạ cái biểu ngữ đó xuống ngay. Nếu phe đồng minh và Hoa Kỳ thấy nó thì chúng ta có thể phải đánh đến nhiều thập niên.” Chúng tôi không hiểu bởi vì chúng tôi nghĩ rằng Hồ là một đồng minh của Hoa Kỳ. Và bởi vì Stalin đồng thời cũng là đồng minh của Hoa Kỳ.
Một số trích dẫn trên từ lời của bà Lê Thị Anh, người từng giúp HCM “chống Pháp”, thời gian ở Hoa Kỳ vào đầu thập niên 70 thì bà theo phe phản chiến chống chiến tranh.
Mưu đồ nhuộm đỏ nước Việt Nam qua cái Hiệp Ước Sơ Bộ đã không thành bởi phe cánh MRP ( Movement Republic Popular) của Pháp đã đánh bại phe cộng sản Pháp qua cuộc bầu cử ngày 2/6/1946. Ngòi nổ chính thức giữa Pháp và HCM đã bắt đầu giai đoạn này. Giai đoạn cuối của chính phủ do Thủ Tướng Goerge Bidault lãnh đạo (24/6/1946 -28/12/1946) đã xảy ra nhiều xung đột giữa Pháp và Việt Minh tại miền Bắc. Mặc dù chính phủ lâm thời kế tiếp do Leon Blum, một nhân vật thiên tả thuộc Đảng Xã Hội, nhưng vẫn phải chấp nhận tuyên chiến với phe HCM. Cuộc chiến chính thức bắt đầu 19/12/1946.
Theo ông Neville, nếu Anh không nhận trách nhiệm giải giới tàn quân Nhật ở miền Nam chiếu theo hội nghị Potsdam để giúp quân Pháp tái chiếm vào những tháng cuối của 1945 thì cũng có thể bằng mọi cách Pháp tái chiếm vào 1946 . Sự tái chiếm quyết liệt này qua sự vận động của đảng MRP, quân đội, cộng đồng người Pháp tại Saigon, và ngay cả khởi điểm ngay trong Đảng Cộng Sản Pháp. Giai đoạn từ 2/6/1946 -18/9/1946 khi HCM ở Pháp vận động chính thức hóa Hiệp Ước Sơ Bộ, những người cộng sản Pháp bắt đầu chán ngán và xa lánh ông Hồ với nhiều lý do. Năm 1946, Pháp đã trả lại tất cả các thuộc địa, cũng như các nước khác, theo chính sách của Tổng Thống Roosevelt đưa ra. Thuộc địa không là vấn đề nữa mà là làn sóng đỏ.
…the French would ultimately (probably in 1946) have tried to force a re-entry into Cochin China. So strong was the pro-reconquest lobby in the MRP, the military, the French colon community in Saigon and even initially in the French Communist Party. (page 175)
Sự phức tạp của giai đoạn đệ nhị thế chiến là phe đồng minh phải kết hợp với Nga để đánh phe phát xít, và sau đó phe đồng minh phải kết hợp nhau để đánh lại làn sóng đỏ cộng sản hoành hành mọi nơi lãnh đạo bởi Nga, Tàu. Cựu đảng viên cộng sản Bùi Tín đã nói vào 23/6/2012 tại San Jose, CA: ông ấy (HCM) đã theo đường lối quốc tế 3 để mà nhuộm đỏ Đông Dương gồm Việt Nam, Lào, và Miên, và nhuộm đỏ các nước khác…Do đó, nếu mà ông ấy (HCM) không theo chủ nghĩa cộng sản thì phương Tây nó không cần cuộc chiến tranh để dẹp cộng sản ở Đông Dương.
Truyền đơn của Pháp khi đánh với Việt Cộng. Cờ vàng 3 sọc đỏ trong thanh bình no ấm; búa liềm và ngôi sao thì thể hiện tang thương (psywarrior.com)
Bút Sử
17/3/2014
17/3/1945, HCM gặp Charles Fenn tại Kunming nhờ giới thiệu gặp tướng Claire Chennault để xin hình
17/3/2014
17/3/1945, HCM gặp Charles Fenn tại Kunming nhờ giới thiệu gặp tướng Claire Chennault để xin hình
Sources: Britain in Vietnam, Prelude to disaster, 1945-1946, Peter Neville, 2008; To Bear Any Burden, Al Santoli, 1999, Why Vietnam, Archimedes Patti, 1980.
No comments:
Post a Comment