Wednesday

Hồ Chí Minh Mang Pháp Về Lần Thứ Ba

Hiện tại Việt Nam không ít người đang đề cập tới hai chữ “bán nước” liên quan tới vấn đề Đảng Cộng Sản Việt Nam dâng lãnh thổ, biển đảo cho Trung Cộng từ nhiều năm qua. Nay hiện tượng tàu HD 981 đang đóng tại vùng biển thuộc quyền kiểm soát của Việt Nam bảo là khoan dầu với lý do hợp tác kinh tế, hay cũng là dấu hiệu chính trị báo cho dân biết Việt Nam đã và đang lệ thuộc đàn anh tới giai đoạn gần hoàn toàn mất nước. Hai chữ “bán nước” cho ngoại bang đã xuất hiện từ 3/1946 khi Hồ Chí Minh(HCM) mang Pháp cộng về Hà Nội để hợp tác mà người ta gọi đó là Pháp trở về Việt Nam lần hai . Khoảng 8 năm sau, tức sau ngày chia đôi đất nước, HCM trân trọng nài nỉ Pháp trở về Hà Nội lần nữa. Đây là lần thứ ba. Pháp này là ai, cũng như tại sao Hồ lại cần họ đến quá mức như vậy?

Tại Pháp khi sắp sửa trở về Việt Nam sau hội nghị Fontainebleau, HCM nhận những lời tuyên chiến. Dù là Pháp trở về tái chiếm để dẹp làn sóng đỏ, nhưng nguyên nhân của cuộc chiến vẫn là HCM. Có chiến tranh hay không là do quyết định của Hồ.  Giáo sư Robert Templer, trong một lần về Việt Nam đến viếng lăng Hồ, sau vụ Trần Trường, đã có một bài viết về HCM và cho rằng chính Hồ đã phóng ra cuộc chiến làm chết hơn 3 triệu người.
Sainteny là người thiên tả, người ký với HCM Hiệp Ước Sơ Bộ và cùng nhau nâng ly chúc mừng, nhưng ít nhất đã trình bày một số sự thật về người quốc tế cộng sản này, sau nhiều năm hai bên qua lại.
ho chi minh sainteny in sainteny book(Ho Chi Minh and his Vietnam, Sainteny, page 66) -Từ một mệnh lệnh trụ cột bí mật, Hồ Chí Minh phóng ra cuộc chiến đầy thống khổ. Bên cạnh Hồ là hình ảnh của Nikolai Lenin và Josef Stalin, những ông thầy của Hồ.
Trở lại lúc HCM ở Pháp vào giai đoạn trung tuần tháng 9/1946.
The night before Ho was to return to Vietnam, Salan said to him – and Ho must have known it was true- “We are going to fight each other, and it will be very difficult.” Indeed, Ho had told Sainteny and Marius Moutet, “If we have to fight, we will fight…You will kill ten of us and we kill one of you, but you will be the ones who grow tired.” (Ho Chi Minh, A Biography, Pierre Brocheux, 2007, page 120)
 Đêm trước khi Hồ trở về Việt Nam, ông Salan nói với Hồ, và Hồ đã phải biết đó là sự thật- “Chúng ta sắp đánh nhau, và nó sẽ rất là khó khăn.” Thật vậy, Hồ nói với Sainteny và Marius Moutet, “Nếu chúng ta phải đánh nhau, chúng ta sẽ đánh…Các ông giết mười người của chúng tôi và chúng tôi giết một người của các ông, nhưng phe các ông sẽ là những người trở nên mệt mỏi.”
IMG_0002
(Ho Chi Minh and his Vietnam, Jean Sainteny, 1972, page 66) -Ho Chi Minh và Jean Sainteny sau buổi họp với Georges Bidault vào tháng 7/1946
Sự xung đột xảy ra bắt nguồn từ sự vận động ráo riết của thống đốc Đông Dương, Thierry d’Argenlieu, và phe cánh cộng hòa để lấy lại quốc hội từ tay phe thiên tả (Đảng Xã Hội và Cộng Sản Pháp) sau cuộc bầu cử ngày 2/6/1946.
Trước đó, ngay trên đường bay tới Pháp, ngày 31/5/1946, và ghé dừng chân tại Ấn Độ, tướng Salan cũng đã báo cho Hồ biết rằng Đảng Cộng Sản Pháp đang trên đà thất thế và khuyên HCM nên “đầu hàng.” Tại Pháp, tinh thần và “tư tưởng cắc kè” của ông Hồ thể hiện rất rõ sau khi biết Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/1946 bị vô hiệu hóa, nghĩa là mộng nhuộm đỏ ba miền Bắc Trung Nam tan theo mây khói . Cắc kè nghĩa là HCM chạy theo bất cứ thế lực nào đang nắm quyền, không cần biết lập trường của thế lực đó ra sao để chỉ đạt mục đích sau cùng.
Một lần họp mặt với “kiều bào” tại Pháp trong một hội trường khá đông người, HCM ngồi cùng Phạm Văn Đồng trên “panel” đã tuyên bố những lời rất tốt đẹp về chính phủ vừa đắc cử (thủ tướng Georges Bidault) rằng “nước Pháp bây giờ là một nước Pháp mới” không còn thực dân nữa nên hai bên Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Pháp phải nên hợp tác nhau. Trong tinh thần rất là “hòa hoãn” của HCM, nhưng cuối cùng thì lập trường không bắt tay với cộng sản của phe Bidault đã thể hiện rõ rệt qua lời tuyên bố của tướng Salan trước mặt HCM.
Ý định tái chiếm Đông Dương của Pháp đã xảy ra từ tháng 4, 1945, khi có đại hội tại San Francisco từ 25/4/1945 – 26/6/1945, gồm 50 quốc gia bàn về nhiều vấn đề sau thế chiến thứ hai chấm dứt. Qua việc quân đội Anh lãnh đạo bởi Tướng Douglas Gracey về Saigon chiếu theo hội nghị Potsdam, một số quân sĩ Pháp được người Anh thả ra từ những trại giam (Nhật bắt giam), và hiện tượng cuộc xung đột giữa quân Pháp và Việt Minh tại Saigon ngày 23/9/1945, cho thấy Anh cho phép Pháp dẹp làn sóng cộng sản đang bành trướng… Nhưng sau hội nghị Fontainebleau xảy ra từ 7-9, 1946, Pháp mới chính thức khai chiến với HCM và tái chiếm Đông Dương.
Pháp có Hoa Kỳ hỗ trợ. Nhưng sau cuộc họp tại Berlin vào 2/1954 giữa các nước đồng minh, Pháp có ý định “ngưng chiến để bàn về hòa bình” với Hà Nội, và HCM đã bằng lòng trên nguyên tắc. Tuy nhiên, Pháp và Mỹ đã bị lừa, thay vì vào bàn hội nghị vào ngày 8/5/1954 thì Việt cộng lại tấn công biển người trận Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954. Cuộc chiến ý thức hệ từ 12/1946 tới 5/1954 kết thúc tại trận Điện Biên Phủ đa phần cũng nhờ sự cố vấn và viện trợ của Trung Cộng.
Sau “chiến thắng” tình trạng điều hành những dịch vụ, cơ sở, hãng xưởng ở miền Bắc ra sao? HCM và các đồng chí của ông ta có thái độ gì? Xin trích một số dẫn chứng trong “Ho Chi Minh and his Vietnam, translation, 1972, Jean Sainteny.”
Ho Chi Minh entered personally into the important debate and made every effort to retain the French. ( page 137) – Cá nhân HCM tiến hành phiên họp quan trọng và ông ta làm mọi cách để giữ những người Pháp ở lại.
Yet, Ho Chi Minh, like Pham Van Dong, continued to press for the French to return and take charge of their establishments (page 139) – Còn nữa, HCM, cũng giống như Phạm Văn Đồng, tiếp tục thúc đẩy việc người Pháp trở lại và lãnh trách nhiệm những cơ sở thiết lập của họ.
Những tòa nhà, những nơi phục vụ công chúng vẫn do người Pháp điều hành, người Việt không đủ khả năng lãnh đạo như đường xe lửa, điện nước, bưu điện, điện thoại, dịch vụ hải cảng, hàng không, trường học, trường y khoa, bệnh viện, v.v.. Trong khi chờ đợi những “bạn bè” từ trời Âu như Czechoslovakia, Poland, Hungary, East Germany đến để giúp thì Hồ bắt buộc phải xử dụng bản chất “cắc kè” để cứu nguy tình trạng kinh tế, xã hội, học đường mà nền móng do Pháp thiết lập.
Placed before the perspective of pursuing activities of capitalistic origin in a country of the most orthodox communism, most French enterprises abandoned the attempt. Ho’s effort in this direction had little effect ( page 136) – đặt tình trạng trước một phối cảnh nhằm hoạt động để phục vụ nền kinh tế tư bản một cách chánh hiệu mà lại ở trong một nước cộng sản chính thống, nên hầu hết những hãng xưởng kinh doanh bác bỏ đề nghị. Cố gắng đòi hỏi của ông Hồ trong việc muốn Pháp ở lại chỉ có một kết quả nhỏ thôi.
Sainteny đến Hà Nội vào 8/1954 và đã nói chuyện với Phạm Văn Đồng liên quan tới việc cộng sản miền Bắc muốn duy trì người Pháp, mặc dù là trong 8 năm lúc nào cũng hô hào tuyên truyền phải chống Pháp “thực dân”, phải có độc lập…
Sau đó vài tuần, HCM muốn gặp Sainteny để mong thuyết phục nữa.
…I expressed my frustration. “Well, now”, I said, “you wanted me to come here; you wanted France to return. Here I am. What do you expect of me?”
“We have much to do,” he replied, “and cannot do everything at once. What we want is for you to take charge of the economic activity of this country. We need your enterprises, and we want them to remain.” ( page 137)
Tôi biểu lộ sự khó chịu. Tôi nói “ Được rồi, bây giờ ông muốn tôi tới đây; ông muốn nước Pháp trở lại. Bây giờ tôi đây. Ông mong muốn tôi làm gì?
Ông ta (HCM) trả lời “Chúng ta có nhiều chuyện làm, và không thể làm tất cả trong một lần. Những gì chúng tôi muốn ông làm là lãnh trách nhiệm về những vấn đề kinh tế của quốc gia này. Chúng tôi cần những tổ chức kinh doanh của các ông, và chúng tôi muốn các thứ đó còn tồn tại.
Như vậy thì hằng trăm ngàn thanh niên miền Bắc bị nướng trong 8 năm đánh Pháp đó để được kết quả là HCM năn nỉ Pháp ở lại miền Bắc duy trì cung cách làm kinh tế tư bản, thứ mà chủ nghĩa cộng sản của HCM chủ trương tiêu diệt đến tận gốc rễ!
Kế hoạch của phe cộng sản thì khó lường. Kể cả đại sứ Liên Sô Lavritchev cũng đã gặp Sainteny để thúc đẩy việc duy trì nền móng kinh tế của Pháp tại miền Bắc. Sainteny bén nhạy khi nhận xét về Trung Cộng rằng họ có mặt khắp nơi ở miền Bắc, nhưng đặc biệt là về vấn đề liên lạc, hướng dẫn (especially in the vast area of “communication”).
Con cắc kè HCM còn nhiều chiêu hiểm độc trong giai đoạn này. Một số ít người Pháp “thông cảm” với Hồ nên cũng ở nán lại, nhưng không lâu họ cũng bị theo dõi, nghi ngờ, kết tội, làm phiền…
All or most of their staffs who tried to carry on in North Vietnam were subjected to so much persecution and shabby treatment that they were obliged to pack their bags and leave (page 140) – Tất cả hay hầu hết những nhân viên, họ cố gắng ở lại miền Bắc để duy trì công việc cũng bị ngược đãi nặng nề và bị đối xử tồi tệ nên họ cũng bắt buộc phải cuốn gói ra đi.
Cơ xưởng làm về quặng mỏ ở Hongay ký kết với cộng sản ngày 8/4/1955 tiếp tục ở lại hành nghề, nhưng không lâu cũng bỏ cuộc. Những điều ghi trong thỏa thuận – tự do tư tưởng, tự do thể hiện quan điểm chính trị, tự do tôn giáo, tự do mua thực phẩm, tự do mua nhà đất, tự do đi lại- tất cả đã không được thực hiện. Thậm chí các linh mục và nhân viên còn bị cộng sản điều tra lý lịch gia đình, dòng họ. Sainteny kể một trong hằng trăm vụ xảy ra là một bà vợ của một kỹ sư hầm mỏ người Pháp bị đau răng mà phải chờ giấy phép mất 15 ngày mới được đi Hà Nội gặp nha sĩ chữa trị. Père Lena was not authorized to go to Hongay before the transfer (page 143) – Cha Lena không được phép tới Hongay trước ngày chuyển giao.
Cộng sản nghi ngờ rằng các ông Cha làm công tác tình báo cho Hoa Kỳ nên đã ra một văn thư trả lời cho những người Pháp (đòi hỏi linh mục phục vụ cho họ về mặt tinh thần tại Hongay): French or Vietnamese dignitaries or priests have been persuaded to act, under cover of their priesthood, as reactionary agents of American imperialism. This was signed, Le Viet Huong (page 144).
Cuối cùng thì các Cha bị trù dập nặng nề mà Sainteny phải tìm cách mang họ ra khỏi miền Bắc. Tác giả còn ghi là rất tiếc không giúp được gì cho các linh mục Việt Nam vì họ cũng bị ngược đãi. Trước Sainteny cứ tin là HCM không đến quá tồi tệ, nhưng sau vụ này thấy ra thêm bản chất con người quốc tế cộng sản này: I cannot believe that Ho Chi Minh approved of this policy of sabotage (page 148) -Tôi không thể tưởng là HCM chấp thuận một chủ trương tiêu diệt thế này.
Các trung tâm có tầm vóc như Saint-Paul Clinic, Franco-Vietnamese hospital, Hanoi Medical School, Franco-Vietnamese Cancer Institute (điều hành bởi giáo sư bác sĩ và chuyên khoa người Pháp), L’ecole francaise d’Extrême-Orient, Lycée Albert Sarraut,v.v.. Đến 28/4/1965 thì trường Lycée Albert Sarraut là cơ sở sau cùng chấm dứt phận sự tại miền Bắc.
Cộng sản có chủ trương rằng “giết lầm còn hơn tha lầm.” Như dẫn chứng trên dù ra công nài nỉ người Pháp ở lại miền Bắc sau ngày chia đôi đất nước, HCM vẫn nơm nớp lo sợ rồi cuối cùng vẫn dùng bạo lực và khủng bố để đối xử.
Có thể tin được không khi ngày nay những chóp bu cộng sản thay phiên nhau qua Hoa Kỳ  để cầu cạnh, không những về kinh tế mà còn cho người ta thấy như Hà Nội cũng muốn Mỹ giúp chống lại kẻ thù phương bắc. Bản chất lừa gạt vẫn còn đó. Như Sainteny đã nhận ra là khi yêu cầu Pháp ở lại miền Bắc để điều hành kinh tế thì đại sứ Liên Sô hối thúc Pháp chấp nhận, còn Trung Cộng thì lo vấn đề cố vấn cho HCM mà tác giả dùng chữ “communication” trong ngoặc kép.
Chống Pháp rồi yêu cầu Pháp ở lại tiếp tục duy trì kinh tế tư bản, không những một lần mà nhiều lần nài nỉ như tác giả Sainteny đã ghi. Chống Mỹ với chiêu bài “Mỹ xâm lăng” khi Mỹ ở miền Nam làm đồng minh đẩy lùi làn sóng đỏ ra Bắc, rồi khi cưỡng chiếm xong miền Nam lại cứ tiếp tục xin Mỹ viện trợ từ kinh tế, y tế, nhân đạo…
Kết quả của cuộc chiến từ 1946 đến 1975 là một xã hội đi xuống từ mọi mặt, một tầng lớp giàu sang trên xương máu của đồng bào. Nếu Pháp và Mỹ không giúp thì thiệt thòi nhiều nhất vẫn là đại đa số người dân, còn cộng sản đương quyền thì vẫn ngang nhiên làm “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, tự do cướp nhà đất, ăn hối lộ.
Lãnh đạo đảng cộng sản dẫn đầu là HCM đã bán nước cho Pháp (Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/1946) rồi cho Trung Cộng sau vụ Điện Biên Phủ, và đàn em làm nhiệm vụ sau cùng là dâng trọn từ hồn tới vật thể cho đàn anh, sẵn sàng dâng hiến giang sơn của tổ tiên cho ngoại bang phương bắc, chỉ mong duy trì chế độ độc tài toàn trị gồm các thành phần lãnh đạo và ban bộ ăn theo…
Phong trào “Không Bán Nước” đang được nở rộ ở Việt Nam, nhất là sau vụ tàu HD 981 của Trung Cộng đóng giàn khoan tại khu biển thuộc quyền kiểm soát của Việt Nam. Không bán nước là ý niệm phải có của toàn dân, ngoại trừ cộng sản. Ngày nay đó không phải là ý niệm mà thực tế là Việt Cộng đã và đang bán nước. Vậy muốn còn nước Việt Nam để người dân sống trên mảnh đất không bị chi phối bởi ngoại bang, bởi tập đoàn tay sai ở Hà Nội, chỉ còn cách là giải thể chế độ độc tài bán nước hại dân.
Những ngày tháng đó HCM mong muốn Pháp duy trì tại miền Bắc với mục đích kinh tế là chánh, mặc dù nó vô chính nghĩa khi từng hô hào rằng phải tiêu diệt tầng lớp trí thức, phải thiêu đốt chế độ tư bản. Cho là Hồ lợi dụng ngắn hạn, nhưng trên thực tế thì rất lâu dài, bởi trong chế độ cộng sản với chủ trương ngu dân, kìm kẹp, tướt đoạt quyền báo chí, ngôn luận, phát triển tự nhiên thì làm sao xã hội tiến bộ được. Thế nên các lãnh đạo cộng sản cứ phải đi chầu chực các quốc gia tự do dân chủ dài dài, lại còn gửi con cháu du học ở Hoa Kỳ thay vì Nga Sô và Trung Cộng. Ngày xưa thì đu giây giữa Nga và Tàu, ngày nay thì dựa hẳn vào Tàu nhưng úp úp mở mở. Gần năm ngàn năm lịch sử, dân tộc Việt Nam có lúc nào đen tối như giai đoạn gần 40 năm qua!
Bút Sử
June 26, 2014
Sources: Ho Chi Minh and his Vietnam, Jean Sainteny, 1972; Ho Chi Minh A Biography, Pierre Brocheux, 2007.

No comments:

Post a Comment