Wednesday

Hồ Chí Minh qua Những Nhà Báo, Sử Gia, Chính Trị Gia Thế Giới

Có thể nói chính sách tuyên truyền của cộng sản của các nước nói chung về mặt truyền thông, sách báo, văn nghệ, điện ảnh là hàng đầu. Mặc dù cộng sản Đông Âu và Liên Sô đã tan rã từ nhiều năm nay,nhưng tại Việt Nam thì biểu tượng Hồ Chí Minh (HCM) và hình ảnh búa liềm vẫn còn đó.

Tháng 8, 2013, ông cựu thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu cho ra đời cuốn “Nhìn Thế Giới của Một Người” (One Man’s View of The World), trong đó có nhận xét rằng các lãnh đạo của Việt Nam bị cầm tù trong ý thức hệ lỗi thời. Điều này ông Lý cũng đã thấy từ nhiều năm trước trong thời của ông Võ Văn Kiệt làm thủ tướng. Cùng ý niệm trên của ông Lý, có quan niệm rằng những nước văn minh tiến bộ thì người ta tận dụng nhân tài, tiếp nhận những kiến thức thời đại, những phương tiện về khoa học kỹ thuật để tiến bộ, còn cộng sản Việt Nam thì ra rả bỏ nhiều công sức vào một cái xác chết của thế kỷ trước.
Tốn nhiều công sức tiền bạc như vậy không phải vô nghĩa. Đối với cộng sản, nhồi sọ là một chính sách. Nghe những điều sai lầm nhưng nghe mãi rồi cũng thành quen tưởng là thật. Chính vì vậy mà những bài viết trên internet như một luồng thông tin thứ hai cho những ai có cơ hội tìm đọc để thấy ra sự thật.
Sự tôn vinh một cách quá đáng mà người đời có câu rằng “thùng rỗng thì kêu to”. Nhiều sử gia, báo giới, chính trị gia đã từng cho rằng HCM là một con người hành động thuần túy, không có tư tưởng gì riêng của ông ta. Những cái “rỗng” của HCM được trình bày cụ thể qua những dẫn chứng sau đây.
Một nhà báo nổi tiếng của Pháp thuộc phe thiên tả, Jean Lacouture, cũng đã phải đưa ra những điểm yếu kém của Nguyễn Ái Quốc (tên chung của nhóm Phan Chu Trinh, Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh, và Nguyễn Tất Thành. Riêng Thành là kẻ đến sau, nhập nhóm rồi ăn cắp bút danh này luôn). Một tập sách rất nhỏ khoảng 100 trang tựa đề “Le Procès de la colonisation francaise” được sự nhận xét như sau:
He ends the penultimate chapter with a manifesto for the International Union, concluding with Karl Marx’s famous “Workers of the world, unite…”
Ho had chosen his line- though it was by no mean inflexible, as we shall see. But he was not yet in command of his talent. The work is so clumsy, and often so mediocre in tone,that there are grounds for wondering whether the author of the preface, Nguyen The Truyen, Ho’s friend and collaborator, may not have written the entire book….shapeless series of anecdotes and rapid social sketches.., the banal choice of material and poor presentation seem unworthy of Ho Chi Minh.(Ho Chi Minh, Jean Lacouture, 1968, page 36)
Ông ta đúc kết ở đoạn áp chót với một tuyên ngôn về Một Liên Hợp Thế Giới, gồm lời nổi tiếng của Karl Marx “Công nhân của thế giới, hãy đoàn kết lại…”
Hồ đã chọn những dòng chữ – mặc dù nó rất là không mềm mại, như chúng ta sẽ thấy. Nhưng ông ta chưa làm chủ được tài năng mình. Bài viết thì rất là vụng về, và luôn rất là vô vị sáo rỗng trong văn vẻ, bởi vậy mới có cớ cho người ta nghi ngờ có thể tác giả của lời nói đầu, Nguyễn Thế Truyền cũng là bạn và người hợp tác của Hồ, ông ta có thể đã không viết trọn quyển sách đó….những đoạn sắp xếp không ra hình thù gì cả về những vấn đề lặt vặt và những nét vẽ chớp nhoáng có tính xã hội…, sự chọn lựa một cách tầm thường về tài liệu và trình bày thì rất là nghèo nàn chứng tỏ Hồ Chí Minh không có giá trị gì cả.
Chúng ta thấy ghi trên, Lacouture cho rằng người ta nghi ngờ tập sách nhỏ đó không do ông Truyền viết tất cả vì trong đó có quá nhiều điểm yếu kém . Điều này cũng cho thấy “Yêu Sách” gồm 8 điểm mà Nguyễn Tất Thành đại diện nhóm ngũ long (Trinh, Trường, Truyền, Ninh, và Thành) để đưa lên hội nghị tại Verseilles vào 6/1919, có sự hiện diện của tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson, là do các ông Truyền và Trường nồng cốt viết ra 8 điểm ấy. Hơn nữa, nếu cho rằng HCM là người cộng sản Việt Nam đầu tiên cũng chưa chắc đúng vì khi HCM còn yếu kém thì ông Truyền coi như bậc thầy về kiến thức cộng sản, nhưng sau đó ông nhận thấy không hợp nên rời bỏ.
Một đoạn nữa khi tác giả nhận xét về những hình ảnh phác họa:
Most of the drawings were very poor, especially those by Ho himself in clumsily executed sketches of bone-thin coolies hauling bloated colons in strange vehicles with elliptical wheels.(Ho Chi Minh, Jean Lacouture, page 37)
Hầu hết những tranh vẽ thì rất là tệ, đặc biệt những phác họa do chính Hồ làm ra với những nét vụng về về những người phu xe nghèo khổ thân hình gầy yếu kéo những ông béo phì bụng phệ với chiếc xe hình dạng kỳ dị có hai bánh xe tròn.
Jean Lacouture dù là thiên tả, nhưng không vì vậy mà ông ta thiên lệch viết tốt hoàn toàn về HCM. Sách báo Đảng Cộng Sản Việt Nam thường hay phô trương những tranh vẽ này, và cũng rất có thể nó nhìn không tệ lắm vì đã được sửa chữa. Lacouture nhấn mạnh những nét vụng về “đặc biệt những nét vẽ do chính Hồ làm ra,” như vậy có thể đồng nghĩa là không chỉ một mình HCM vẽ tranh phác họa mà còn những người khác nữa.
Hơn thế nữa, những cây viết ngoại quốc về HCM lại phải nghiên cứu những tài liệu sách báo của cộng sản Việt Nam, nhất là về tiểu sử của Hồ, cho đến ngày nay những tình tiết về cá nhân của ông ta cũng vẫn còn mơ hồ.
Some critics raise doubts as to whether any of information on his life that has been published by official sources in Vietnam can be trusted. (Ho Chi Minh, William Duiker, 2000, page 6)
Một số nhà phê bình đặt nghi ngờ rằng không biết chừng bất cứ tài liệu nào về đời của ông ta đã được công bố bởi những nguồn ở trong Việt Nam có thể tin được chăng.
“Tư Tưởng Hồ Chí Minh” lại xuất hiện sau khi cộng sản Đông Âu và Liên Sô sụp đổ mà không phải là trước đó. Có quan niệm cho rằng thành trì của chủ nghĩa Mark Lenin đã tan rã thì cũng không còn mấy ai hứng thú để ca ngợi thứ chủ nghĩa không tưởng vô nhân bản đó nữa, thế nên nhà nước Cộng Sản Việt Nam đang dựa vào cái chủ nghĩa đó phải xoay chiều và gán đại cho HCM có tư tưởng.
Để chứng minh có hay không về mặt trí tuệ, xin đọc những dòng sau đây của học giả William Duiker.
He appeared to lead by persuasion and consensus rather than by imposing his will through force of personality. Nor did he write frequently about his ideas or inner motivations. In contrast to other prominent revolutionary figures, Ho Chi Minh expressed little interest in ideology or intellectual debate… For that reason, Ho has often been dismissed by scholars – and sometimes by his own contemporaries – as mere practitioner, rather than as a revolutionary theoretician…To an interviewer who once asked why he had never written an ideological treatise, he playfully replied that ideology was something he would leave to Mao Zedong.(Ho Chi Minh, William Duiker, 2000, page 5)
Ông ta chứng tỏ lãnh đạo bằng sự thuyết phục và sự đồng lòng nhất trí thay vì gây ấn tượng mạnh mẽ qua nhân cách của ông ta. Ông ta cũng không thường viết về quan niệm hay những động cơ thúc đẩy bên trong. Ngược lại với những nhà cách mạng có tầm vóc, Hồ Chí Minh tỏ ra rất ít thích thú về mặt tư tưởng hoặc tranh luận một cách trí thức. Bởi vì lý do đó, Hồ bị coi thường bởi những nhà tri thức – và đôi khi chính những người đồng hành của ông ta nữa – ông ta chỉ là một người hành động thay vì là một nhà cách mạng lý luận…Qua một người phóng viên một lần đã hỏi tại sao ông đã không bao giờ viết luận án có tính cách tư tưởng, ông ta vui đùa trả lời rằng tư tưởng là những gì mà ông muốn để cho Mao Trạch Đông.
Chính sách đu giây của Đảng Cộng Sản Việt Nam thể hiện rất rõ qua từng giai đoạn lịch sử. Bất cứ thế lực nào làm lợi cho Đảng thì ông Hồ nhảy vào làm bạn, bởi vậy mới có hiện tượng khi thân Pháp rồi quay qua Nga, Mỹ, Tàu…Những bồi bút như Tố Hữu, Chế Lan Viên với những dòng thơ sắc máu ca ngợi bạo lực hay tôn thờ lãnh tụ quá đáng đã nói lên tinh thần không độc lập, lúc nào cũng muốn dựa vào kẻ khác để làm mạnh cho Đảng, không phải cho dân.
Điều này đã được tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon ghi rõ:
There is almost nothing in Ho’s biography to indicate that he placed nationalism above communism. (No More Vietnams, Richard Nixon, 1985, page 32)
Hầu như không có cái gì trong tiểu sử của Hồ nói lên rằng ông ta đặt chủ nghĩa quốc gia dân tộc lên trên chủ nghĩa cộng sản.
Tương tự như Nixon nói về bản chất và chủ trương của HCM, ông Archimedes Patti, lãnh đạo cơ quan tình báo OSS Hoa Kỳ vào 1945, cũng đã ghi lại những đối thoại qua lại với HCM.
Nhật bại trận sau 2 trái bom nguyên tử do Mỹ thả vào 6 và 9/8/1945, và ngay giai đoạn này HCM đang có âm mưu cướp chính quyền. Khi nói chuyện với Patti, HCM hay chuyển hướng câu chuyện qua đề tài Hoa Kỳ ủng hộ Việt Minh (he steered the conversation as he often had on earlier occasions to his urgent need for American support …) Và Hồ cũng đoán được Pháp (phe de Gaulle, d’Agenlieu, Bidault) sẽ trở lại tái chiếm Đông Dương để dẹp làn sóng đỏ. Với giọng điệu quả quyết mà Patti ghi lại rằng:
..he would assure them “and the world” that Viet Nam from north to south would be reduced to ashes, even if it meant the life of every man, woman, and child, and that his government’s policy would be one of “scorched earth to the end.” (Why Vietnam, Archimedes Patti, 1980, page 4)
Ông ta cam đoan với họ “và thế giới” rằng Việt Nam từ bắc tới nam sẽ trở thành tro bụi, ngay cả nếu nó có nghĩa sự sống của mỗi người đàn ông, đàn bà, và trẻ con, và rằng chủ trương của chính phủ ông ta là “tiêu thổ tới cùng.”
HCM tiên đoán ngay lúc này sẽ có chiến tranh trên thực tế đã đúng. Hội nghị Potsdam đã là cơ hội để Pháp theo chân Anh trở lại tái chiếm (một cách chưa chính thức) và cuộc xung đột khá dữ dội vào 23/9/1945 giữa Việt Minh và quân Pháp (từ trại tù được Anh thả ra). Giai đoạn Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/1946, HCM rước Pháp cộng sản về miền Bắc gây hấn với các đảng phái quốc gia và chương trình nhuộm đỏ cả 3 miền. Đến 12/1946 khi Pháp Cộng Hòa nắm quyền quốc hội thì mới chính thức khai chiến với Việt Minh và tái chiếm Đông Dương.
Nhận xét của tổng thống Nixon là đúng qua sự kiện trên: HCM đặt quyền lợi cộng sản quốc tế trên hết, ngay cả Hồ sẵn sàng thiêu đốt hết mạng sống của toàn dân. Ông Nixon còn nhấn mạnh là cuộc chiến tranh lần nhất tại Đông Dương là để chống lại cộng sản chứ không phải thực dân.
An obsessive fear of associating with European colonial powers blinded successive American administration to a very simple fact: Communism, not colonialism, was the principle cause of the war in Indochina. (Why Vietnams, Richard Nixon, 1985, page 31)
Sự lo sợ quá đáng về việc liên kết với những thế lực thực dân Âu Châu đã làm đui mù liên tục chính phủ Mỹ qua một sự thật rất đơn giản: Chủ Nghĩa Cộng Sản, không phải chủ nghĩa thực dân, là nguyên do chính của cuộc chiến tranh tại Đông Dương.
Sau khi thế chiến thứ hai kết thúc thì lại nổi lên nơi nơi những chiều hướng thiên tả. Chủ nghĩa cộng sản hấp dẫn những người chưa có kiến thức sâu rộng về đường lối ngụy biện, nhưng nó phát xuất từ Âu châu nên những dân tộc đó hiểu bản chất của nó rõ hơn những người Việt mà chính HCM cho là có tới 95% mù chữ. Người người say đắm theo chiêu bài với tiếng gọi thiết tha “giành lại độc lập” từ tay người Pháp mà đui mù chạy theo cộng sản, đến khi biết ra sự thật thì quá muộn màng!  Cộng sản chiến thắng nhờ họ quá ác độc, khộng nhân bản!
Ôi thằng Tây mà trước kia người dân không tiếc máu xương đánh đuổi
Nay họ xót xa luyến tiếc vô chừng
Nhờ nanh vuốt của lũ thú rừng
Mà bàn tay tên cai trị thực dân hóa ra êm ả! (Đồng Lầy, Nguyễn Chí Thiện, 1972)
Những lời nói vô cùng ác độc của HCM là dân Việt có chết hết để đạt chiến thắng cho quốc tế cộng sản (nhưng lúc nào cũng nói là giành độc lập) ông ta vẫn phải làm.  Những tiếng nói đó đã làm ông Patti ám ảnh nhiều năm. 1980 khi viết cuốn Why Vietnam, tác giả phải ghi ra ngay trong trang đầu của chương 1:
This statement from a man who was a master of understated diplomacy was, I knew, not an idle threat and I still remember it vividly.(Why Vietnam, Archimedes Patti, 1980, page 4)
Những lời tuyên bố từ một người đàn ông, ông ta là sư tổ của lối ngoại giao gian manh, tôi đã biết, không phải một sự đe dọa qua lề và tôi vẫn nhớ nó mãi một cách sinh động.
Nhà tình báo Patti cũng đã được HCM “chiêu dụ” không ít vào những ngày trước 2/9/1945. Hồ đã nhờ Patti chỉnh sửa bản văn. Patti rất ngạc nhiên khi biết Hồ đã lấy nguyên văn một số câu trong Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ.
I stopped him and turned to Ho in amazement and asked if he really intended to use it in his declaration. I don’t know why it nettled me – perhaps a feeling of proprietary right, or something equally inane.(Why Vietnam, Archimedes, 1980, page 223)
Tôi ngưng hắn lại (người thông dịch) và quay sang Hồ trong thái độ sửng sốt và hỏi nếu ông ta thật sự có ý định dùng những dòng đó trong tuyên ngôn của ông ta. Tôi không biết tại sao việc đó làm tôi khó chịu – có lẽ một cảm giác về quyền về sở hữu chủ, hay là một cái gì đó đồng nghĩa với sự ngu ngốc.
Diễn đạt rộng ra, ông Patti hay có lẽ bất cứ người công dân Hoa Kỳ nào cũng có tậm trạng như vậy khi chứng kiến một người lãnh tụ Đảng Cộng Sản có hành động “đạo văn” trắng trợn ,nặng nề hơn là lấy ngay tư tưởng của người khác làm cho mình. Và cũng ngay lúc đó ông Patti có cảm nhận về HCM là một kẻ ngu dốt, không có khả năng viết một bản văn cho riêng mình, ông phải dùng chữ “inane” để nói về con người này.
Nhưng không ai hơn chính Stalin, bậc thầy vĩ đại của HCM, đã nặng nề khinh bỉ Hồ mà những sách sử đã ghi lại qua một số hiện tượng.
Khrushchev also wrote that Stalin showed little sympathy for Ho, whom he called “a communist troglodyte.” Stalin was even distrustful, and had some steal from Ho’s hotel the portrait that Ho, with “a look of almost childlike naiveté” had asked Stalin to sign. And when Ho asked Stalin to orchestrate his official arrival in Moscow as the Vietnamese head of state, Stalin sarcastically refused. (Ho Chi Minh, A Biography, 2007, Pierre Brocheux, page 145)
Khurshchev đồng thời viết rằng Stalin không tỏ thiện cảm với Hồ chút nào, người mà Stalin gọi là “một người cộng sản như loài sống trong hang động.” Stalin ngay cả không tin cậy, và cho đệ tử tới khách sạn Hồ ở để đánh cắp tấm hình mà Hồ hỏi Stalin xin chữ ký, Hồ với “cái nhìn hầu như giống một đứa trẻ con ngờ nghệch.” Và khi Hồ hỏi Stalin sắp đặt để rước đón viên chức thuộc thành phần lãnh đạo Việt Nam đến Moscow, Stalin từ chối một cách mỉa mai châm biếm.
Giáo sư Bernard Fall có nhiều năm nghiên cứu về HCM mà Jean Lacouture cũng đã dựa rất nhiều tài liệu của ông Fall để viết về HCM. Ông Fall (Ho Chi Minh hosted by Walter Cronkite) cho rằng HCM là một con người có đầu óc sắt đá, ông làm không vô tình mà đầy đủ sự tính toán (extremely response conscious). Ông Fall phát biểu có người nói rằng Hồ hành động 24 tiếng (24 hour day act). Khi nói về những lần nghiền nát (crunches) các đồng chí của ông ta, Hồ cũng là người dù không trực tiếp nhưng gián tiếp ra lệnh rồi đứng ra xa để tránh tiếng, và giáo sư Fall nói Hồ đã hoàn thành trọn vẹn (fantastic performances.)
Nếu tính từ 3/2/1930 thì Đảng Cộng Sản Việt Nam đã có hơn 83 năm. Cái búa liềm và hình tượng HCM người mà Stalin gọi là “cộng sản hang động” còn giăng trong những buổi họp, cũng có thể hiểu như cựu thủ tướng Lý Quang Diệu rằng họ còn bị cầm tù trong những ý thức hệ lỗi thời (imprisoned in an old ideology.) Những người lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam đang bị cầm tù, một thứ tù tự giam hãm, tự nhục hình và tri giác. Họ tôn thờ một con người bất lương và đầy thủ đoạn gian hùng thì còn đâu trí tuệ sáng suốt và khả năng khai mở để đưa đất nước đi lên.
Bút Sử
11/2013
Sources: Ho Chi Minh A Political Biography, Jean Lacouture, 1968; Ho Chi Minh A Life, William Duiker, 2000; No More Vietnams, Richard Nixon, 1985; Why Vietnam, Archimedes Patti, 1980; Ho Chi Minh A Biography, Pierre Brocheux, 2007; Film President Ho Chi Minh, Walter Cronkite.

No comments:

Post a Comment